Thiết bị lọc bia

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp -Quy trình sản xuất bia của nhà máy bia vinaken (Trang 41 - 46)

Có nhiều dạng máy lọc khác nhau và cách thức sử dụng cũng khác nhau tùy theo quá trình sản xuất bia và mục đích bảo quản.

N gười ta có thể phân ra thành các loại sau:

Máy lọc có sử dụng bột trợ lọc Kieselgur (diatomit) bao gồm:

- Máy lọc khung bản - Máy lọc lưới kim loại. - Máy lọc nến

• Ưu điểm : lọc triệt để, hiệu quả cao

• "hược điểm : chi phí lọc cao hơn, thiết bị cấu tạo phức tạp

Máy lọc không sử dụng bột trợ lọc:

- Máy lọc khói - Máy lọc tấm - Máy lọc màng

• Ưu điểm : chi phí lọc thấp, thiết bị đơn giản.

• "hược điểm : nhanh bị bít, chỉ dùng để lọc hoàn thiện. Máy lọc có chất trợ lọc lại có nhiều loại khác nhau.

Ở nhà máy bia Vinaken sử dụng máy thiết bị lọc nến (chất trợ lọc là diatomit). Máy lọc nếm, lọc một lúc nhiều mẻ.

Thiết bị lọc nến: Cấu tạo

- Máy lọc nến là một thiết bị hình trụ, đáy côn đặt thẳng đứng, trong đó có chứa một tấm lọc được gắn vào một tấm vĩ ngăn cách giữa vùng dịch chưa lọc và vùng dịch đã lọc. Khi làm việc, bia và bột trợ lọc được bơm vào thiết bị theo đường cùng một đường. Bột sẽ phủ lên trên bề mặt các cột lọc, bia trong sẽ đi qua lớp bột trợ lọc này và đi vào tâm của các cột lọc sau khi đã tách các kết tủa và cặn. Bia trong theo tâm ống được dẫn lên khoang phía trên và được dẫn ra ngoài theo một đường ống. Cột lọc có cấu tạo gồm nhiều vành thép không gỉ gắn cách nhau một khoảng nhất định. Các rãnh của ống có đục lỗ cho phép hút dịch và thoát dịch trong được thực hiện dễ dàng. Các ống được treo trong thiết bị bởi một tấm kim loại. Đường kính mỗi ống là s = 0,220m2 .

Hình: lọc nến (candle filter) -Filtrate: đường bia trong ra

-Tubes: các nến lọc

-Cake space between tubes: khoảng không giữa các nến -Inlet: đường bia đục vào

guyên lí hoạt động:

Máy lọc bia

- Trước khi tiến hành lọc ta dùng nước sôi thanh trùng đường ống, máy. Sau đó làm nguội bằng nước lạnh.

- Dùng kích thuỷ lực ép máy với mức 200-250 bar.

- Mở van nước vào máy, mở 2 van xả cuối máy, bơm nước vào đầy máy để đuổi hết không khí ra.

- Mở van tuần hoàn, đóng van xả, điều chỉnh áp suất trên đồng hồ chỉ 3 bar, lưu lượng nước vào máy 700 l/h.

*Tạo màng lần 1 :

- Lấy 36 lít nước vào thùng trộn bột trợ lọc, cho cánh khuấy làm việc rồi cho 6 kg bột trợ lọc thô vào trộn đều và lấy đủ 60 lít nước.

- Chạy bơm định lượng, mở hết van định lượng, giữ áp lực 3 bar và bơm tuần hoàn hết bột trợ lọc trong thùng.

- Lấy 36 lít nước, 3 kg bột trợ lọc thô và 3 kg bột trợ lọc mịn trộn đều thêm nứơc đủ 60lít. Giữ áp suất, dư lượng bơm tuần hoàn đến hết bột trợ lọc trong thùng. - Bơm hết bột trợ lọc tạo màng lần 2.

- Lấy 60 lít nước và 6 kg bột trợ lọcvào thùng với tỷ lệ bột trợ lọc (đất mịn) tăng hay giảm phụ thuộc vào chất lượng bia lên men.

- Điều chỉnh van định lượng giảm xuống 25% công suất, lưu lượng đạt 5000 - 6000 l/h.

*Lọc :

- Đóng van nước, mở van cho bia vào máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mở van xả, đóng van hồi lưu, đuổi hết nước trong máy ra. - Khi thấy Bia ra, mở van hồi lưu, đóng van xả.

- Khi nào nhìn qua ống soi thấy Bia đạt đến độ trong quy định thì mở van cho Bia vào tank TBF và đóng van hồi lưu lại.

*Kết thúc lọc :

- Tắt bơm, cánh khuấy thùng, dùng nước lạnh đNy hết bia trong máy về tank TBF. - Đóng van Bia vào tank, mở van xả.

- Tắt bơm, đóng van nước để kết thúc lọc.

Ưu điểm:

-Bề mặt lọc tăng dần do sự bồi đắp liên tục. -Các bộ phận lọc không di chuyển.

-Bản mặt lọc không bị thay thế định kỳ. -Giảm hàm lượng oxy xâm nhập. -Dễ dàng lắp đặt.

-Có thể tự động hóa

"hược điểm:

-Rất nhạy cảm với sự tăng áp suất đột ngột. -Chu trình lọc ngắn.

-Không thể tăng năng suất bằng cách tăng bộ phận lọc. -Tiêu thụ lượng nước rửa lớn.

-Khó khăn trong việc rửa và bảo quản các nến lọc. -Việc tháo dỡ phức tạp đối với các nến dạng cốc.

-Có nguy cơ bị biến dạng khi siết chặt các nến dạng cốc.

-Có nguy cơ bị đứt vòng đỡ của dãy trên các nến dạng sợi quấn thành hình xoáy ốc. Thông số của quá trình áp khí vào: 1,5 – 7,5 bar; Áp khí ra: 1,5 – 3,5 bar; Khí áp vào > 7,5 bar ta tiến hành tháo bột và đắp lại áo bột để tránh bị nghẹt. Áp khí vào khi tháo bột 7.8kg/cm2. Áp khí ra khi tháo bột: 1.8kg/cm2

* Các sự cố và cách khắc phục công đoạn lọc:

- Dịch sau khi lọc bị đục:

+ N guyên nhân: lưu lượng dịch vào máy lọc nhiều, trục vít xiết không chặt, bột trợ lọc còn sót lại.

+ Khắc phục: điều chỉnh lưu lượng dịch vào, trục vít xiết chặt lại, thủy phân nguyên liệu chặt hơn.

- Đường ống cấp dịch bị nghẹt:

+ N guyên nhân: do bã quá nhiều làm tốc độ lọc chậm lại.

+ Khắc phục: thường xuyên vệ sinh thiết bị, tăng áp suất lọc lên phạm vi cho phép điều chỉnh lưu lượng dịch cháo cho phù hợp.

Lưu ý: N hiệt độ lọc bia khoảng 0÷ 2oC.

Yêu cầu của bia sau khi lọc:

- Bia sau khi lọc không bị mất CO2. - Đạt độ trong sáng.

- Không bị nhiễm vi sinh vật. - Không bị loãng bởi nước lọc. - Không bị oxy hóa.

- Bia được giữ trong thùng chứa ở nhiệt độ 0,5-10C dưới áp suất của CO2 khoảng từ 1 - 3at và thời gian tối thiểu là 4 giờ. Hàm lượng CO2 trong bia thành phNm phải đạt ít nhất là 0,3% khối lượng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp -Quy trình sản xuất bia của nhà máy bia vinaken (Trang 41 - 46)