Hoàn thiện phương pháp lập giá dự toán thầu, xây dựng chính sách đặt giá cạnh tranh linh hoạt.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Cty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp Điện Hà Nội (Trang 32 - 34)

III. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty cổ phần Xây dựng Công Nghiệp Điện Hà Nội.

1. Hoàn thiện phương pháp lập giá dự toán thầu, xây dựng chính sách đặt giá cạnh tranh linh hoạt.

giá cạnh tranh linh hoạt.

Cùng với việc phân tích giá dự toán công trình, Công ty căn cứ vào thang điểm dự kiến của chủ đầu tư và khả năng khác của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá thích hợp nhất theo các phương án sau:

Phương án 1: Khi các đối thủ cạnh tranh không mạnh bằng Công ty hoặc khi Công ty dự kiến đạt số điểm về tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất thì Công ty đưa ra mức giá bỏ thầu:

Giá bỏ thầu Zxl + C + TL + VAT.

Zxl: Giá thành xây lắp trước thuế. C: Chi phí chung

TL: Thu nhập chịu thuế tính trước. VAT: Thuế VAT đầu ra.

Ở phương án này Công ty lựa chọn giá bỏ thầu bằng giá dự toán công trình Gxl và đạt được tỷ lệ lãi cao theo định mức quy định tại thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng số 01/1999 TT - BXD ngày 16/1/1999. Trong phương án này Công ty cũng có thể đưa ra mức giá thấp hơn bằng cách giảm TL xuống bé hơn 5%.

Phương án 2: Trong trường hợp các đối thủ cạnh tranh mạnh và cường độ cạnh tranh cao, Công ty đưa ra giá thấp bằng cách cắt bỏ hoặc giảm bớt chi phí quản lý công trình chỉ cần đủ chi phí với mục tiêu tạo công ăn việc làm. Khai thác năng lực máy móc thiết bị, Công ty đưa ra mức giá dự thầu.

Phương án 3: Phương án lựa chọn giá bỏ thầu này đưa ra trong trường hợp Công ty chấp nhận thắng thầu bằng mọi giá kể cả việc không tính hoặc tính không để số thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Giá bỏ thầu Zxl + VAT.

Phương án này khi lựa chọn phải cân nhắc thật kỹ và phải dự kiến mức lỗ mà Công ty phải gánh chịu. Trong trường hợp Công ty gặp khó khăn gay gắt về công ăn việc làm kéo dài và năng lực máy móc thiết bị để không khai thác được.

Việc đưa ra giá bỏ thầu cạnh tranh không chỉ phụ thuộc vào phương pháp lập giá, chiến lược bỏ giá cơ bản còn phụ thuộc rất nhiều vào việc tiết kiệm chi phí xây dựng công trình, nâng cao hiệu suất lao động, công suất máy móc thiết bị. Công ty nên áp dụng chế độ thưởng, phạt nghiêm minh cho cán bộ công nhân viên, các tổ đội tiết kiệm hoặc lãng phí nguyên vật liệu. Từ đó nâng cao trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên trong khi mua, vận chuyển, cất giữ và sử dụng vật liệu.

- Biện pháp nâng cao năng suất của người lao động: Sử dụng lao động hợp lý đúng nghề nghiệp chuyên môn được đào tạo. Bố trí thợ lành nghề kèm cặp giúp đỡ thợ trẻ để nâng cao năng suất lao động. Thực hiện khoán công việc đến cấp tổ hoặc cá nhân, đồng thời Công ty phải có những biện pháp khuyến khích vật chất như thưởng, cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn lao động.

- Biện pháp nâng cao năng suất máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị được khai thác như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, giảm được chi phí khi sử dụng là phụ thuộc ở đội ngũ thợ điều khiển, bảo dưỡng và cán bộ quản lý xe máy của Công ty.

- Biện pháp giảm chi phí chung: tiếp tục nghiên cứu cải tiến quản lý bộ máy gọn gàng, hiệu suất lao động cao, tiết kiệm chi phí nhiên liệu năng lượng và công cụ dụng cụ.

2. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn và các kiến thức về đấu thầu, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ để nâng cao chất lượng của công tác lập hồ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Cty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp Điện Hà Nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w