- Đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường kinh
Ví dụ chiến lược liên doanh
Vào những ngày cuối năm 2006, Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô vinh hạnh đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chính phủ và trở thành tập đoàn có thương hiệu mạnh không
những trong nước còn cả ở một số thị trường nước ngoài.
Theo các chuyên gia, thành công của hệ thống Kinh Đô nói chung, của Công ty CP bánh kẹo Kinh Đô nói riêng, dựa vào hai chiến lược chính là thực hiện chiến thuật sáp nhập, liên doanh, liến kết, hợp tác và mở
rộng, đa dạng hóa ngành nghề.
Từ năm 2003, Công ty CP Kinh Đô đã hợp tác và nhận được sự đầu tư của nhiều tập đoàn lớn như Vietnam Ventured Limited, VinaCapital, Prudential,
Temasek (Singapore), Asia Value Investment Ltd, Qũy Đầu tư chứng khoán (VFI)…, mua lại thương hiệu kem Walls từ Tập đoàn Unilever, liên kết với Sài Gòn -
Tribeco… Tháng 7/2006, công ty liên kết với tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới là Cadbury Schweppes chuẩn bị cho chiến lược phát triển lâu dài khi Việt Nam là thành viên WTO.
Nói về chiến lược liên doanh, liên kết của hệ thống, ông Trần Kim Thành, Chủ tịch HĐQT hệ thống Kinh Đô cho biết, trong chiến lược này, nếu hợp tác mang lại kết quả thì tiếp tục, nếu không thì ngừng. Điều quan trọng là Kinh Đô sẽ tiếp cận được công nghệ mới, kinh
nghiệm làm ăn của đối tác, nhất là các đối tác quốc tế. Tham vọng của Công ty CP bánh kẹo Kinh Đô không
dừng lại ở thị trường trong nước mà là vươn ra nước ngoài với vị thế mạnh. Ông Lê Phụng Hào, Phó Tổng giám đốc Công ty Bánh kẹo Kinh Đô, trong lễ nhận
Huân chương Lao động hạng Ba cho biết, vào WTO đã khó, tồn tại trong giai đoạn hậu WTO càng khó khăn
gấp vạn lần, vì vậy, Kinh Đô luôn tự nhủ không được chủ quan tự mãn mà phải luôn nỗ lực, cố gắng để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển một cách bền vững, không chỉ vững trên sân nhà mà phải khai thác được
Câu 6:
Bình luận câu nói sau: “Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thấp và chiến lược khác biệt hóa sản phẩm đều có khả năng khai thác chuỗi giá trị cùng một cách”
Trả lời:
Chuỗi giá trị là giá trị một công ty tạo ra được đo bằng khối lượng mà người mua sẵn sàng trả cho sản phẩm hay dịch vụ. Công ty có thể có lãi nếu giá trị nó tạo ra lớn hơn chi phí để tạo ra giá trị đó của các bộ phận chức năng.
Để đạt được một lợi thế cạnh tranh, các bộ phận chức năng của công ty phải tạo ra một giá trị với chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Cách thứ hai là các bộ phận chức năng phải làm cho sản phẩm của mình khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhằm tạo ra mức giá bán cao hơn trên thị trường. Điều này có nghĩa là công ty phải theo đuổi chiến lược chi phí thấp hoặc chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Chiến lược dẫn đầu về chi phí khai thác chuỗi giá trị bằng cách cung cấp được giá thấp nhất đến khách hàng
Chiến lược khác biệt hóa khai thác chuỗi giá trị bằng cách cung cấp những sản phẩm không phải với mức giá thấp nhất mà là có những tính năng hoặc đặc điểm khác biệt đối với những sản phẩm của đối thủ và có thể bán ở mức giá cao. Chiến lược này thường là hiệu quả khi nhu cầu của khách hàng là đa dạng và khi
công nghệ cho phép tạo ra những sản phẩm khác biệt.
Vậy nên các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thấp và chiến lược khác biệt hóa sản phẩm khai thác chuỗi giá trị không theo cùng một cách
Câu hỏi: Hãy rút ra bài học kinh nghiêm từ hoạt động sáp nhập giữa ngân hàng Đệ Nhất, ngân hàng Tín Nghĩa và ngân hàng Sài Gòn trong thời gian vừa qua.
Trả lời
Cả ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (Tin Nghia Bank) và Sài Gòn (SCB) đều có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. Với tổng vốn điều lệ là 10.600 tỷ
Lý do sáp nhập: Ba ngân hàng thời gian vừa qua gặp khó khăn về thanh khoản chủ yếu do dùng nhiều vốn ngắn hạn cho trung vay dài hạn. Khi nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào, ba ngân hàng đã mất khả năng thanh toán tạm thời.
Ba ngân hàng đã họp và đi đến quyết định tự
nguyện hợp nhất, để phát huy thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau, đồng thời tiết giảm chi phí vận hành nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn,
với khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, mạng lưới rộng hơn.
Bài học rút ra
+ Tạo thuận lợi cho thị trường tài chính đó là:
-Nhà nước thu gọn được các ngân hàng yếu -Ổn định thị trường ngân hàng
-Tránh gây đổ vỡ hệ thống tín dụng + Tạo ra sức mạnh đó là:
-Tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn -Khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn
-Mạng lưới rộng hơn
+ Chủ ngân hàng được lợi vì ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản, nợ xấu tăng lâu sẽ phải giải thể, mất vốn, nay sáp nhập lại được ngân hàng BIDV đứng ra hỗ trợ sẽ đảm bảo được vốn
Câu hỏi: Lấy một ví dụ về một hoạt động kinh doanh đa ngành của một doanh nghiệp mà em tâm đắc nhất.
Phân tích chiến lược phù hợp với từng ngành một
Trả lời
Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Hạ Long (Tập đoàn “BIM”), trụ sở chính tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, là công ty tư nhân được thành lập vào năm 1994, xuất phát điểm nổi bật là khách sạn Hạ Long Plaza, khách sạn cao cấp đạt chuẩn quốc tế đầu tiên tại khu vực vịnh Hạ Long.
Với cấu trúc là một tập đoàn lớn, BIM sở hữu nhiều
các công ty thành viên (phụ thuộc và không phụ thuộc) hoạt động trong nhiều lĩnh lực, bao gồm phát triển và quản lý bất động sản, dịch vụ trong ngành du lịch, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối và vận tải. Ngoài ra, Tập đoàn sẽ sớm đánh dấu sự có mặt của mình trong các ngành năng lượng, ngân hàng, y tế và thương mại
Hiện tại, BIM là một trong những công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam. Với một khối lượng tài sản tới 1.2 tỷ USD (theo như đánh giá thị trường Quý 3 năm 2009), BIM đã có hoạt động kinh tế ở rất nhiều các tỉnh thành trong toàn quốc và tổng số công nhân lên đến hơn
3000 người. Tập đoàn đã hoàn thành và tiếp tục thực hiện một số dự án lớn ở Việt Nam, có thể kể đến Đồng muối Quán Thẻ với diện tích 3000 hecta, Đầm nuôi
tôm Đồng Hòa với diện tích 1.200 hecta, Tòa tháp
Syerna Hà Nội, Khách sạn Hạ Long Plaza, Du thuyền Hạ Long, Khu du lịch Hùng Thắng và Trung tâm
thương mại Hạ Long Marine Plaza (thành phố Hạ
Long), Khu du lịch Đảo Phú Quốc cùng với Bệnh viện quốc tế Hà Đông.
Trong vòng 5 năm tới, Tập đoàn được dự đoán là sẽ có một tốc độ phát triển nhanh chóng nhờ vào sự