Cơ cấu GDP Đơn vị tính 2007 2010 2020 ổng GDP%100,00100,00 100,

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 71)

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU THU HÚT FDI CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2008-

T Cơ cấu GDP Đơn vị tính 2007 2010 2020 ổng GDP%100,00100,00 100,

Theo ngành kinh tế 1 Công nghiệp % 38,00 46,00 50,00 2 Nông nghiệp % 27,00 18,91 10,00 3 Dịch vụ % 35,00 35,09 40,00 Theo thành phần kinh tế

4 Kinh tế quốc doanh % 34,60 30,90 20,00

5 Kinh tế ngoài quốc doanh % 54,30 54,90 60,00

6 Kinh tế có VĐTNN % 11,00 14,20 20,20

Nguồn: Quy hoạch KT-XH Phú Thọ 2007-2020 Về cơ cấu kinh tế theo ngành: Tỉnh chủ trương tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP của toàn tỉnh. Trong khi năm 2007, tỷ trọng của ngành nông nghiệp chiếm tới 27,00% (Xem bảng II.2) thì tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2010, tỷ lệ này chỉ còn là 10,91% và đến năm 2020, tỷ trọng này là 10,00%. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu như vậy là rất nhanh, tuy nhiên với thực trạng gia tăng nhanh chóng của khu vực công nghiệp và dịch vụ như hiện nay thì mục tiêu trên hoàn toàn có thể thực hiện được: Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,6%, sản xuất dịch vụ tăng 15,1%, trong khi nông lâm nghiệp chỉ tăng 3,2%. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ tăng 2 con số như vậy, tỉnh hoàn toàn có thể có cơ cấu của một tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Năm 2020, mục tiêu là ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm 90% GDP toàn tỉnh.

Về cơ cấu kinh tế theo thành phần: Tỉnh chủ trương cần duy trì và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, song song với đẩy mạnh việc đổi mới quan hệ sản xuất, phát huy quyền làm chủ sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế nhằm huy động tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh kinh tế - xã hội. Khu vực kinh tế Nhà nước phải nắm được những khâu trọng yếu, then chốt của nền kinh tế, có vai trò quyết định những lĩnh vực thiết yếu, tuy nhiên cũng khuyến khích tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh như kinh tế liên doanh, kinh tế hộ gia đình, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,... Do đó, tỷ trọng của kinh tế quốc doanh sẽ ngày càng giảm xuống, nhường chỗ cho kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài 68

quốc doanh sẽ chiếm tới 60%, còn lại kinh tế quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mỗi khu vực chiếm 20%.

Về phát triển kinh tế từng ngành:

Phát triển công nghiệp

Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,6% năm (giai đoạn 2007 -2020) và 12,5% năm (giai đoạn 2010 - 2020). Theo đó, Phú Thọ tập trung đầu tư phát triển nhanh những ngành công nghiệp có ưu thế phát triển để tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả. Các sản phẩm có sức cạnh tranh cao là:

 Công nghiệp chế biến nông sản, lâm, thuỷ sản.  Sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng.

 Sản xuất giấy.

 Khai thác và chế biến khoáng sản.

Trong đó, hướng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập, đồng thời tỉnh sẽ tổ chức huy động tốt mọi nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp; kết hợp hài hoà giữa cũ và mới; giữa quy mô lớn và quy mô nhỏ; trang bị hiện đại; đào tạo nhanh đội ngũ quản lý và công nhân có tay nghề cao; phát triển công nghiệp gắn với phát triển nông - lâm - thuỷ sản, du lịch và môi trường.

Phát triển nông - lâm - thuỷ sản

Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp đạt 4%/năm (giai đoạn 2007 - 2010) và 3,7% năm (giai đoạn 2010 - 2020), GDP tương ứng là 1.307 tỷ đồng và 1.761 tỷ đồng. Phương hướng chính đến năm 2020 để đạt mục tiêu trên là:

- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững, hiệu quả. - Chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Hình thành cơ chế kết hợp chặt chữ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển ngành nghề ở nông thôn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

- Có chính sách đồng bộ, đầu tư nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghiệ, xây dựng cơ cấu hạ tầng nông thôn, tạo đà cho nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững. - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo giá cả nông sản ổn định.

- Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng điểm, phát huy quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân và các hợp tác xã.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển như kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại làm động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển với tốc độ nhanh.

Phát triển dịch vụ

Hướng phát triển toàn diện các ngành dịch vụ, nhưng tập trung ưu tiêu phát triển nhanh dịch vụ vận tải hàng và du lịch. Mục tiêu toàn ngành: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 12,8%/năm (2007 - 2020). Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh tăng từ 35,0% lên 36,0% vào năm 2010 và 40,0% vào năm 2020.

Thương mại: duy trì và phát triển thương mại nhiều thành phần để lưu thông hàng hoá nhanh. Sớm hình thành các trung tâm thương mại lớn ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các trung tâm thương mại vừa ở các huyện, trung tâm thương mại nhỏ ở thị tứ, trung tâm cụm xã. Phát triển hệ thống chợ đầu mối và chợ nông thông.

- Nội thương: Làm tốt khâu cung ứng và tiêu thụ hàng hoá trên địa bàn tỉnh

- Ngoại thương: làm tốt chức năng thu mua xuất khẩu hàng hoá. Phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ 20% - 25%.

Duy trì và giữ vững các thị trường tiêu thụ truyền thống và tích cực tìm thị trường mới để xuất khẩu hàng hoá.

Du lịch: phát triển tổng hợp, đa dạng các loại hình du lịch nhằm khai thác triệt để các tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó ưu tiên phát triển du lịch lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Trọng điểm đầu tư tập trung và Khu di tích Đền Hùng, khu du lịch nước khoáng nóng La Phù - Thanh Thuỷ, khu du lịch đầm Ao Châu - 70

Hạ Hoà, khu du lịch quốc gia Xuân Sơn - Thanh Sơn.. Phấn đấu đạt mục tiêu đón khách nội địa: 155.000 lượt vào năm 2010, 285.000 lượt vào năm 2010 và 35.000 lượt vào năm 2020.

Các chỉ tiêu văn hóa- xã hội

Phú Thọ phấn đấu mỗi năm giảm đựơc 1% - 2% hộ nghèo, đến năm 2020 số hộ nghèo giảm tới mức thấp nhất. Để đạt được điều đó tỉnh sẽ hỗ trợ, hướng dẫn họ về vốn, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, giúp họ tiếp cận với cách làm ăn mới, tiếp cận với thị trường tìm cách vươn lên để thoát nghèo. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước với thương binh, liệt sỹ và người có công...Đẩy mạnh phong trào toàn dân phòng chống ma tuý, mại dâm, trộm cắp, cờ bạc, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư.

Bảng II.3: Một số chỉ tiêu văn hóa – xã hội cơ bản của Phú Thọ (2007-2020)

ST

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 71)

w