Mục tiêu phát triển Khu du lịch Ngũ Hành Sơn

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động kinh doanh và thu hút khách đến khu du lịch ngũ hành sơn (Trang 44 - 61)

III. Tình hình phát triển nguồn khách tại Khu du lịch Ngũ

3.Mục tiêu phát triển Khu du lịch Ngũ Hành Sơn

Sơn:

Đẩy mạnh phát triển Khu du lịch Ngũ Hành Sơn với tốc độ cao để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quận Ngũ Hành Sơn mục tiêu cụ thể là:

+ Về khách du lịch, phấn đấu đến năm 2005 đón ... lượt khách (... Trong đó ... là khách quốc tế)

II. CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH NGŨ HÀNH SƠN:

1. Định hướng về thị trường và dự báo các chỉ tiêu phát triển:

1.1. Thị trường khách quốc tế:

Trong thời gian tới Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn là khu vực gởi khách đến nhiều nhất. Tuy nhiên nhiều khả năng dòng khách này tăng chậm lại. Đối với Châu Âu, thị trường Pháp vẫn ổn định nhưng các thị trường mới như Đức, Ý, Thuỵ Sĩ... tăng nhanh hơn những năm đến và là một thị trường lớn, du khách chi tiêu cao và thích nghỉ dưỡng biển.

Thị trường Mỹ cũng rất quan trọng đối với du lịch Đà Nẵng nói chung và du lịch Ngũ Hành Sơn nói riêng. Trong chiến tranh công chúng Mỹ biết nhiều đến Đà Nẵng và thị trường Việt kiều rất đông tại đây. Khách Mỹ có khả năng tăng nhanh trong những năm đến do quan hệ kinh tế thương mại và hàng không giữa Việt Nam và Mỹ được cải thiện.

Đông Nam Á và Đông Bắc Á là thị trường đầy tiềm năng. Để giữ vững tốc độ phát triển của lượng du khách ngay từ bây giờ, Khu du lịch Ngũ Hành Sơn cần có định hướng phát triển thu hút dòng khách của khu vực Đông Nam Á. Trước hết là chiến lược xây dựng sản phẩm và tuyên truyền quảng cáo cho thị trường gởi khách các nước Đông Nam Á, Bắc Á, Các nước Asean, đặc biệt thị trường khách Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Nhật, Hàn Quốc, Uïc, Hồng Kông là những nước gởi khách lớn hiện nay. Các nước này hiện vẫn là những

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

quan hệ này là điều kiện rất thuận lợi cho thu hút khách kể cả khách công vụ và khách nghỉ ngơi tham qua hàng năm.

Việc hình thành các tuyến đường xuyên Á trong đó có đường chọn Đà Nẵng làm điểm kết thúc sẽ là nhan tố vô cùng thuận lợi cho việc thu hút khách hay nối tour với các tuyến du lịch của các nước trong vùng qua Thái Lan và Lào.

Xác định thị trường mới giàu triển vọng là các nước Châu Á, Thái Bình Dương, chúng ta không bỏ qua truyền thống lâu nay của ta là các nước Âu Mỹ - bằng những sản phẩm du lịch mới đa dạng, hấp dẫn chúng ta hoàn toàn có thể khôi phục lại tốc độ thu hút khách của thị trường này dù rằng tỷ trọng của nó không còn cao như trước nữa.

1.2. Thị trường khách trong nước:

Đây là nguồn khách thường xuyên cần được chú trọng, cần có chính sách nhằm đạt hiệu quả khai thác khách cao nhất, đồng thời góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí của nhân dân trong vùng.

Khu du lịch Ngũ Hành Sơn có cảnh quan đẹp, có nhiều tài nguyên du lịch đa dạng có núi, sông làng mạc...mang dáng dấp của hình ảnh nước Việt Nam thu nhỏ. Thu hút đông đảo khách trong nước và khách nước ngoài.

1.3. Dự báo các chỉ tiêu tăng trưởng:

Dự báo số lượt khách đến Thành phố Đà Nẵng (Nguồn: Sở Du lịch TPĐN) Chỉ tiêu 2000 2005 2010 Tổng lượt khách 393,718 842 1680 Tốc độ tăng trưởng BQ (%)/năm 16,42 14,82 Số lượt khách quốc tế (1000/lượt) 185,233 375 730 Tốc độ tăng trưởng BQ/năm (%) 15,15 14,25

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

(1000/lượt)

Tốc độ tăng trưởng BQ/năm (%)

17,5 15,26 Cơ cấu khách: năm 1999 khách du lịch Châu Âu chiếm 53,97% Châu Mỹ chiến 15,39%, Úc 3,86% và Châu Á 24,99%... trong tương lai khách du lịch đi lại trong vùng Châu Á Thái Bình Dương sẽ tăng lên nhanh chóng, đồng thời tỷ trọng khách du lịch đến từ các nước trong vùng này sẽ tăng nhanh so với tỷ trọng khách du lịch Châu Âu.

2. Định hướng về sản phẩm tạo Khu du lịch Ngũ Hành Sơn:

2.1. Phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái và hướng chiến lược song song với việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch:

Đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch, bao gồm cả phát triển du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái là vấn đề vô cùng quan trọng hiện nay đối với khu du lịch Ngũ Hành Sơn.

* Phát triển du lịch văn hóa lịch sử phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu của du khách là chiến lược quan trọng nhất, đây là loại hình có khả năng thu hút khách một cách rộng rãi và là loại hình thu hút khách vào cuối ngày và cuối tuần. Phát triển loại hình du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa lịch sử của khu du lịch như hệ thống Chùa chiền, các di tích phản ánh tinh thần đấu tranh qua các thời kỳ như di tích hang Âm phủ, Động Huyền Không... làng đá mỹ nghệ cổ truyền Non Nước và các di sản văn hóa tinh thần khác như lễ hội Quan thế âm (lễ hội dân gian cấp quốc gia) và tín ngưỡng văn hóa Phật giáo không tách rời quan hệ trong sự phối hợp khai thác các di sản văn hóa nổi tiếng như Hội An, Mỹ Sơn...

* Du lịch sinh thái, tham quan làng nghề, đồng quê là thế mạnh thứ 2 với việc khai thác thế mạnh của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, cảnh quan ở khu phía Tây Ngũ Hành Sơn, gắn với sông Cổ Cò, sông Cẩm Lệ tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho các tour

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Song song với việc phát triển các loại hình du lịch, việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và các dịch vụ du lịch là chiến lược quan trọng đảm bảo sự thành công của Khu du lịch Ngũ Hành Sơn với ý nghĩa là tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách đến khu du lịch bằng dịch vụ chất lượng cao, được tổ chức tốt.

Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch của Khu du lịch Ngũ Hành Sơn phải được triển khai trên cả 2 mặt: nâng cao trình độ tổ chức quản lý để khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên du lịch, bên cạnh đó chú trọng đến công tác đầu tư cải tạo tài nguyên du lịch nâng cấp trung tu tài nguyên du lịch. Để làm được điều này một mặt chúng ta phải đầu tư có trọng điểm và đào tạo con người, nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý kinh doanh, hướng dẫn... thực hiện chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại chỗ, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tinh, gọn, chuyên nghiệp. Mặt khác, cần mở rộng hợp tác với các ban ngành, địa phương tranh thủ sự đầu tư của UBND Quận để nâng cấp cải tạo khu du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.Định hướng về quản lý Nhà nước:

Giải quyết các mối quan hệ phối hợp giữa các ngành trong quận nhằm đảm bảo sự thông thoáng cho đầu tư và phát triển du lịch, phối hợp quản lý theo ngành, theo lãnh thổ. Thường xuyên xem xét tình hình thực tế để xây dựng hành lang pháp lý, kiểm tra việc thực hiện và hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch.

Hướng dẫn và tuyên truyền phổ biến thường xuyên các quy định, văn bản pháp luật liên quan như Nghị định 36 ngày 29/5/1999 của Chính phủ, chỉ thị 22 ngày 01/5/1997 của Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng, chỉ thị 07 ngày 9/5/1997 của UBND Quận Ngũ Hành Sơn, một số văn bản có liên quan và phươngán lập lại trật tự văn minh, môi trường văn hóa du lịch tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn để mọi tổ chức cá nhân thực hiện đúng pháp luật và các quy định của chính quyền địa phương nhằm tăng cường quản lý đô thị, trật tự văn minh của khu di tích được đảm bảo.

Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và trong nước, hợp tác tư vấn du lịch để thu hút tối đa nguồn vốn

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

đầu tư vào khu du lịch tạo đà cho sự tăng trưởng , thu hút khách.

Tổ chức và quản lý hệ thống tuyên truyền quảng cáo xúc tiến phát triển du lịch.

4. Định hướng về tôn tạo bảo vệ tài nguyên du lịch:

Xây dựng các kế hoạch phát triển trong yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường tự nhiên: các khu vực cần ưu tiên bảo vệ là:

+ Khu vực núi Thủy Sơn.

+ Khu vực phía Tây Ngũ Hành Sơn.

Tích cực bảo vệ cảnh quan giữ gìn môi trường bãi biển Non Nước trong việc kết hợp tham quan Ngũ Hành Sơn và bãi biển Non Nước.

* Về văn hóa xã hội: Ban quản lý cần có kế hoạch cụ thể triển khai nhanh chóng và duy trì có hiệu quả chỉ thị 07 của UBND Quận Ngũ Hành Sơn về lập lại trật tự văn minh và môi trường văn hóa du lịch tại Khu du lịch Ngũ Hành Sơn, tạo lên môi trường văn hóa xã hội thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

5. Định hướng về đầu tư phát triển khu du lịch:

Đầu tư phát triển khu du lịch phải triển khai đúng quy hoạch các lĩnh vực ưu tiên đầu tư là:

* Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch làng văn hóa du lịch Ngũ Hành Sơn, lập phương án xây dựng hệ thống vận chuyển khách tham quan lên Thủy Sơn, xây dựng khu du lịch sinh thái phía tây Ngũ Hành Sơn và nhà trưng bày tượng đá mỹ nghệ Non Nước, khu vườn Tượng.

* Về lâu dài UBND Quận cần nghiên cứu việc quy hoạch tập trung làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng thành lập khu trung tâm làng nghề tại khu vực phía Đông Nam của Núi Thủy Sơn để đảm bảo cảnh quan môi trường, hạn chế tiếng ồn, nước thải sản xuất, xây dựng khu phố tham quan làng nghề điêu khắc tại khu vực đường Huyền Trân có thể giải tỏa các hộ dân từ phía mỏm đá chân núi Thủy Sơn đến

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

tham quan hồ sen, phối hợp cảnh quan tăng khả năng thu hút khách. Tranh thủy vốn đầu tư, vốn tài trợ để chỉnh trang, tôn tạo nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa các điểm tham quan du lịch.

Các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn (Giai đoạn 2001 - 2007) TT Tên dự án Vốn đầu (ngàn USD) Trong đó Diệ n tích (ha) Thời gian thư ûc hiệ n Vốn trong nước Vốn nước ngoài 1 Khu DL NHS 100.000 20.000 80.000 128 03- 05 2 Sân Golf nam Non

Nước 10.000 10.000 68 03-07 3 Làng văn hóa DL NHS 1.000 1.000 50 03-07 4 Nâng cấp Khu du lịch Ngũ Hành Sơn Non Nước 162.000 162.000 5 03- 04 5 Nâng cấp K/S Furama 20.000 4.000 16.000 10

6 Khu DL Mỹ Đa Đông 15.000 4.000 11.000 15 02- 07 Nguồn (Sở Du lịch Thành phố Đà Nẵng)

6. Định hướng về phát triển Khu du lịch Ngũ Hành Sơn theo lãnh thổ:

6.1. Khu phía đông Ngũ Hành Sơn:

Đây là khu vực có ưu thế về vị trí, giao thông và quy mô diện tích, là khu vực tập trung nhiều tài nguyên du lịch chủ yếu ở xung quanh và trên ngọn núi Thủy Sơn. Khu vực này ưu tiền phát triển loại hình du lịch văn hóa lịch sử kết hợp với tham quan làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ và du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

6.2. Khu phí tây Ngũ Hành Sơn:

Nằm trong quần thể Ngũ Hành Sơn cách ngọn Thủy Sơn, làng đá mỹ nghệ và bờ biển Non Nước khoảng 2km về phía Tây, nằm trên trục đường Đà Nẵng Hội An phía Tây Nam và Tây Bắc giáp với sông Cổ Cò, đồng lúa bãi bồi, làng mạc, hội đủ điều kiện giao thông , môi trường, khí hậu để phát triển du lịch sinh thái. Phía trước chùa Quan Âm, dưới chân ngọn Kim Sơn là một không gian thoáng đãng, những đồng lúa nối tiếp nhau đến các làng mạc kế cận xung quanh. Núi non kết hợp với sông ngòi, làng mạc, chùa chiền, hang động phù hợp cho phát triển du lịch theo phong cách phương đông. Vì thế phát triển du lịch về phía Tây là một định hướng có tính quy luật để từng bưỡc giới thiệu với khách du lịch có cái nhìn tổng quát toàn diện về thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, năm ngọn núi là một chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh. Ngoài ra khu vực phía tây Ngũ Hành Sơn còn là nơi diễn ra lễ hội Quán Thế Âm (19/2 hàng năm) là một trong 15 lễ hội cấp quốc gia, và ẩn chưa nhiều di tích lịch sử như: Mộ Mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ Công chú Ngọc Lan con gái vua Gia Long, di tích bến ngự của các vua triều Nguyễn. Trong đấu tranh chống Mỹ, khu vực phái tây Ngũ Hành Sơn đầy ắp các di tích đấu tranh cách mạng như : Hang Bà Thọ, Chùa Cô Đáng, hang Bồ Đềm “địa đạo núi đá chồng”...

Đường đi lại tại phía tây Ngũ Hành Sơn cũng rất dễ dàng thuận lợi là đường nối giao thông cơ bản của các Tour du lịch Ngũ Hành Sơn - Hội An - Đà Nẵng - biển Non Nước, đồng thời nằm ở vị trí kéo dài của đường Bạch Đằng Đông - cầu Tuyên Sơn. Đường Sư Vạn Hạnh đã được mở rộng, đường nội bộ được nâng cấp nên việc đi lại Thủy Sơn - Kim Sơn - Thổ Sơn được liên hoàn khép kín, rất thuận lợi.

Khu vực Ngũ Hành Sơn nói chung và khu vực phía tây Ngũ Hành Sơn từ lâu các nhà chuyên môn đã định hướng phát triển thành một làng văn hóa du lịch với các phân khu chức năng trong đó có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái du lịch làng quê. Trong xu thế phát triển du lịch thì du lịch sinh thái được chú trọng hàng đầu trong tổng thể phát triển và quy hoạch các vùng du (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH ĐẾN KHU DU LỊCH NGŨ HÀNH SƠN:

1. Giải pháp về nguồn nhân lực:

Đào tạo bồi dưỡng nguồn lao động đồng bộ và chất lượng cao đạt hoạt động đào tạo đội ngũ nhân viên trong khu du lịch như là một mảng ưu tiên trong công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ công nhân viên của khu du lịch.

Chú trọng cả đào tạo lại và đào tọa mới, đào tạo dưới nhiều hình thức như tại chỗ chính quy ... kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng.

Sử dụng nguồn nhân lực của nhân dân địa phương là chủ yếu, trước hết cần sử dụng lực lượng đã qua đào tạo có trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ giỏi.

2. Giải pháp về vốn:

Tranh thủ huy động mọi người vốn đầu tư của UBND quận, Sở du lịch Thành phố... để phục vụ cho sự phát triển của khu du lịch.

Liên hệ với các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để ton tạo nâng cấp các di tích đã được xếp hạng .

Tăng cường công tác quản lý thu chi, thực hiện đề án khóan kinh phí hành chính đối với tổ chức hành chính sự nghiệp có thu.

Kêu gọi và tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự phát triển của khu du lịch.

Xúc tiến đẩy nhanh việc triển khai các dự án du lịch đã được phê duyệt trong khu vực khu du lịch.

Kiến nghị với UBND Quận và UBND Thành phố các ngành chủ qủn đẩy nhanh việc xây dựng mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn như dự án mở rộng và nâng cấp đường Ngũ Hành Sơn, đường Lê Văn Hiến, Trần Đại Nghĩa, các tuyến giao thông, đường du lịch ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc, đường du lịch ven sông từ chân cầu Tuyên Sơn nối dài xuống phía Tây Ngũ

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Hành Sơn... tạo thuận lợi cho việc vận chuyển khách đến khu du lịch Ngũ Hành Sơn.

Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch làng văn hóa du lịch

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động kinh doanh và thu hút khách đến khu du lịch ngũ hành sơn (Trang 44 - 61)