III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1 Ổn định trật tự:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
BÀI 24: LINH KIỆN BÁN DẪN (TIẾT 2) I MỤC TIÊU
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Nắm được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của linh kiện bán dẫn diot chỉnh lưu, điện trở nhiệt, điện trở quang, diot phát quang.
- Biết được tầm quan trọng và nhận dạng các linh kiện bán dẫn trên trong thực tế.
Kĩ năng:
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của một số dụng cụ sử dụng linh kiện bán dẫn.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Chuẩn bị một số hình vẽ sách giáo khoa.
Học sinh:
- Ôn lại bản chất dòng điện trong kim loại.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP1. Ổn định trật tự: 1. Ổn định trật tự:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Đặc điểm, tính chất dẫn điện của các loại bán dẫn? - Đặc điểm của dòng điện qua lớp p-n?
3. Tiến trình dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 (2 phút): Đặt vấn đề
- Giới thiều về một số thành tựu của ngành vật lý điện từ trong khoa học và đời sống, từ đó thấy được sự cần thiết tìm hiểu ứng dụng chất bán dẫn.
- Giới thiệu về diot: Là dụng cụ bán dẫn hai cực, trong đó có một lớp tiếp xúc p-n.
- Ghi nhận.
Hoạt động 2 (7 phút): Tìm hiểu về diot chỉnh lưu
- Giới thiều về dòng điện xoay chiều: Là dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian.
? Tác dụng chỉnh lưu dòng xoay chiều?
- Giới thiệu về cơ chế chỉnh lưu dòng điện xoay chiều bằng 1 diot: Diot sẽ cho dòng điện xoay chiều chạy qua trong chu kì thứ nhất và ngăn cản dòng điện chạy qua trong chu kì thứ 2 theo chiều ngược lại làm cho dòng điện chỉ có thể đi theo một chiều.
- Cách mắc mạnh cầu chỉnh lưu (h 24.2).
- Giới thiệu cách cơ chế chỉnh lưu dòng điện 2 nửa chu kỳ và mô tả cơ chế hoạt động (chiều của dòng điện).
- Ghi nhận.
- Giải thích cơ chế chỉnh lưu của diot chỉnh lưu:
Khi dòng điện xoay chiều chạy qua diot thì chỉ còn 1 chiều.
- Ghi nhận.
Hoạt động 2 (7 phút): Tìm hiểu về photodiot
- Sử dụng hiệu ứng quang tạo cặp electron – lỗ trống: Chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp
- Ghi nhận.
vào lớp chuyển tiếp p-n thì tạo thêm cặp electron – lỗ trống.
? Yêu cầu học sinh nên tác dụng việc tạo thêm cặp electron – lỗ trống?
- Ứng dụng làm cảm biến ánh sáng. Biến đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện.
- Một số ứng dụng: Truyền tín hiệu…
- TL: Khi có phân cực ngược sẽ tạo ra dòng ngược lớn hơn bình thường.
Hoạt động 3 (7 phút): Tìm hiểu về pin mặt trời
- Một số câu hỏi về cơ chế hoạt động của pin mặt trời:
+ Điện trường Et có tác dụng gì?
+ Khi sắp xếp lại trong bán dẫn xuất hiện hiện tượng gì?
+ Các lấy dòng ra ngoài?
- Khi diot bị chiếu sáng, bán dẫn trở thành một pin quang điện.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Có hướng từ n sang p ngăn cản sự chuyển động của electron từ n sang p.
+ Do tác dụng của điện trường, các điện tử - lỗ trống tạo ra khi bán dẫn bị chiếu sáng sẽ bị đẩy về 2 phía (electron bị đẩy về phía n, lỗ trống bị đẩy về phía p) tạo hiệu điện thế trong bán dẫn. + Khi nối 2 đầu diot (phía n và p) bằng một điện trở thì trong mạch có dòng điện và diot trở thành một nguồn điện (n là cực âm, còn p là cực dương).
Hoạt động 4 (7 phút): Tìm hiểu về diot phát quang
- Cơ chế của diot phát quang?
- Màu sắc của ánh sáng phát ra phụ thuộc vào điều gì?
- Ứng dụng của hiệu ứng này?
- Laze bán dẫn cũng hoạt động trên cơ sở này.
- Dòng điện thuận chạy qua diot có tính phát quang trong một số trường hợp đặc biêt.
- Màu sắc của ánh sáng phát ra phụ thuộc vào bán dẫn được dùng.
- Làm các dụng cụ hiển thị, đèn báo, nguồn sáng.
Hoạt động 5 (5 phút): Tìm hiểu về pin nhiệt điện bán dẫn
- Giới thiệu cấu tạo cặp nhiệt điện làm từ hai thanh bán dẫn.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu và nên sự khác biệt với cặp nhiệt điện làm từ kim loại?
- Giới thiệu về hiện tượng nhiệt điện ngược.
- Ghi nhận và nhớ lại.
- Hệ số nhiệt điện động lớn hơn rất nhiều.
Hoạt động 3 (3 phút): Vận dụng củng cố
- Nhắc lại một số ứng dụng của diot bán dẫn. - Trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 4 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà:
+ Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của một số ứng dụng diot chân không.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau: Đọc trước bài.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Ghi những chuẩn bị cho bài sau