NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH CÔNG

Một phần của tài liệu Các bước thực hiện ý tưởng kinh doanh (Trang 54 - 60)

Như chúng ta đã rõ, trí tuệ có ba thành phần: trí nhớ, trí tưởng tượng và óc phán đoán. Ai cũng biết muốn thành công trên đời này cần phải đủ óc thông minh, tức là phải có đủ ba yếu tố cấu thành nên trí tuệ. Nhưng thực ra chỉ có óc phán đoán là cần thiết.

Đôi khi cũng nên đề phòng cái trí tuệ:

Lắm khi chúng ta cũng nên đề phòng cái trí tuệ ấy. Có những người rất thông minh, tức là có đủ ba bẩm chất nói trên ở mức độ khá cao, văn hóa cũng không thiếu nhưng lại thất bại liên miên. Chúng ta có thể hiểu vì đâu:

Người thông minh, văn hóa cao có thể hiểu mọi vấn đề một cách nhanh chóng. Họ có thể ước lượng ngay phương diện tốt và xấu của sự vật, có thể chỉ định bao nhiêu yêu tố mà người thông phàm không thể nhận định. Tuy nhiên họ khó lòng mà nhận định những phản ứng của hạng người thuộc bậc trung bởi họ lầm nghĩ rằng những người ấy cũng thông minh như họ. Cũng như lão hà tiện không bao giờ “biết” rằng mình keo kiệt, hoặc người hoạt động không thể “nhận” rằng người ta có thể ở không, một người thông minh có thể nhận rằng có lắm người đần độn. Đối vợi họ việc gì cũng dễ dàng, do đó họ lại tưởng rằng đối với người khác nó cũng phải dễ dàng như thế. Mà phần nhiều những công cuộc tranh thương lại đặt nền móng trên sự phản ứng của quần chúng mà trình độ trung bình rất thấp. (Một anh bạn tôi, vốn là họa sĩ vẽ quảng cáo, kể lại rằng trước khi ông cho đăng báo một tranh quảng cáo hoặc cho in một bích chương do anh sáng tạo ra, luôn luôn anh hỏi ý kiến của mụ gác cửa nhà, để xem mụ ta có hiểu qua ý nghĩa của những quảng cáo ấy chăng). Người thông minh rất có thể phạm những lỗi lầm, hoặc giả họ chủ trương một cuộc làm ăn mà họ đinh ninh rằng đa số quần chúng sẽ biết tán thưởng, hoặc giả họ gác bỏ những công cuộc kinh doanh mà họ nghĩ rằng quần chúng sẽ không quan tâm đến.

Người quá thông minh cũng đâm ra ngở vực. Người hiểu quá nhiều sẽ không tin tưởng điều gì cả mà đức tin lại rất cần thiết cho người hoạt động. Nếu họ không tin tưởng những gì ở những gì họ chủ trương thì làm sao họ có thể làm cho người khác tin tưởng?

Chính đó là bí quyết sự thành công của nhiều nhân vật. Họ biết tạo ra chung quanh họ một thuần thuyết. Lòng tin mà họ truyền ra, tạo nên một không khí tín ngưỡng mà dù họ đã bị sụp đổ rồi vẫn còn lắm tín đồ sùng bái.

Một óc phán đoán tốt:

Chính óc phán đoán mới là điều kiện cần thiết để thành công. Trước một bài toán nêu ra người biết phán đoán tự nhiên sẽ cho giải pháp hay nhất.

Óc phán đoán là cơ sở của “tinh thần ước lượng sự vật” với tinh thần này người ta có thể chỉ dùng trí mà ước lượng với bao nhiêu đơn vị trong một đại lượng có thể đo lường. Đó là sự tinh mắt.

Thí dụ khi viếng sơ qua một xưởng may, người tinh mắt rất có thể độ biết, lẽ dĩ nhiên chỉ phỏng độ: xưởng may ấy chiếm bao nhiêu thước đất, dùng bao nhiêu nhiên liệu, có bao

nhiêu máy móc và số thương vụ hàng năm là bao nhiêu.

Sự tinh mắt ấy giúp cho viên thư ký tòa soạn ngồi trước đống bài vở có thể ước lượng, biết phải đưa bao nhiêu bài vở cho thợ xếp chữ mới đủ một khuôn báo, giúp cho nhà buôn chỉ nhìn vào số khách ra vào có thể biết độ món tiền thâu trong ngày, giúp cho viên đốc công biết liệu phải dùng bao nhiêu kíp thợ là đủ dùng để hoàn thành một công việc trong một thời hạn nhất định v.v…

Cái tinh mắt ấy không ăn chịu với sự hiểu biết về toán học, bởi nó do một bẩm chất thiên nhiên của chúng ta: óc phán đoán. Lắm viên kỹ sư không đặng cái tinh mắt ấy, họ không thể làm một bài toán nhỏ nào mà không rút cây thước dùng để tính ở trong túi ra.

Trái lại, phép tính nhẩm mà mọi người đều cần biết, có thích giúp ích chúng ta nhiều. Óc phán đoán vốn là một đức tính thiên nhiên do đó chúng ta mới có thể giải thích vì sao có nhiều người kém nhưng lại thành công rực rỡ trên đời: óc phán đoán của họ tốt. Điều nữa, óc phán đoán giúp chúng ta biết áp dụng những quy tắc của tâm lý học. Một người biết phán đoán tiến bộ rất nhanh trong việc tìm hiểu người đồng loại và chính mình. Có thể nào chúng ta cải thiện óc phán đoán chăng? Về cái giá trị của nó lẽ dĩ nhiên là không thể thay đổi, tuy nhiên sự học vấn, những trí thức nói chung và văn hóa có thể giúp chúng ta biết cách sử dụng óc phán đoán một cách đúng đắn và ích lợi. Người có học tự nhiên sẽ biết nhận định ngay họ phán đoán sai hay đúng và sai nhiều hay ít. Nếu họ nhận thấy đã phán đoán sai, sau đó họ sẽ biết tìm cách sửa lại, hoặc để kiểm điểm lại những nhận xét của họ.

Vì thế một người hoạt động cần bồi bổ sở học phổ thông của mình, nên tò mò tìm hiểu mọi điều, dù là những điều không dính dáng đến nghề nghiệp của mình. Sự học hỏi không có bờ bến. Càng đi sâu vào việc học họ càng thêm đặng đà tiến.

Phải có ít nhiều trí tưởng tượng:

Muốn hoạt động phải có ít nhiều trí tưởng tượng. Làm việc, không những là hành động mà còn phải biết tiên liệu. Trước khi bắt tay vào việc chúng ta phải biết rõ những gì mình phải làm và xếp đặt trước một chương trình hành động, bằng không những cố gắng chúng ta sẽ bị tản mác và do đó năng suất cũng sẽ kém đi.

Nếu công cuộc hoạt động của chúng ta không thuộc phạm vi sáng tác, thì trí tưởng tượng quá dồi dào sẽ làm hại hơn là giúp ích chúng ta, bởi nó sẽ đưa đến những ảo vọng, điều tối kỵ trong doanh nghiệp.

Người có óc tưởng tượng quá dồi dào có thể nhờ óc phán đoán để kềm hãm “mụ điên trong nhà” ấy. Cũng có thể nhờ giáo dục, học vấn, để cải biến trí tưởng tượng quá kém hoặc để hãm bớt một trí tưởng tượng quá sung mãn.

Trí nhớ:

Trí nhớ dai là một khí cụ hữu ích nhưng không cần thiết.

Nếu trí nhớ kém chúng ta có thể bồi bổ nó một cách gián tiếp bằng cách dùng những kỹ thuật luyện trí nhớ hoặc giả dùng một cuốn sổ tay ghi chú những gì cần nhớ.

Có cách hay để sử dụng một trí nhớ kém là gạt bỏ ra khỏi trí óc những gì không hữu ích cho đời sống hằng ngày và chỉ tập nhỡ kỹ những điều cần biết.

Nếu chúng ta không có trí nhớ về những con số thì cần gì phải mệt trí để nhớ số điện thoại của những người quen biết? Khi cần dùng, chỉ lật quyển niên giám hay quyển sổ tay ra cũng đủ.

Cảm xúc tính:

Trong trường đời cũng như trong doanh nghiệp, người kém cảm xúc tính có lợi hơn người đa cảm. Người có tính điềm nhiên ít bị khổ hơn và cũng tự chủ hơn dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào. Tập đặng đức tự chủ mà người Anh gọi lầ “self control” là đã nắm đặng một ưu thế. Đành rằng người có nhiều cảm xúc thì đời sống bên trong của họ cũng đặng phong phú hơn, nồng nhiệt hơn. Nếu họ dễ bị đau khổ thì họ cũng để thưởng thức những thú vui mà người có tính điềm nhiên không thể hưởng.

Nhưng, ở đây chúng ta đứng về mặt thực tiễn mà xét, chúng ta có thể khuyên những người đa cảm xúc nên kiềm hãm bớt những bồng bột của con tim. Vả lại, tập tự chủ không có nghĩa là hủy diệt mọi cảm xúc mà chỉ là ngăn ngừa đừng để bộc lộ quá rõ rệt. Nhưng đó là công việc của giáo dục, của văn hóa.

Nên nói thêm: điềm nhiên thái quá cũng là một tật xấu. người không biết cảm xúc gì cả tự nhiên sẽ có một thái độ trung lập trong những hoàn cảnh đòi hỏi sự hành động, thành thử họ đâm ra bất lực.

Cần nhiều hoạt động tính:

Lẽ di nhiên, thuốc thành công không thể thiếu hoạt động tính. Ở những chương trước chúng tôi đã nói rõ về những thứ tính tình có chịu ảnh hưởng của hoạt động tính nhất là về một thứ tính tình rất đặc biệt: tính bất định.

Xét về phương diện hoạt động tính chúng ta có thể xếp thành mấy hạng người sau đây: hạng bạc nhược, người lừ đừ, người kích thích, người ẩu tả, người hoạt động. Lại có những người tính bất định, khi thì họ hăng hái vui vẻ làm việc rất hăng, lúc thì dã dượi, rầu rầu, nằm co để rồi sau đó lại hoạt động mạnh.

Tính bất định vốn là một bẩm chất tùy thuộc cá tính thiên nhiên nên khó mà cải biến. Tuy nhiên nếu tính bất định ấy chỉ ở mức độ vừa phải nó không phương hại gì đến năng suất của một người. Có khác chăng là ở tiết điệu làm việc của họ. Trong giai đoạn kích thích

người có tính bất định sẽ làm việc gấp đôi để bù trừ lại những lúc họ ngồi khoanh tay rế. Không ai lại khiển trách một người có tính bất định vì như thế chẳng khác nào quở trách một người mù mắt hay một anh què chân. Bộ thần kinh của người có tính bất định đã bi lệch lạc, hay dao động, thăng trầm dù có quở trách họ đến đâu cũng không sửa đổi đặng phần nào. Tuy thế người ta vẫn có thể giảm bớt những hậu quả của bẩm chất thiên nhiên ấy.

Trước hết phải “săn sóc những dây thần kinh” như người ta thường nói. Song về điều này nói thì dễ mà làm thì rất khó. Cho đến ngày nay y học chưa tìm ra một phương pháp chắc chắn nào có thể điều hòa bộ thần kinh bị lệch lạc.

Khi tính bất định còn ở trạng thái nhẹ, gặp hồi thần kinh suy, tinh thần con bệnh đang xuống dốc, người ta có thể tạm chữa bằng cách cho họ thay đổi cảnh sống hoặc cho họ giải trí, đôi khi chỉ cần một vài người bạn vui tính gây ra một không khí vui vẻ là họ có thể chống lại cơn khủng hoảng ấy dễ dàng.

Song ở trạng thái trầm trọng thật khó lòng mà giúp người đỡ bệnh. Vả lại chính họ cũng không mấy rõ về trạng thái của họ. Lúc họ bị những tư tưởng đen tối ám ảnh họ ngờ rằng sẽ bị nó xâm chiếm mãi mãi không bao giờ “trời có thể sáng trở lại” mặc dù họ vẫn còn nhớ mang máng rằng vừa rồi mới trải qua một giai đoạn vui tươi.

Trong lúc này những người xung quanh họ phải hành động một cách kín đáo, nhất là đừng bao giờ lý luận hoặc quở trách họ. Như thế chỉ làm cho họ thêm bi quan. Tốt hơn là để họ ở yên và làm ngơ như không biết về tình trạng của họ.

Cơn suy nhược của người tính bất định không sớm thì muộn rồi cũng sẽ chấm dứt, song chúng ta có thể giúp cơn khủng hoảng ấy chóng qua bằng cách thay đổi nhịp sống của con bệnh, bằng cách đưa họ đi du lịch, để họ giải trí, chơi thể thao, nói tóm lại dùng những phương tiện nào có thể giải thoát họ khỏi cái không khí, cái hoàn cảnh đã làm cho họ ưu tư. Và ở đây cũng nên dè dặt, đừng bao giờ cho họ biết rõ ý định chúng ta bắt họ thay đổi lối sống như thế cốt giúp họ diệt trừ “những ý tưởng đen tối đang ám ảnh họ”, bởi như thế họ sẽ chống đối ngay.

Y học cũng có thể giúp họ phần nào với những thứ thuốc chỉ thống. Giấc ngủ, dù là giấc ngủ giả tạo vẫn còn là một thứ thuốc hay. Nhưng cũng đừng quá tin tưởng ở thuốc men và sự công hiệu chỉ là tạm bợ, nhất thời.

Óc hợp đoàn và lòng nhân:

Óc hợp đoàn và lòng nhân chỉ cần thiết trong một phần nhỏ. Người muốn thành công phải biết tự tạo những dịp may hiển nhiên mà chúng tôi đã nói ở một phần trước. Những dịp may ấy mà do những bẩm chất phức tạp mà ra: tính hòa nhã là do sự pha trộn của óc hợp đoàn và lòng nhân; tính hay giúp đỡ là do sự phối hợp của óc hợp đoàn và hoạt động tính. Người thiếu óc hợp đoàn khó mà thành công. Không một ai có thể làm việc một cách đơn

thương độc mã mà dựng nên nghiệp lớn. Tất cả những công cuộc làm ăn đều đòi hỏi sự hợp tác của nhiều người. Có thể nào chúng ta làm nên khi chúng ta thù ghét người đồng loại? Ít ra chúng ta phải biết chịu đựng họ.

Một lòng “tham muốn” vừa phải:

Tham muốn là một động lực cần thiết cho những ai muốn thành công trên đời. Vả lại thành công là gì? Phải chăng là đặt ra một mục đích và cố gắng đạt lấy mục đích ấy. Người thiếu bẩm chất tham muốn làm gì có mục đích?

Phải biết dùng cá tính tập thành, sự giáo dục để khích động bẩm chất tham muốn nếu nó quá kém cỏi, hoặc hãm bớt nó lại nếu nó quá sung mãn, để nó phát triển vừa đủ hầu nuôi nấng một ảo vọng chính đáng.

Tính kiên nhẫn và tính lạc quan:

Kiên nhẫn là sức chú ý đặng kéo dài ra một cách bền bỉ. Chúng ta cũng đã biết sức chú ý chỉ là một áp dụng của óc phán đoán. Đây là một đức tính rất hữu ích gần như cần thiết. Người hoạt động có quyền và có bổn phận suy nghĩ thật lâu, thật kỹ một khi đã quyết định thì phải ra tay hành động ngay và nhất là hành động một cách bền bỉ.

Nhà hiền triết Hy Lạp Bias nói: “Lúc mưu toan thì phải trầm tĩnh mà khi hành động thì phải nhiệt tâm và kiên chí”.

Tính lạc quan là do ảnh hưởng của hoạt động tính và của toàn thân cảm giác. Nó là một yếu tố của đức kiên nhẫn giúp chúng ta san bằng mọi trở ngại.

Lạc quan không phải là nhìn thấy ở đời cái gì cũng tốt đẹp cũng dễ dàng. Lạc quan là nhận định rõ những nỗi khó khăn có thể xảy ra trên đường đời song tin chắc rằng chúng ta sẽ lướt thắng.

Nhưng dù lạc quan đến đâu cũng phải có một giới hạn: khi sự thất bại đã quá hiển nhiên. Cũng như trong lúc hành động chúng ta phải biết quyết định thật nhanh thì khi phải đương đầu với những trở ngại chúng ta biết chắc không thể lướt qua, chúng ta cũng biết ngừng lại ngay, đừng cố lì một cách vô ích.

Lắm lúc, thật là một khổ tâm khi phải quyết định cách tiêu cực như nói trên. Gặp trường hợp này chúng ta phải nhờ óc phán đoán, xét lại mọi khía cạnh của tình trạng hiện hữu, cân nhắc tất cả chỗ lợi hại, đo lường những nguy cơ, những thua lỗ cũng như một ít dịp may còn sót lại, sau khi cân nhắc kỹ chúng ta phải quyết định chọn lấy giải pháp nào ít hại nhất. Kinh doanh cũng như kiện tụng, khi còn trong vòng tranh chấp nếu thấy rõ mình bất lợi thì tốt hơn nên điều đình. Sự cố lỳ là tật xấu nguy hại nhất cho nhà doanh nghiệp.

Vả lại trên đời này có mấy ai là người chỉ thành công mà không thất bại? Khi trù liệu một công cuộc làm ăn chúng ta phải tiên liệu cái ngày ảm đạm ấy. Vị đại tướng tài danh nhất

lắm khi cũng nếm mùi thất bại. Bại trạng cũng chưa sao, điều nên tránh là một cuộc đại bại toàn diện như Napoléon ở trận Waterloo.

Một phần của tài liệu Các bước thực hiện ý tưởng kinh doanh (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w