Chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Chương Dương (Trang 36 - 38)

Dư nợ bình quân NHCT chi nhánh Chương Dương

2.2.1.3. Chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp

Người thực hiện: CBCĐTD

Các tiêu chí sử dụng để chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp gồm: nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách Nhà Nước, trong đó:

- Nguồn vốn kinh doanh: là tổng giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần và vốn khác của chủ sở hữu ( tương ứng giá trị các mã số 411, 412, 413 trên bảng cân đối kế toán, mẫu số B01 – DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ). Nguồn vốn kinh doanh là chỉ tiêu căn bản để đánh giá quy mô của doanh nghiệp.

- Lao động: là số lao động thực tế sử dụng ( được nêu tại thuyết minh báo cáo tài chính, hoặc các nguồn khác ) tính bình quân trong 3 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp có thời gian thành lập và hoạt động dưới 03 năm thì tính bình quân lao động cho cả thời gian hoạt động. Với Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn lao động con người đóng vai trò chính nên chỉ tiêu này càng có ý nghĩa. Một doanh nghiệp lớn với cơ cấu tổ chức phức tạp, sản xuất nhiều loại sản phẩm với khối lượng lớn và mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhu cầu về nguồn nhân lực sẽ lớn hơn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động sản xuất đơn điệu, cơ cấu tổ chức giản đơn thì nguồn nhân lực sẽ ít hơn.

- Doanh thu thuần: là doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí và các khoản phải trả, phải nộp. Doanh thu thuần phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm dịch vụ đã trừ đi các khỏan giảm trừ do chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các loại thuế. Doanh nghiệp có doanh thu lớn thì quy mô cũng lớn và chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, đa dạng hóa sản phẩm, khối lượng sản phẩm lớn. Chỉ tiêu này cũng phần nào phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp. - Nộp ngân sách Nhà nước: lấy theo số thực nộp vào ngân sách nhà nước

phát sinh trong năm ( không kể số thiếu của kỳ trước nộp kỳ này ) bao gồm các loại thuế và các khoản nộp khác theo quy định của Nhà nước trong năm báo cáo ( không tính các khoản thuế xuất nhập khẩu, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tiền phạt, phụ thu ). Căn cứ vào kết quả chấm điểm quy mô doanh nghiệp, phân loạiquy mô doanh nghiệp như sau:

BẢNG CHẤM ĐIỂM QUY MÔ DOANH NGHIỆPSTT Tiêu chí Trị số Điểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Chương Dương (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w