Nhóm giải pháp đẩy mạnh XTTMDL đến năm 2010:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại tỉnh bến tre đến năm 2010 (Trang 45 - 51)

V- Các phương án XTTMDL giai đoạn 2007–2010:

2- Nhóm giải pháp đẩy mạnh XTTMDL đến năm 2010:

2.1 – Nhóm giải pháp phía nhà nước:

2.1.1- Giải pháp thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa XTTM địa phương với các tổ chức XTTM trong và ngòai nước.

Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các cơ quan XTTMDL Chính phủ, phi Chính phủ, hiệp hội ngành nghề, tổ chức XTTMDL tỉnh bạn để tranh thủ sự hỗ trợ, đồng thời học tập kinh nghiệm và mở ra các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực XTTMDL.

+Tranh thủ sự hỗ trợ của Cục XTTM: (1) về kỹ thuật, chuyên gia, giảng viên để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, tập huấn cho doanh nghiệp; (2) Cung cấp thông tin thị trường các nước, dự báo thị trường xuất khẩu cho Trung tâm XTTM các địa phương (3) Mời các đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam tìm cơ hội kinh doanh và thông báo cho các Trung tâm XTTM tổ chức cho các doanh nghiệp của tỉnh gặp gỡ, tiếp xúc; (4) Đào tạo nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Trung tâm XTTM (đào tạo trong nước và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động xúc tiến thương mại với các nước trong khu vực); (5) Điều phối và liên kết hoạt động các trung tâm XTTM của các địa phương thông qua việc tổ chức hội nghị giao ban thường niên giữa các cơ quan XTTM cả nước.

+Tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch. Cục XTDL về các chương trình XTDL trong Chương trình hành động quốc gia về du lịch từ 2006 – 2010; Đào tạo nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động XTDL của địa phương; Điều phối và liên kết họat động các trung tâm XTTMDL, Trung tâm XTDL của các địa phương thông qua việc tổ chức hội nghị giao ban thường niên giữa các cơ quan XTDL cả nước.

+Phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức triển khai một số chương trình XTTM hỗ trợ doanh nghiệp như tổ chức Tuần lễ DNNVV, lễ hội, hội thảo, hội thi, đào tạo…

+Phối hợp với các hiệp hội ngành hàng để triển khai các chương trình XTTM trọng điểm quốc gia dành cho các doanh nghiệp.

+Phối hợp với các tổ chức XTTMDL tỉnh bạn để triển khai các chương trình XTTMDL liên kết hoặc các chương trình XTTMDL mang tính chất vùng.

+Phối hợp với các đơn vị dịch vụ chuyên môn hóa xúc tiến để triển khai các chương trình quảng bá và tổ chức các sự kiện tại tỉnh.

+Công tác XTTMDL đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức XTTMDL và cộng đồng doanh nghiệp để tạo lợi thế cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo sự thống nhất quản lý và hướng dẫn của nhà nước.

+Công tác xúc tiến thương mại phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, nhưng không phải là nhu cầu đơn lẻ mà được triển khai theo nhóm (nhóm sản phẩm, nhóm doanh nghiệp). Điều này cho phép sử dụng nguồn lực xúc tiến thương mại hạn chế một cách khoa học và hiệu quả.

Đây là mối quan hệ liên kết trên nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống mở, tự nguyện, hành động theo kế hoạch chung được phân công và phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả.

2.1.2- Giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình XTTMDL hỗ trợ doanh nghiệp:

Xây dựng chương trình XTTMDL từ 2007–2010 phải dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thị trường, điều kiện thực hiện, tham khảo nhu cầu của các doanh nghiệp, thực hiện phương châm tổ chức cho các nhóm doanh nghiệp tham gia, triển khai thực hiện chương trình mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp.

+ Về cung cấp thông tin: Xác định rõ nhu cầu thông tin của các nhóm

doanh nghiệp để cung cấp thông tin đúng nhu cầu. Tăng cường cung cấp thông tin đã qua xử lý và thông tin dự báo (trang web). Cung cấp thông tin về tình hình hoạt động thương mại du lịch trong tỉnh, trong nước những tin tức, sự kiện nổi bật trong tháng thông qua Bản tin Thương mại Du lịch. Cung cấp thông tin

chuyên đề về cây dừa, thủy sản… Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp đồng thời cũng nhận thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp.

+ Về tổ chức khảo sát thị trường nước ngoài: trước hết phải xác định

mục tiêu của chuyến đi, lựa chọn thị trường tiếp cận, chuẩn bị các thủ tục hành chánh, nhân sự, ngân quỹ cho chuyến đi, xây dựng chương trình khảo sát, đối tác phối hợp, công tác chuẩn bị của các doanh nghiệp (thông tin, sản phẩm giới thiệu quảng bá), tiếp xúc với doanh nghiệp nước ngoài, báo cáo kết quả đạt được sau chuyến đi.

+ Về tổ chức khảo sát thị trường trong nước: căn cứ theo nhu cầu của

doanh nghiệp và các địa phương để lựa chọn thị trường khảo sát. Khảo sát thị trường trong nước nên kết hợp nhiều nội dung như khảo sát thương mại kết hợp khảo sát du lịch, tổ chức giao lưu, gặp gỡ và làm việc với doanh nghiệp thành phố, tỉnh bạn, trao đổi kinh nghiệm phát triển thương mại du lịch… với phuơng châm tiết kiện thời gian, chi phí và mang lại hiệu quả cao .

+ Về tham gia hội chợ thương mại quốc tế: trước hết phải xác định quy

mô, tính khả thi của hội chợ, nhu cầu của các doanh nghiệp trong tỉnh về tham gia hội chợ quốc tế, nguồn kinh phí hỗ trợ từ chương trình XTTM trong điểm quốc gia, ngoài nước (nếu có), quan hệ đối tác phối hợp, xây dựng chương trình, chuẩn bị thủ tục, nơi ăn nghỉ, phiên dịch, chuẩn bị cho việc trưng bày trang trí gian hàng, cách tổ chức tiếp đón khách tham quan, công tác chuẩn bị của các doanh nghiệp (thông tin, sản phẩm giới thiệu quảng bá), báo cáo kết quả đạt được sau chuyến đi.

+ Về tham gia hội chợ trong nước: trên cơ sở nhu cầu của các doanh

nghiệp và kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước, để tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ trong nước. Doanh nghiệp cần phải có bước chuẩn bị trước về sản phẩm, thông tin quảng bá, nhân sự quảng bá, tiếp xúc với khách hàng.

+ Về tổ chức hội chợ thương mại du lịch và các sự kiện tại tỉnh: trước

hết phải xác định mục tiêu, nghiên cứu kỹ xu hướng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, khách hàng để chọn chủ đề cho hội chợ hoặc sự kiện, chọn đối tác phối hợp, xây dựng kế họach lần lượt cho các công việc phải làm, dự trù kinh phí, nguồn kinh phí thực hiện, xin phép tổ chức, thực hiện công tác chuẩn bị và triển khai các chương trình. Sau khi kết thúc hội chợ hoặc tổ chức xong sự kiện phải đánh giá kết quả đạt được và rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau.

+ Về tổ chức hội thảo, hội nghị: xác định mục tiêu, lựa chọn chủ đề hội

thảo, hội nghị thiết thực cho các doanh nghiệp, xây dựng kế họach chuẩn bị người thuyết trình, làm thế nào để đạt mục tiêu giới thiệu, tìm giải pháp kinh

tỉnh. Tiếp tục giữ liên lạc với khách mời sau hội thảo để khai thác các lợi ích tiềm năng mà hội thảo tạo ra.

+ Tổ chức tập huấn, đào tạo: trên cơ sở nhu cầu của các doanh nghiệp để tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn, lựa chọn giảng viên giỏi để trong thời gian ngắn có thể truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho các doanh nghiệp. Kinh phí đào tạo nhà nước hỗ trợ một phần, còn lại doanh nghiệp đóng góp. Ngoài ra, cũng tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ về đào tạo doanh nghiệp của các tổ chức xúc tiến trong, ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ ...

2.1.3- Tận dụng tối đa chương trình XTTM trọng điểm quốc gia:

- Tỉnh sớm có chủ trương để chủ động phối hợp với các hiệp hội ngành hàng tham gia các chương trình XTTM trọng điểm quốc gia hàng năm.

- Tích cực vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của hiệp hội ngành hàng.

- Xây dựng đề án, chương trình tốt, kịp thời, bảo vệ thành công để được trở thành đối tượng được tiếp nhận của chương trình XTTM trọng điểm quốc gia.

2.1.4- Kết hợp có hiệu quả các công cụ XTTMDL, phối hợp giữa XTTMDL với xúc tiến đầu tư:

- Lựa chọn các công cụ XTTM phù hợp với điều kiện môi trường, năng lực của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn khởi sự doanh nghiệp.

- Thay đổi các công cụ có yêu cầu cao hơn khi nhận thức khách hàng về sản phẩm đạt tới trình độ nhất định.

- Sử dụng các công cụ xúc tiến hỗn hợp để tối đa hóa hiệu quả của hoạt động XTTM.

- Phối hợp và nâng cao hiệu quả XTTM, XTDL và xúc tiến đầu tư.

2.1.5- Giải pháp phát triển mạng lưới thông tin thương mại:

Để đảm bảo việc cung cấp thông tin thương mại cho doanh nghiệp có chất lượng, kịp thời và hiệu quả cần có một hệ thống thông tin thương mại, cần chia xẻ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức XTTM và doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ thông tin miễn phí từ tổ chức XTTM mà bản thân doanh nghiệp phải đổi mới trong việc tổ chức công tác thông tin của doanh nghiệp.

Các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp phải có hệ thống thông tin để cung cấp thông tin cho thành viên. Vai trò của hiệp hội là phải nghiên cứu

tổng hợp các yêu cầu và thông tin cho doanh nghiệp, đồng thời có phương án hợp tác, chia xẻ thông thông tin với các tổ chức XTTM.

Hệ thống thông tin của Chính phủ, UBND tỉnh không thể thiếu, tập trung vào việc cải tiến và nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ tài chính cho phát triển thông tin, phủ sóng rộng trên khắp địa bàn để doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng và miễn phí các thông tin cơ bản như: đường lối, chính sách, dự báo trung, dài hạn.

2.1.6- Giải pháp tăng cường nguồn lực cho hoạt động XTTMDL:

- Tăng cường nguồn kinh phí cho hoạt động XTTMDL thông qua các nguồn: ngân sách tỉnh, các chương trình XTTM trọng điểm quốc gia dành cho doanh nghiệp, từ các chương trình, dự án tài trợ cho hoạt động XTTMDL của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức XTTMDL trong và ngoài nước, từ nguồn kinh phí doanh nghiệp đóng góp.

- Về nguồn ngân sách của tỉnh dành cho hoạt động XTTMDL tương xứng với các chương trình XTTMDL được xây dựng sau khi đã cân đối các nguồn hỗ trợ từ các Chương trình XTTM trọng điểm quốc gia, phần hỗ trợ của các tổ chức XTTMDL và phần đóng góp của doanh nghiệp trong tỉnh..

- Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong công tác XTTMDL nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Những hạn chế lớn của nguồn lực hiện nay là thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, về luật pháp quốc tế, về thương mại quốc tế, thiếu các kỹ năng sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại (internet, e-mail, thương mại điện tử…) để có thể tiến hành hoạt động XTTM. Do vậy, cần chú trọng đào tạo, tuyển dụng cán bộ chuyên sâu về XTTM, có trình độ ngoại ngữ, tin học, am hiểu thương mại quốc tế, có khả năng phân tích thông tin, dự báo.

Đối với các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo lại nguồn nhân lực theo yêu cầu nhiệm vụ của công tác XTTM thời gian tới, dựa trên chiến lược ngành hàng cụ thể và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.7- Giải pháp tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động XTTMDL:

Tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ cho họat động XTTMDL như: Trung tâm hội chợ triển lãm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cơ sở hạ tầng về thông tin điện tử…

Trước mắt, tập trung đầu tư xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm để tổ chức các sự kiện tại tỉnh như hội chợ, triển lãm, lễ hội, trưng bày giới thiệu sản phẩm của địa phương, tổ chức các hội nghị, hội thảo và các dịch vụ khác nhằm

phục vụ cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động XTTMDL, đồng thời cũng thể hiện nét văn minh ngành Thương mại Du lịch của tỉnh.

2.2- Giải pháp XTTMDL đối với các doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp phải tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, có khả năng cạnh tranh. Vấn đề cốt lõi để mở rộng thị trường vẫn là vấn đề sức cạnh tranh của sản phẩm. Sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với nhu cầu thị trường, giá thành hạ, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, tiêu chuẩn hóa về chất lượng, vệ sinh thực phẩm, bao bì, nhãn hiệu, mã số…, sản phẩm du lịch phải độc đáo, hấp dẫn, mới lạ thì công tác XTTM, XTDL mới phát huy tác dụng. Để công tác XTTM, XTDL của các doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần xác định các công cụ xúc tiến, thứ tự tầm quan trong của từng công cụ và công tác phối hợp giữa các công cụ.

Các công cụ XTTM, XTDL của các doanh nghiệp:

+ Bán hàng trực tiếp: Mẫu chào hàng - Trưng bày - Hội chợ và triển lãm - Hội nghị bán hàng.

+ Marketing trực tiếp: Catalogue - Email - Marketing trực tiếp qua điện thoại - Gởi thư.

+ Quảng cáo: Sách mỏng và tập gấp - Sách niên giám - Biểu tượng và logo - Ấn phẩm - Bao bì ngoài - Phim ảnh.

+ Quan hệ công chúng: Môi trường thuần nhất - Vận động hành lang - Quan hệ với cộng đồng - Tạp chí của công ty - Hội thảo - Báo cáo năm - Họp báo - Đóng góp từ thiện - Bảo trợ.

+ Sản phẩm thương mại: Đặc tính nổi trội - Màu sắc bao gói - Nhãn hiệu riêng - Bảo hành và dịch vụ; Sản phẩm du lịch phải mang tính đặc thù riêng của từng doanh nghiệp.

+ Con người: Am hiểu nghề nghiệp và sản phẩm - Khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ.

+ Phương tiện: Phương tiện giao dịch và bán hàng - phương tiện liên lạc và truyền thông.

+ Các doanh nghiệp cần tích cực, chủ động nhiều hơn nữa trong công tác XTTM, XTDL phải xây dựng kế hoạch XTTM, XTDL hàng năm, đồng thời dành ra một khoản kinh phí cho hoạt động XTTM, XTDL, tận dụng tối đa mọi cơ hội mà cơ quan XTTMDL nhà nước dành cho các doanh nghiệp. Để thực hiện các chương trình XTTM, XTDL mang lại hiệu quả, các doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu trước thông tin về thị trường, chuẩn bị sản phẩm, ấn phẩm giới thiệu,

nhân sự quảng bá, tiếp xúc với khách hàng…, làm thế nào để mang lại hiệu quả cáo nhất sau khi tham gia các chương trình XTTMDL.

Các doanh nghiệp nhất thiết phải có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về XTTM, XTDL và thành lập bộ phận chuyên trách về XTTM, XTDL.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại tỉnh bến tre đến năm 2010 (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w