II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001-
6. Triển khai các dự án FDI tại Phú Thọ
6.1. Mức độ hoàn thành công việc
Các dự án FDI đầu tư vào Phú Thọ, xét theo khía cạnh mức độ hoàn thành công việc thì có thể chia ra làm 4 nhóm như sau:
Nhóm 1: Các dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, đạt kết quả tốt. Nhóm 2: Các dự án đang triển khai thực hiện
Nhóm 3: Các dự án chưa triển khai nhưng có khả năng thực hiện
Bảng I.17: Mức độ triển khai các dự án FDI Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 STT Nhóm DA Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đăng ký (trUSD ) Tỷ trọng (%) Quy mô 1 DA (trUSD) 1 Nhóm 1 24 31,58 131,12 37,11 5,46 2 Nhóm 2 12 15,79 43,21 12,23 3,60 3 Nhóm 3 24 31,58 80,36 22,74 3,35 4 Nhóm 4 16 21,05 98,65 27,92 6,17
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Trong giai đoạn 2001-2007, trong tổng số 76 dự án được cấp phép thì có 16 dự án không còn có khả năng thực hiện và bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư (Nhóm 4), chiếm 21,05% với tổng số vốn là 98,65 triệu USD, chiếm 27,92%. Đặc biệt, quy mô bình quân 1 dự án bị thu hồi là 6,17 triệu USD, lớn hơn bình quân 1 dự án là 4,65 triệu USD, cũng có nghĩa là các dự án bị thu hồi có nhiều dự án lớn. Trong đó có những dự án với vốn đăng ký khá lớn như dự án của Công ty TNHH công nghiệp Tassco có vốn đăng ký 11,95 triệu USD hay dự án sản xuất bao bì Container của Công ty TNHH Tasco Politcon với vốn đăng ký 11,11 triệu USD. Đây là tình trạng đáng báo động vì số dự án bị thu hồi là quá lớn, gây suy giảm uy tín về môi trường đầu tư của tỉnh Phú Thọ trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong số 16 dự án bị thu hồi, có 2 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và có 6 dự án đang thực hiện đầu tư dở dang, còn lại 8 dự án chưa thực hiện đầu tư. Nguyên nhân thất bại của các dự án này là rất đa dạng: không có mặt bằng để triển khai, thiếu vốn do các bên góp vốn rút lui khỏi dự án hay do sự khó khăn trong vay vốn tại ngân hàng địa phương; trình độ lao động ở tỉnh không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư và những tiêu cực về thủ tục hành chính.
Tổng số các đã thực hiện và có thể thực hiện là 60 dự án, chiếm 78,95%, chia làm ba nhóm 1,2,3. Theo bảng I.17, số dự án nhóm 1 và nhóm 3 là bằng nhau (24 dự án), còn lại là các dự án nhóm 2 (12 dự án). Các dự án nhóm 1, tức đã đi vào sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt chiếm tỷ trọng lớn nhất về lượng vốn đầu tư với 131,12 triệu USD (37,11%). Đây cũng là các dự án có quy mô khá lớn, bình quân 5,46 triệu USD/1 DA. 50
Các dự án nhóm 2 và nhóm 3 là các dự án nhỏ hơn, có mức bình quân vốn đầu tư trên một dự án thấp nhất, chỉ hơn 3 triệu USD/1 DA. Tổng số các dự án đã sản xuất kinh doanh (kể cả những dự án vẫn tiếp tục đầu tư), đã đóng góp cho ngân sách nhà nước là 36 dự án, tương đương với 47,37%, đóng góp cho ngân sách nhà nước 78 tỷ đồng riêng trong năm 2007.