Mô hình quản lý chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo Nghệ An:

Một phần của tài liệu Chương I Chi ngân sách nhà nước và sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo (Trang 35 - 37)

Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nớc cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh nghệ an gia

2.3.1.1 Mô hình quản lý chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo Nghệ An:

Mô hình quản lý chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo là một trong những thử thách mà các cấp, các ngành phải giải quyết nhằm đạt ba mục tiêu là phân phối hữu hiệu, hiệu quả và công bằng các khoản chi tiêu của Nhà nớc cho giáo dục và đào tạo.

Có thể thấy, vai trò quản lý của nội bộ ngành giáo dục và đào tạo đã trải qua nhiều thay đổi trong những năm 90, nhất là do xu hớng phân cấp nhiều hơn. Các cơ chế tổ chức để quản lý giáo dục ở Việt Nam xoanh quanh ba loại thể chế: trung ơng, chính quyền địa phơng, các cơ sở giáo dục, tất cả đều chịu trách nhiệm theo những cách khác nhau trớc Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Việc kiểm soát các nguồn lực trong ngành ngày càng trở nên phi tập trung. Nói chung huyện và xã quản lý giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; tỉnh quản lý giáo dục trung học phổ thông và một số trờng đào tạo, dạy nghề, các bộ ở trung ơng quản lý giáo dục đại học. Tuy nhiên , có sự khác biệt về vấn đề này giữa các tỉnh.

ở Nghệ An, mô hình quản lý ngân sách giáo dục đào tạo thời kỳ 1996 trở lại đây đã có những sự thay đổi. Năm 1996, ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo đều do Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý.

Từ năm 1997 trở lại nay, cơ chế quản lý nhà nớc về giáo dục và đào tạo có sự thay đổi, nhìn chung việc phân cấp quản lý đợc thực hiện nh sau:

- ở cấp tỉnh:

+ Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, đợc UBND tỉnh giao quản lý nhà nớc về công tác giáo dục trên địa bàn tỉnh và quản lý trực tiếp các trờng: Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các trờng Trung học phổ thông, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hớng nghiệp thuộc tỉnh và các trung tâm giáo dục thờng xuyên.

+ Đối với các trờng dạy nghề trớc đây thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhng từ năm 2001 đợc giao cho Sở Lao động Thơng binh và Xã hội trực tiếp quản lý.

+ Đối với các trờng, các trung tâm đào tạo khác trực thuộc ngành nào do ngành đó trực tiếp quản lý.

- ở cấp huyện: Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là huyện) có trách nhiệm quản lý trực tiếp phòng Giáo dục và Đào tạo, các Trờng mầm non, trờng Tiểu học, trờng Trung học cơ sở, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hớng nghiệp, dạy nghề thuộc huyện.

Bên cạnh việc phân cấp quản lý nhà nớc về giáo dục và đào tạo là sự phân cấp về quản lý ngân sách. Tuy nhiên ở từng thời kỳ có sự phân cấp khác nhau, cụ thể là:

Đối với cấp tỉnh:

+ Sở Tài chính Vật giá thực hiện chức năng quản lý nhà nớc về mặt tài chính, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ngành quản lý và điều hành ở tất cả các khâu: Lập và phân bổ dự toán, điều hành cấp phát và kiểm tra quyết toán ngân sách cho các đơn vị, cơ sở giáo dục-đào tạo trực thuộc Sở Giáo dục và đào tạo và các Sở, ngành khác. Tham mu cho UBND Tỉnh tiến hành phân cấp hoặc uỷ quyền quản lý chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc huyện cho các huyện.

+ Sở giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý ngân sách các đơn vị trực thuộc sở trong các khâu: Lập và phân bổ dự toán, kiểm tra, quyết toán. Phối hợp với các Sở, ngành khác và các huyện lập, phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc, ngành, huyện.

+ Các sở, ngành khác trực tiếp quản lý các đơn vị thuộc ngành mình - Đối với cấp huyện:

UBND các huyện trực tiếp quản lý các đơn vị trên địa bàn huyện mình theo nhiệm vụ đã đợc phân cấp hoặc uỷ quyền

Năm 1997 Tỉnh trực tiếp quản lý ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo đối với 10 huyện miền núi, còn đối với thành phố, thị xã và 7 huyện đồng bằng tỉnh quản lý qua hình thức uỷ quyền.

Giai đoạn 1998-2001, chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của tất cả các huyện đợc thực hiện bằng hình thức uỷ quyền. Đến thời điểm hiện tại (năm 2002), vẫn thực hiện nh giai đoạn 1998-2001; riêng thành phố Vinh, ngân sách cho

sự nghiệp giáo dục-đào tạo năm 2002 đợc giao cho thành phố quản lý và đợc tỉnh bố trí cân đối trong dự toán đầu năm.

Có thể khái quát chung mô hình quản lý ngân sách giáo dục và đào tạo ở Nghệ An hiện nay nh sau (xem phụ lục số 2).

Một phần của tài liệu Chương I Chi ngân sách nhà nước và sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w