Công đoạn lọc trong bia sau lên men

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp -Quy trình sản xuất bia của nhà máy bia vinaken (Trang 33 - 34)

2.2.9.1 Mục đích

- Tạo độ trong lóng lánh cho bia.

- Loại bỏ đáng kể số vi sinh vật bao gồm nấm men vẫn còn tồn tại sau quá trình tàng trữ có khả năng làm được bia.

- Loại bỏ phức chất protein, các hạt dạng keo polyphenol, polysaccarit và protein ít tan, những chất này làm bia nhanh đục, nhờ vậy làm bia trở nên ổn định hơn.

2.2.9.2. Cách tiến hành

Bia sau quá trình lên men phụ đã qua quá trình tách cặn và xác men nhưng vẫn còn

chứa nhiều nấm men dư thừa và các chất kết tủa khác có nguồn gốc từ quá trình lên men. Để có được một sản phNm được người tiêu dùng chấp nhận cần làm trong bia, có nghĩa

tách các thành phần cặn kết tủa và nấm dư thừa ra khỏi bia tạo cho bia thành phNm có độ trong nhất định.

*Có 3 cách để làm trong bia:

- Ly tâm: sử dụng lực ly tâm để tách các chất kết tủa có khối lượng ra

- Lắng : dựa trên tác dụng của trọng lực, bản thân các hạt cặn, kết tủa sẽ lắng dần và tách ra khỏi bia.

- Lọc: sử dụng bộ phận lọc (màng lọc, lớp lọc) để phân tách cặn ra khỏi bia. Đây được xem là phương pháp hiệu quả nhất, đang được sử dụng ở nhà máy bia Vinaken.

- Cơ chế sàng: giữ các hạt có kích thước lớn.

- Cơ chế hấp phụ: tách các hạt có kích thước nhỏ hơn kích thước các lỗ của thiết bị lọc.

- Bột lọc diatomit là một loại bột trợ lọc, nó có tác dụng tăng cường hiệu quả lọc và ngăn các hạt có kích thước nhỏ hơn qua. Được xếp làm 2 lớp:

o Lớp đầu tiên chiếm khoảng 70% tổng lượng bột ( 700-800g/m) dùng, ngăn các hạt có kích thước lớn với áp suất là 2-3bar.

o Lớp tiếp theo: chiếm 1000g/m và mịn hơn lớp đầu tiên dùng để lọc các hạt có kích thước trung bình.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp -Quy trình sản xuất bia của nhà máy bia vinaken (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)