Kinh nghiệm điều hành tỷ giá hối đoái của một số nước đang phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.pdf (Trang 28 - 32)

3.1 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Trung Quốc

Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc cải cách kinh tế, Trung Quốc đang nổi lên là một nền kinh tế năng động và có nhiều triển vọng. Phát huy những tiềm năng kinh tế – xã hội – tự nhiên có nhiều lợi thế với những bước đi thận trọng và hiệu quả trong quá trình chuyển đổi, Trung Quốc đang trổi dậy để trở thành một trung tâm mới của nền kinh tế thế giới – một cực khác của Châu Á cùng Nhật Bản.

Quá trình chuyển đổi chế độ tỷ giá ở Trung Quốc có thể chia thành 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1949 - 1979: Trong thời kỳ này, nền kinh tế Trung Quốc quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Chính phủ thực hiện quản lý tập trung đối với hoạt động ngoại hối, áp dụng chế độ tỷ giá cố định và tỷ giá này do Ngân hàng nhân dân Trung Quốc công bố.

+ Giai đoạn 1980 – 1990: Cùng với cải cách kinh tế năm 1979, chế độ tỷ giá được thay đổi theo hướng gia tăng yếu tố thị trường. Bên cạnh tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhân dân Trung Quốc công bố, còn có tỷ giá mua bán trên thị trường. Mặc dù tỷ giá chính thức được điều chỉnh nhiều lần nhưng tỷ giá trên thị trường ngoại tệ luôn có xu hướng cao hơn tỷ giá chính thức.

+ Từ năm 1991, Trung Quốc hướng tới chuyển đổi chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Tuy nhiên, tỷ giá chính thức vẫn ít được áp dụng hơn tỷ giá thị trường. Từ năm 1993, thị trường ngoại hối giữa các doanh nghiệp phát triển mạnh hơn và hơn 80% sử dụng tỷ giá của thị trường. Sự sai lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường gây ra những tác động tiêu cực, lượng ngoại tệ do dân cư nắm giữ rất lớn trong khi dự trữ ngoại hối của quốc gia còn hạn chế.

+ Từ năm 1994, Trung Quốc có nhiều chuyển biến lớn trong việc điều hành chính sách tỷ giá: đưa tỷ giá chính thức lên mức cân bằng với tỷ giá thị trường để thống nhất hai tỷ giá và thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi đồng Nhân dân tệ.

Từ năm 1994 đến nay, Trung Quốc vẫn áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý của Nhà nước. Ngân hàng nhân dân Trung Quốc chủ yếu sử dụng biện pháp kinh tế thông qua việc mua bán ngoại tệ trên thị trường để điều chỉnh tỷ giá ở mức độ phù hợp.

3.2Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Hàn Quốc

Quan điểm của Hàn Quốc là chính sách tỷ giá và ngoại hối phải được xây dựng từ chính sách kinh tế. Để ổn định được giá trị đồng tiền trong nước, cải thiện điều kiện thương mại và cán cân thanh toán, chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại hối phải được hoạch định một cách hợp lý trong từng thời kỳ. Chính sách tỷ giá cũng phải nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu: khuyến khích thu hút vốn đầu tư

nước ngoài, tăng dự trữ ngoại tệ, hạn chế việc chuyển giao vốn ngoại tệ ra nước ngoài...

Quan điểm này của Hàn Quốc đã được thực hiện trong hơn 50 năm qua kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và được cụ thể hóa ở từng thời kỳ. Có thể chia quá trình áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái đa dạng và phức tạp của Hàn Quốc từ những năm 1945 đến nay ra làm 3 giai đoạn:

+ Hệ thống tỷ giá cố định từ những năm 1945 đến cuối những năm 1960

+ Hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt, thống nhất từ cuối những năm 1960 đến đầu năm 1980

+ Hệ thống tỷ giá “giỏ ngoại tệ phức hợp” từ 1982 đến nay 3.3 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Thái Lan

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á năm 1997 mà Thái Lan là nơi đầu tiên giảm giá đồng tiền của mình.

Nhằm kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, Thái Lan đã dùng chính sách phá giá nhẹ đồng THB vào tháng 05 năm 1981 và tháng 11 năm 1984. Nhưng cũng từ đó đến khi cuộc khủng hoảng xảy ra thì tỷ giá của THB so với USD gần như cố định, chỉ dao động quanh 25 THB/USD. Tuy nhiên, xuất khẩu của Thái Lan chiếm hơn 70% GDP hàng năm, lại tập trung vào một số mặt hàng chủ lực, cán cân thương mại thâm hụt từ 10% năm 1990 lên 60-70% so với xuất khẩu năm 1997. Nền kinh tế Thái Lan bắt đầu sa sút từ cuối năm 1995, tốc độ tăng trưởng giảm, thâm hụt tài khoản vãng lai cao, nợ nước ngoài tăng. Thị trường chứng khoán suy sụp từ cuối năm 1996, các nhà đầu tư quốc tế lại tấn công vào đồng THB làm cho giá trị đồng THB giảm mạnh. Đến ngày 02/7/1997, chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng THB. Đến cuối năm 1997, nợ nước ngoài của Thái Lan lên đến 88 tỷ USD và dự trữ ngoại tệ trụt xuống còn 28 tỷ USD.

Đây là bài học trong việc đưa ra một chính sách tỷ giá thích hợp, hạn chế tối đa những tác hại đến nền kinh tế bởi vì chính sách tỷ giá ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, tổng sản phẩm quốc dân cũng như tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.pdf (Trang 28 - 32)