BÀI 24: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CHỈNH LƯU CỦA ĐIOT BÁN DẪN VÀ ĐẶC TÍNH KHUẾCH ĐẠI CỦA TRANZITO (TIẾT 1)

Một phần của tài liệu Vat ly 11 Nang cao - Chuong 3 (Trang 34 - 36)

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1 Ổn định trật tự:

BÀI 24: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CHỈNH LƯU CỦA ĐIOT BÁN DẪN VÀ ĐẶC TÍNH KHUẾCH ĐẠI CỦA TRANZITO (TIẾT 1)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

BÀI 24: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CHỈNH LƯU CỦA ĐIOT BÁN DẪN VÀ ĐẶC TÍNH KHUẾCH ĐẠI CỦA TRANZITO (TIẾT 1)

VÀ ĐẶC TÍNH KHUẾCH ĐẠI CỦA TRANZITO (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

Kiến thức:

- Đề xuất được phương án thí nghiệm và làm được thí nghiệm để khảo sát đặc tính chỉnh lưu của Điot bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito.

- Tình hiểu phương pháp xác định hệ số khuếch đại của tranzito npn.

Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng đồng hồ vạn năng, biến trở, nguồn điện và cách mắc các dụng cụ và linh kiện thành một mạch điện thích hợp.

- Tiến hành thí nghiệm thực tập, biết cách thu thập số liệu và sử lí số liệu. - Rèn luyện kỹ năng hoạt động theo nhóm trong thực hành thí nghiệm. - Rèn luyện kỹ năng phân tích lựa chọn phương án thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên:

- Chuẩn bị một bộ thí nghiệm mẫu để hướng dẫn học sinh.

Học sinh:

- Ôn lại bản chất điot bán dẫn và tranzito npn.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP1. Ổn định trật tự: 1. Ổn định trật tự:

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

- Đặc điểm, tính chất dẫn điện của các loại bán dẫn? - Đặc điểm của dòng điện qua lớp p-n?

3. Tiến trình dạy học bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 (8 phút): Kiểm tra, chuẩn bị điều kiện xuất phát. Đặt vấn đề

- Nêu các câu hỏi:

+ Nêu đặc tính dẫn điện của diot và tranzito? + Chúng ta đã biết điot dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều và trazito dùng để khuếch đại trong các mạch điện. Bài học hôm nay, chúng ta đi khảo sát các đặc tính đó.

- Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Hoạt động 2 (15 phút): Thiết kế các phương án thí nghiệm khảo sát

- Hãy thiết kế phương án thí nghiệm để khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điot và vẽ đường đặc tuyến vôn-ampe của điot bán dẫn?

- Gợi ý:

+ Cần thiết kế được mạch điện để khảo sát? + Cần phải sử dụng những dụng cụ gì?

+ Làm thí nghiệm như thế nào để khảo sát được đặc tính chỉnh lưu của điot?

+ Hãy cho biết với cách mắc sơ đồ như hình bên, dòng điện qua điot được phân cực thuận hay phân cực ngược?

+ Ta phải tiến hành thí nghiệm nào nữa mới có kết luận về đặc tính chỉnh lưu của điot?

- Theo dõi, ghi chép và trả lời câu hỏi:

+ Cần phải có điot bán dẫn, vôn kế, ampe kế, biến trở, điện trở bảo vệ và nguồn điện một chiều và mắc sơ đồ mạch điện cho điot phân cực thuận và phân cực ngược. Khảo sát dòng điện thuận và dòng điện ngược của điot, nếu dòng điện thuận tăng nhanh theo U, dòng điện ngược không tăng nhanh theo U và có cường độ không đáng kể thì ta kết luận điot bán dẫn có đặc tính chỉnh lưu dòng điện hay nó chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều.

+ Ta cần phải tiến hành thí nghiệm và lấy số liệu như thế nào để vẽ được đường đặc trưng vôn-ampe của điot bán dẫn?

- Nêu sơ đồ khảo sát dòng điện phân cực ngược của điot. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hãy thiết kế phương án thí nghiệm để khảo sát đặc tính khuếch đại của tranzito?

- Gợi ý:

+ Để khảo sát đặc tính khuếch đại của tranzito, người ta mắc các dụng cụ thí nghiệm theo sơ đồ hình bên, cần phải sử dụng những dụng cụ gì? + Cần phải lấy số liệu như thế nào?

+ Dòng điện IBvà IC có mối liên hệ với nhau như thế nào? Nếu biểu diễn chúng trên đồ thị thì ta thu được đường thẳng hay đường cong?

+ Trong cả hai trường hợp phân cực thuận và phân cực ngược, đều phải thay đổi hiệu điện thế bằng biến trở, đọc hiệu điện thế trên vôn kế và cường độ dòng điện trên ampe kế. Ghi số liệu vào bảng số liệu, sau đó vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế ta sẽ có đường đặc trưng vôn-ampe của điot.

- Nghiên cứu để đưa ra phương án tiến thành thí nghiệm.

+ Cần phải có một tranzito loại n-p-n, một nguồn điện một chiều, biến trở, hai ampe kế và một số điện trở.

+ Thay đổi cường độ dòng điện IB bằng cách vặn biến trở, ghi giá trị tương ứng của IC. Tính độ khuếch đại của tranzito.

+ Nếu biểu diễn sự phụ thuộc của IC và IB trên đồ thị ta sẽ được một đường thẳng.

Hoạt động 3 (15 phút): Tiến hành thí nghiệm mẫu

- Giới thiệu cho học sinh các dụng cụ thí nghiệm, các sử dụng.

- Tiến hành lắp đặt và đo đạc trên bộ thí nghiệm mẫu.

- Quan sát, ghi chép.

Hoạt động 4 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà

- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà: - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Ghi những chuẩn bị cho bài sau

TIẾT 43

Một phần của tài liệu Vat ly 11 Nang cao - Chuong 3 (Trang 34 - 36)