2.3.QUY MÔ CỦA CÔNG TY 2.3.1.Tình hình lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình kế toán TSCĐ tại công ty dược trung ương huế (Trang 29 - 38)

2.3.1.Tình hình lao động.

Lao động là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống. Lao động cũng là yếu tố không tách rời của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố hết sức quan trọng vì máy móc dù có hiện đại đến đâu, chiến lược có đúng đắn đến mức độ nào đi chăng nữa mà không có con người thì nó cũng khó mà thực hiện hiệu quả được. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn lao động cũng là một lĩnh vực cần được chú trọng. Mỗi doanh nghiệp phải tùy vào tình hình sản xuất mà bố trí và sử dụng lao động cho phù hợp, linh hoạt. Có như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.

Việc sử dụng lao động của Công ty Dược TW Huế cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Tình hình lao động của Công ty được thể hiện ở bảng 1.

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn lao động của Công ty có sự biến động không đồng nhất qua các nam. Tổng số lao động năm 2004 tăng 20 người so với năm 2003 tương ứng 5,41%. Trong giai đoạn này Công ty đang tăng cường nhân lực nhưng rất tuyển chọn. Cụ thể là giảm biên chế cho những công nhân viên có trình độ sơ cấp, giảm 14,09% tương ứng 21 người. Đồng thời những người có trình độ đại học quá tuổi lao động giảm 6,42%. Thay vào đó là những lao động có trình độ cao

lực lượng lao động được phân theo tính chất công việc dao động không lớn, 11,45% là tỷ lệ tăng của lao động trực tiếp còn lao động gián tiếp lại giảm 1,85%. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do quy mô hoạt động sản xuất của Công ty ngày càng mở rộng đòi hỏi cần thêm đội ngũ làm việc trực tiếp nên Công ty đã điều chuyển một số lao động gián tiếp sang lao động trực tiếp.

Tổng số lao động năm 2005/2004 tăng 3,82% tương ứng 15 người bởi lẽ Công ty đã có đủ số lao động cần thiết, phù hợp với quy mô của Công ty. Tỷ lệ

từ năm 2003 đến năm 2005

(Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty Dược TW Huế)

gia tăng này chỉ là sự phân phối theo chỉ thị của Tỉnh, là đầu ra cho những người

vừa tốt nghiệp. Cụ thể lao động trình độ đại học năm 2005 so với năm 2004 tăng 25 người tương ứng tăng

Chỉ tiêu 2003Năm 2004Năm Năm 2005 2004/2003 2005/2004 SL % SL % SL % (+/-) % (+/-) % Tổng lao động 370 100 392 100 407 100 22 5,41 15 3,82 1.Phân theo trình độ -Đại học 109 29,46 102 26,02 127 30,20 -7 -6,42 25 24,51 -Cao đẳng và trung cấp 81 21,89 112 28,57 132 32,43 31 38,27 20 17,86 -Sơ cấp 149 40,27 128 32,65 105 25,80 -21 -14,09 -23 -17,97 -Lao động khác 31 8,38 50 12,76 43 10,57 19 61,29 -7 -14 2.Phân theo tính chất cv -Lao động trực tiếp 262 70,81 286 72,96 297 72,97 24 9,16 11 3,85 -Lao động gián tiếp 108 29,19 106 27,04 110 27,03 -2 -1,85 4 3,77

3.phân theo giới tính

-Nam 157 42,43 151 38,52 162 39,80 6 3,82 11 7,28 -Nữ 213 57,57 241 61,48 245 60,20 28 13,15 4 1,66

4.Phân theo biên chế/ hđ

-Lao động biên chế 4 1,08 4 1,02 4 0,98 0 1,00 0 1,00 -Lao động hợp

ứng với 17,86%. Mặt khác Công ty cũng tiếp tục tinh giảm biên chế cho lao động sơ cấp, giảm đến 17,97%. Song song là giảm 14% cho những lao động không cần thiết khác. Đây là chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của Công ty. Điều này hoàn toàn hợp lý vì trong thời đại vi tính hóa, tự động hóa thì đòi hỏi lao động phải có chất xám.

Nhìn chung qua 3 năm lao động phân theo giới tính tăng không đều. Năm 2004/2003 tăng 3,82% là trường hợp của lao động nam, còn lao động nữ tăng 13,15%. Và tiếp tục tăng trong năm 2005, năm 2005/2004 lao động nam tăng 7,28% nhưng lao động nữ chỉ tăng 1,66%. Đơn giản trong quy trình sản xuất không những cần sự khéo léo, nhanh nhẹn của lao động nữ mà còn cần sự bền bỉ dẻo dai của lao động nam. Điều này chúng ta dễ dàng thấy được ở những Công ty sản xuất sản phẩm như Công ty Dược. Còn một vấn đề đáng chú trọng ở đây là lao động hợp đồng và lao động biên chế của Công ty. Qua bảng cho ta thấy rằng lao động biên chế không đổi qua các năm ( 4 người). Đa số cán bộ công nhân viên của Công ty chỉ lao động hợp đồng. Năm 2004/2003 tăng 22 người tương ứng 6,01%; năm 2005/2004 tăng 15 người ứng với 3,87%. Những con số này là sự phân phối hợp lý như đã phân tích ở trên.

Như vậy, trong 3 năm qua lao động của Công ty tương đối ổn định và chất lượng lao động không ngừng

được nâng cao để đáp ứng yêu cầu công việc. Nó có thể thấy rằng Công ty ngày càng hoàn thiện đội ngũ lao động, đảm bảo đủ về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.3.2.Tình hình tài sản và nguồn vốn.

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đều cần vốn. Vốn chính là biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản của doanh nghiệp.

Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty được trích từ bảng cân đối kế toán qua 3 năm. Được thể hiện qua bảng 2.

Qua bảng ta dễ dàng nhận thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể tổng giá trị tài sản năm 2003 là 172.980.203.840 đồng, năm 2004 là 212.541.784.210 đồng và năm 2005 là 215.284.526.771 đồng. Trong đó tỷ lệ gia tăng chủ yếu là của TSLĐ và ĐTNH. Năm 2004/2003 TSLĐ và ĐTNH tăng 28.745.603.029 đồng tương ứng 23,6%; còn TSCĐ và ĐTDH chỉ tăng 815.971.341 đồng tương ứng 9,4%. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do Công ty chưa đầu tư đúng mức cho TSCĐ và ĐTDH. Nhưng vào cuối năm 2004 do sức ép của thị trường, Công ty cần đổi mới TSCĐ nên đến năm 2005 TSCĐ và ĐTDH tăng lên 11.220.641.503 đồng so với năm 2004. TSLĐ và ĐTNH năm 2005/2004 lại giảm 877.898.942 đồng. Nguyên nhân là do Công ty sử dụng thêm vốn để đầu tư mở rộng thi trường, nâng cao sức cạnh tranh cho Công ty.

NVCSH tăng đều từ năm 2003 đến năm 2005. Năm 2004/2003 tăng 39.516.580.870 đồng, năm 2005/2004 tăng 2.742.742.561 đồng. Trong đó NPT năm 2004/2003 tăng 23,3% tương ứng 38.475.927.782 đồng. Nguyên nhân do Công ty vay vốn ngân hàng để

đầu tư vào các kế hoạch phát triển của Công ty như là xây dựng mới lại nhà xưởng, văn phòng; hay mua mới máy móc thiết bị,.... nhưng NPT 2005/2004 chỉ tăng 2.077.001.487 đồng. Đây chỉ là quy luật vay trả và là dấu hiệu tốt trong kinh doanh vì Công ty đã cố gắng trả những món nọ tồn đọng bấy lâu nay. Mặt khác khi xét đến NVCSH chúng ta dễ dàng nhận thấy có tăng nhưng không lớn lắm.

Nhìn chung từ năm 2003 đến năm 2005 Công ty đã phân phối tình hình tài sản và nguồn vốn tương đối hợp lý theo đúng hoàn cảnh của Công ty. Công ty đã kịp thời chỉnh sửa những nhược điểm để có những quyết định đúng cho phần hành quan trọng của kinh doanh mà biểu hiện của nó là tài sản và nguồn vốn.

2.3.3.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là kết quả , là lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Kết quả hoạt động của Công ty được tổng hợp qua bảng 3.

Qua bảng số liệu, ta thấy:

Doanh thu mà Công ty đạt được tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2004/2003 doanh thu thuần tăng

doanh thu thuần tăng 31.251.617.020 đồng tương ứng 09,02%. Do đó lợi nhuận sau thuế cũng không ngừng gia tăng: năm 2003 là 425.259.906 đồng; năm 2004 là 805.288.973 đồng; năm 2005 là 885.007.332 đồng. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 3 năm qua tăng không cao do tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2004/2003 tăng 78,84%; năm 2005/2004 tăng 7,92%. Dẫn

đến lợi nhuận sau thuế tăng. Những con số này càng chứng tỏ vị trí của Công ty trên thị trường.

Giá vốn hàng bán cũng tăng chủ yếu do Công ty đã sử dụng nhiều nguyên liệu có công dụng tốt vào quá trình sản xuất.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh qua 3 năm có sự dao động rõ rệt. Năm 2004/2003 giảm 7.997.027.053 đồng ứng với 0,71%. Sang năm 2005 lại có xu hướng gia tăng, năm 2005 tăng 12.176.069.446 đồng so với năm 2004 tương ứng 1269,46%. Đây là xu hướng tích cực của Công ty. Nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính lại mang giá trị (-) do chi phí hoạt động tài chính cao hơn thu nhập hoạt động tài chính. Đây là một trong những tồn tại mà Công ty cần khắc phục.

Chi phí bán hàng năm 2004/2003 tăng 3.529.675.937 đồng, tương ứng 23,47%; năm 2005/2004 tăng 7.551.173.293 đồng, tương ứng 40,66%. Càng chứng tỏ vai trò của khâu tiêu thụ sản phẩm, chiến lược Marketing. Chính vì đầu tư lớn cho chi phí bán hàng nên sản phẩm của Công ty đã có một chỗ đứng trên thị trường dược Việt Nam.

kinh doanh đã phần nào phản ánh đúng thực tế của Công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình kế toán TSCĐ tại công ty dược trung ương huế (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w