Giá sàn trong đấu thầu xây dựng:

Một phần của tài liệu Chống phá giá trong đấu thầu xây dựng (Trang 28 - 31)

4.1. Có giá sàn hay không trong đấu thầu trên thế giới:

Hầu hết các nớc và các tổ chức tài chính trên thế giới không sử dụng giá sàn trong đấu thầu. Một số nớc có sử dụng nhng phạm vi nhất định. VD: Philippines sử dụng cả giá trần và giá sàn trong đấu thầu với các gói thầu đã có giá ổn định (nghĩa là những gói thầu phổ thông và có thiết kế chi tiết) nhằm chống phá giá trong đấu thầu, giá sàn đợc thay bằng 70% giá trần.

4.2. Khái niệm giá sàn trong đầu t xây dựng:

a, Giá sàn theo quan điểm lợi ích chung:

Giá sàn là mức giá vừa đủ bù đắp các chi phí để hoàn thành gói thầu và hoàn thành nghĩa vụ thuế với điều kiện sử dụng những kỹ thuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản lý phù hợp với gói thầu đang xét và khai thác thi trờng tốt nhất trong điều kiện có thể. Điều đó có nghĩa muốn xác định đợc giá sàn thì chủ đầu t và t vấn đấu thầu phải rất am hiểu về kỹ thuật và tổ chức quản lý xây dựng để có thể tiến hành lập và lựa chọn những giải pháp tốt nhất cho những công việc cụ thể của gói thầu, rồi tập hợp lại để tính giá sàn theo công thức tổng quát :

G1sàn = Chi phí VL + Chi phí NC + Chi phí MXD + Chi phí C + VAT Các chi phí vật liệu (VL), chi phí nhân công (NC), chi phí sử dụng máy xây dựng (MXD), chi phí chung (C)... đợc xác định từ các biện pháp kỹ thuật - công nghệ (KT - CN), tổ chức quản lý và khả năng khai thác thị trờng tốt nhất do t vấn đấu thầu lập ra cho gói thầu.

b, Giá sàn theo quan điểm của nhà thầu.

Theo lý luận kinh tế học và theo thực tế trong trờng hợp cá biệt nào đó, nhà thầu có thể đa ra giá dự thầu chỉ bằng chi phí khả biến. Nghĩa là:

G2sàn = Chi phí VL + Chi phí NC + chi phí MXD không có khấu hao + + Chi phí C không có khấu hao + VAT

c, Trong nền kinh tế thị trờng thì chủ đầu t – ngời mua hàng mong

muốn mua đợc hàng hoá đạt yêu cầu với giá rẻ nhất. Vì thế sử dụng giá sàn trong đấu thầu nhằm loại bỏ những nhà thầu không có khả năng thực hiện gói thầu theo những yêu cầu cơ bản nêu trong hồ sơ mời thầu. Khái niệm giá sàn nên hiểu theo quan điểm của nhà thầu, tức là sử dụng công thức có tính nguyên lý(2).

Nghĩa là, chỉ có thể xét thầu đối với những nhà thầu tạm thời lấy việc trúng thầu để duy trì hoạt động, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của mình để chờ thời cơ tốt hơn. Cần loại bỏ những nhà thầu kinh doanh theo kiểu mua đắt bán rẻ.

4.3. Sự cần thiết phải có giá sàn trong đấu thầu.

Thầu ở Việt Nam trong hiện nay d luận xã hội và báo chí có nhiều quan điểm khác nhau về có giá sàn trong đấu thầu. Quan điểm cần có giá sàn trong đấu thầu đợc dựa trên các cơ sở sau: chủ trơng của Đảng và Nhà nớc về phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của nhà nớc theo định hớng XHCN, lấy doanh nghiệp Nhà nớc làm lực lợng chủ đạo. Hiện nay, lực lợng xây dựng trong nớc phần lớn phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp Nhà nớc. Nếu tình trạng đấu thầu không có giá sàn thì hầu hết các nhà thầu dự thầu với giá dự thầu và trúng thầu ở mức không có lợi nhuận hoặc lỗ. Vì lý do trên trong đấu thầu cần quy định một giá sàn nào đó giúp doanh nghiệp có đợc một khoản lợi nhuận để tồn tại và phát triển.

Ông Nguyễn Đức San – Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Sài Gòn đã có ý kiến: “xem giá sàn nh một tiêu chuẩn để xét thầu và chỉ chấp thuận những nhà thầu bỏ giá thấp hơn giá sàn một tỷ lệ nhất định. Nếu không sẽ ảnh hởng đến chất lợng công trình”. Qua thực tế cho thấy đấu thầu xây dựng không có giá trị sàn dẫn đến hiện trạng “phá giá” trên thị trờng xây dựng, làm cho lực lợng xây dựng suy yếu và ảnh hởng đến chất lợng công trình xây dựng. Còn theo ông Vũ Khoan – Chủ tịch Hội nhà thầu Việt Nam thì với giá bỏ thầu và trúng thầu hiện nay, các nhà thầu không có khả năng tích luỹ để phát triển.

Tóm lại, những ý kiến và lập luận trên đều cho rằng, cần phải có giá sàn để đảm bảo chất lợng sản phẩm xây dựng và củng cố, phát triển lực lợng xây dựng doanh nghiệp. Vấn đề còn lại là xác định giá sàn nh thế nào.

Theo thông lệ quốc tế, hầu hết các nớc không sử dụng giá sàn trong đấu thầu.

Giá sàn là một khái niệm phức tạp và khó có thể đa ra công thức cụ thể để xác định giá sản cho từng gói thầu cụ thể, nh “ giá gói thầu” hay giá trần. Về mặt lý thuyết kinh tế học vĩ mô, nhà thầu đôi khi chấp nhận giá bán sản phẩm bằng chi phí khả biến của mình. Vì thế việc xác định giá sàn cho một gói thầu cụ thể là điều không thực tế và dễ gây tranh cãi khó thống nhất: “Việc quy định giá sàn trong đấu thầu chỉ tạo điều kiện cho bất công và tham nhũng”. Tóm lại, trong đấu thầu xây dựng ở Việt Nam không nên có giá sàn vì không phù hợp với thông lệ Quốc tế dễ gây ra tiêu cực trong đấu thầu. Còn biện pháp quản lý chất lợng công trình và tạo lợi nhuận chính đáng cho Nhà thầu phải dùng giải pháp khác, chứ không dùng giải pháp tạo ra giá sàn.

Một phần của tài liệu Chống phá giá trong đấu thầu xây dựng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w