Định giá trái phiếu

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH : KINH DOANH CHỨNG KHOÁNG pdf (Trang 35 - 37)

Định giá trái phiếu thông thường

Ở dạng thông thường trái phiếu có mệnh giá, thời hạn và lãi suất cuống phiếu xác định, không kèm theo các điều kiện có thể chuyển đổi, có thể mua lại hay bán lại… Khi đó giá của trái phiếu bằng giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính sẽ nhận được từ công cụ tài chính đó. Vì vậy để xác định được mức giá trái phiếu cần phải:

- Ước tính các luồng tiền sẽ nhận được trong tương lai: Lãi trái phiếu và mệnh giá trái phiếu khi đáo hạn.

-Ước tính tỉ suất sinh lợi (lợi suất) đòi hỏi phù hợp. Công thức tổng quát để tính giá của một trái phiếu là:

C C C C F n 1 F PV = --- + --- + … + --- + --- + --- = C  --- + --- PV = --- + --- + … + --- + --- + --- = C  --- + --- (1+i)1 (1+i)2 (1+i)n-1 (1+i)n (1+i)n t=1 (1+i)t (1+i)n

Trong đó: PV là giá trái phiếu, n là số kì trả lãi, C là tiền lãi của một kì trả lãi, F là mệnh giá trái phiếu, i là lãi suất chiết khấu hay lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư.

Đối với trái phiếu trả lãi trước, hay hay trái phiếu không trả lãi định kì (Zero coupon bonds) thì:

Đối với trái phiếu trả lãi sau, thì

PV = (C + F) / (1+i)n

Nếu PV > Pm (thị giá trái phiếu trên thị trường) thì đó là 1 tín hiệu cho việc mua trái phiếu.

Định giá trái phiếu trong một số trường hợp đặc biệt Định giá tại một thời điểm giữa kì trả lãi

Phương pháp chung:

- Bước 1: Chiết khấu tất cả các luồng thu nhập trong tương lai về kì trả lãi trước (hoặc về kì trả lãi sau) thời điểm hiện tại.

- Bước 2: Tính giá trị tương lai (hoặc giá trị hiện tại) của kết quả tìm được ở bước 1 (PV1 hoặc PV2) tới thời điểm cần tính giá (thời điểm hiện tại).

Gọi D là số ngày của 1 kì tính lãi. T là số ngày kể từ thời điểm tính lãi kì trước đến thời điểm hiện tại.

PV = PV1 [1+ (i x T/D)] hoặc PV = PV1 [1+ i] T/D hoặc PV = PV2/ [1+ i x (D-T)/D] hoặc PV = PV2/ [1+ i] (D-T)/D

Trên thực tế, người mua trái phiếu nhận được toàn bộ lãi định kì vào thời điểm thanh toán sắp tới, trong khi học chỉ nắm giữ trái phiếu trong một phần thời kì đó, vì thế người mua sẽ phải trả cho người bán khoản tiền lãi lẻ tích lũy được từ kì thanh toán lãi trước đó đến thời điểm bán trái phiếu. Khoản lãi lẻ này được tính như sau:

Lãi lẻ = C x T/D

Giá thị trường (giá niêm yết) của trái phiếu = PV – lãi lẻ

Định giá trái phiếu có lãi suất thả nổi

Lãi suất định kì của một trái phiếu thả nổi thường được ấn định dựa vào lãi suất thị trường (LIBOR hoặc SIBOR) và cộng thêm 1 tỷ lệ phụ trội (x%). Vì thế luồng tiền của công cụ thả nổi bao gồm 2 bộ phận:

- Luồng tiền có lãi suất thả nổi theo thị trường không có phần phụ trội. Luồng tiền này bao gồm cả khoản thanh toán mệnh giá vào lúc đáo hạn, gọi là luồng tiền của chứng khoán tham chiếu. Công cụ tham chiếu này sẽ luôn được định giá bằng mệnh giá vì lãi suất được trả chính là lãi suất thị trường nên không có lí do gì để nhà đầu tư phải trả thêm một khoản phụ trội để mua nó.

- Luồng tiền đã biết dựa vào phần phụ trội. Việc định giá của bộ phận này tính như phần định giá trái phiếu thông thường.

Như vậy giá của công cụ thả nổi lãi suất là tổng giá của 2 chứng khoán trên. n 1

PV = F + x  --- t=1 (1+i)t

Ví dụ: Trái phiếu A mệnh giá 100.000đ, lãi suất LIBOR + 100 điểm cơ bản (1%)/ năm, lãi suất chiết khẩu 8,5% năm, thời hạn TP 2 năm. Định kì trả lãi 6tháng/ lần.

Giá phải trả cho TP này là:

4 1 PV = 100 + 0,5  ---

t=1

(1+0,0425)t

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH : KINH DOANH CHỨNG KHOÁNG pdf (Trang 35 - 37)