PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 - TRỌN BỘ (Trang 33 - 40)

III/ Hướng dẫn học và làm bài ở nhà (1’)

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA

TIẾT 8 BÀI 8: THỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA

A.MỤC TIÊU BÀI DẠY

I.Kiến thức: qua bài cho H hiểu

- Trên đất nước ta từ xa xưa đã có sự xuất hiện của loài người sinh sống

- Trải qua hàng chục vạn năm ở Việt Nam người tối cổ đã chuyển hoá thành người tinh khôn

- Thông qua sự quan sát các CCLĐ giúp H hiểu được giai đoạn phát triển của con người nguyên thủy trên đất nước ta

II.Tư tưởng tình cảm

- Bồi dưỡng cho H rõ về lịch sử lâu đời trên đất nước ta - Có ý thức xây dựng, lao động trong xã hội

III.Kĩ năng

Rèn luyện cách quan sát, nhận xét, bước đầu biết so sánh các sự kiện lịch sử

B.ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

1.Giáo viên: Soạn giáo án, tham khảo tài liệu, lược đồ Việt Nam. Bộ mô phỏng dụng cụ và

đồ dùng của người nguyên thuỷ

C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra II.Bài mới

*Giới thiệu bài mới: Ở phần II chúng ta sẽ nghiên cứu về lịch sử 6 Việt Nam từ khi con người xuất hiện đến thế kỉ X

- Chương I: Các em sẽ nghiên cứu về sự xuất hiện của người nguyên thuỷ công cụ lao động- bước phát triển đến khi thành lập nhà nước Văn Lang Âu Lạc

Bài 8: Chúng ta sẽ nghiên cứu thời kì đầu tiên của con người trên đất nước ta thời cổ đại. Để tìm hiểu chúng ta vào bài hôm nay

GV

?

GV

Cho H đọc một đoạn mục 1 từ đầu đến con người

Qua nghe bạn đọc và tìm hiểu bài ở nhà. Em hãy hình dung khung cảnh và điều kiện tự nhiên thời xa xưa

Sử dụng lược đồ giải thích

-Rừng núi rậm rạp, nhiều hang động

-Sông rất nhiều, bờ biển dài cho tôm cá, đất đai màu mỡ

-Khí hậu hai mùa nóng lạnh rõ rệt

-Tất cả thiên nhiên thuận lợi cho cây cối

1.Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu

(Cho tôm cá, đất đai màu mỡ. Rừng cho hái lượm, săn bắt. Sông cho tôm cá, đất đai màu mỡ)

? GV ? GV ? ? GV ? ? ? GV ? GV ? ? GV

muông thú cuộc sống của cả con người Tại sao trong điều kiện thiên nhiên đó lại cần thiết cho người nguyên thuỷ

Phân tích cho H rõ sự cần thiết của điều kiện tự nhiên

Theo em tại sao chúng ta lại biết thời xa xưa ở VN chúng ta có người tối cổ sinh sống

Giải thích dựa vào khảo cổ các nhà khoa học (Từ năm 1960-1965) đã phát hiện thấy di tích người tối cổ: Xương, răng, CCLĐ, đồ dùng của người xưa.

Dựa vào bài 3 đã được nghiên cứu em cho biết người tối cổ là người ntn?

Em cho biết người tối cổ trên đất nước ta xuất hiện trong khoảng thời gian nào? ở những đâu?

Dựa vào lược đồ cho H rõ người tối cổ sống ở khắp nơi từ miền núi tới đồng bằng, từ Bắc vào Nam

Song chủ yếu họ sống trong những địa điểm nào? (GV lấy ví dụ)

Phân tích cho Ha rõ điều kiện sống ở những địa bàn trên thuận lợi cho cuộc sống

Theo em người tối cổ sử dụng những CCLĐ gì là chủ yếu?

Cho H xem tranh hình 19 và CCLĐ phục chế hiện vật lịch sử-nhận xét đây là những di tích

-Với công cụ thô sơ song cuộc sống của con người dần ổn định đi lên. Nhưng thời gian này rất dài lâu chậm chạp. Vậy ở giai đoạn đầu người tinh khôn sống ntn?

Cho H đọc một đoạn mục 1 (Từ đầu đến kéo lèng). Nhắc lại trải qua thời gian lao động rất lâu người tối cổ mở rộng địa bàn sinh sống

Với địa bàn mở rộng người tối cổ dựa vào cái gì để tăng nguồn thức ăn?

Người tinh khôn là người ntn so với người tối cổ?

(Đã học: H mô tả lại)

- Cách đây khoảng 40-30 vạn năm người tối cổ sinh sống ở khắp nơi trên đất nước ta (gần: sông, suối, ven biển)

+ Thẩm Khuyên, Thẩm Hải (Lạng Sơn)

+ Quan Yên, Núi Đọ (Thanh Hoá) + Xuân Lộc (Đồng Nai)

- Sử dụng CCLĐ bằng đá, ghè đẽo thô sơ

2.Ở giai đoạn đầu người tinh khôn sống ntn?

(? Khoảng thời gian nào người tinh khôn xuất hiện, ở đâu)

- Khoảng 3-2 vạn năm người tối cổ chuyển dần thành người tinh khôn ở nhiều nơi

+ Mai đá Ngườm (Thái Nguyên) + Sơn Vi (Phú Thọ)

? GV ? ? GV ? GV ? ? GV ?

Dựa vào bài 3 giải thích lại-Chỉ nơi trên lược đồ

Theo em CCLĐ của người tinh khôn có gì khác trước?

Cho H so sánh CC hình 19-20

Phân tích so sánh cho H: CCLĐ thời này sự. Sự khác biệt của CCLĐ vẫn là đá Theo em sự khác biệt đó là gì?

Cho H xem hiện vật phục chế

Với công cụ được cải tiến bằng đá cuộc sống của con người có khác xưa không? Vì sao?

(Đã khác: vì được mài có hình thù rõ ràng nên năng suất lao động cao hơn, cuộc sống dần ổn định không dựa tất cả vào thiên nhiên)

Vậy ở giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới

Với cuộc sống đã dần ổn định để đảm bảo nguồn thức ăn và cuộc sống người tinh khôn đã cải tiến CCLĐ. Vậy đó là những công cụ gì? có đặc điểm và hình dáng ra sao?

Cho H theo dõi xem tranh ở hình 21,22, 23 và so sánh với hình 20 xem có gì giống và khác nhau? (đặc biệt là công cụ gì? ở đâu?)

Khoảng thời gian nào?

Giải thích so sánh cho H rõ công

cụ bằng đá thời kì này có gì tiến mới: Đã được mài sắc ở lưỡi

Ngoài việc chế tạo công cụ bằng đá người nguyên thuỷ còn biết chế tạo công cụ và đồ dùng nào?

Với công cụ được cải tiến làm cho cuộc

+ Lai Châu Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An

- CCLĐ vẫn bằng đá, song có hình thù rõ ràng

(CCLĐ bằng đá được cưa, mài nhẵn)

3.Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới

(Hạ Long, Hoà Bình, Bắc Cạn) - Công cụ bằng đá được mài sắc ở đầu lưỡi được tìm thấy

+ Hoà Bình, Bắc Cạn, Quỳnh Văn (NA)

+ Cách ngày nay khoảng 10000- 4000 năm

-Người nguyên thuỷ biết làm đồ gốm (Cuốc đá)

sống của người nguyên thuỷ có gì khác? (Cuộc sống dần ổn định, chỗ ở lâu dài đặc biệt là đồ gốm-việc sáng tạo chế tác CCLĐ tạo điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống)

*Bài tập (3 phút)

Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ ở nước ta? - Giai đoạn: tối cổ tinh khôn

- Thời gian mở đầu kết thúc - Công cụ điển hình (chế tác đá)

III.Hướng dẫn học bài,làm bài tập về nhà(1 phút).

Nêu các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ (thời gian)? Sự tiến bộ của công cụ chủ yếu. So sánh giai đoạn trước?

………

Ngày soạn: Ngày giảng:

Tiết 10 - Bài 9

ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA I/ Mục tiêu bài học:

1/ K.thức: HS hiểu được ý nghĩa quan trọng của những đỏi mới trong đ/sống vật chất của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình- Bắc Sơn. Ghi nhận tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ và ý thức nâng cao đ/sống tinh thần của họ.

2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận xét , so sánh.

3/ Thái độ:Bồi dưỡng cho Hs ý thức về lao động và tinh thần cộng đồng. II/ Chuẩn bị:

1. Thầy: Tranh ảnh, hiện vật phục chế. 2. Trò : Đọc trước bài.

III/ Phần thể hiện trên lớp :

1.ổn định tổ chức.( 1’) Sĩ số: 6A: 6B: 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

2.1. Hình thức kiểm tra: ( miệng ) 2.2.Nội dung kiểm tra:

* Câu hỏi:

? Nêu các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.(Thời.gian, địa điểm, công cụ)

* Đáp án:

- Giai đoạn người tối cổ: Cách ngày nay 30-40 vạn năm, công cụ đá nghè đẽo thô sơ.Tìm thấy ở núi Đọ, Quan Yên( Thanh Hoá ), Xuân Lộc ( Đồng Nai )

- Giai đoạn người tinh khôn: Cách ngày nay khoáng 3-2 vạn năm. Công cụ chủ yếu kà đá, ghè đẽo thô sơ nhưng có hình thù rõ ràng như rìu bàng đá cuội tìm thấy ở mái đá Ngườm (Sơn Vi )

- Giai đoạn người tinh khôn phát triển: cách ngày nay 12000- 4000 năm công cụ đá được mài sắc: Rìu có vai cùng các công cụ bằng sừng, xương…

.3. Bài mới.

3.1. Nêu vấn đề (1’ ) : Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta trải qua 3 giai đoạn: người tối cổ, người tinh khôn giai đoạn đầu và giai đoạn p.tiển. ở mỗi giai đoạn đều được đánh dấu bởi việc chế tác công cụ sản xuất của người nguyên thuỷ. Ngoài việc chế tác công cụ đẻ nâng cao đ/sống vật chất , người nguyên thuỷ còn chú ý đến đời sống tinh thần. ở thời Bắc Sơn, Hoà Bình, Hạ Long đời sống tinh thần vật chất của họ như thế nào. Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.

3.2. Các hoạt động dạy và học *Hoạt động 1:( 12’)

- GV giảng theo SGK…

? ở các giai đoạn của người nguyên thuỷ công cụ chủ yếu của họ làm bằng gì.

( Bằng đá -> người nguyên thuỷ luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động.)

- GV: ở mỗi giai đoạn càng về sau công cụ càng được cải tiến.

? Em hãy chỉ ra sự cải tiến đó.

( Ghè đẽo thô sơ-> mài mỏng-> sắc hơn-> đẹp hơn.) - Gv giảng tiếp theo SGK.

- HS quan sát H25 miêu tả và nhận xét. ? Công cụ đồ dùng nào quan trọng nhất

( Công cụ bằng đá mài vát 1 bên, có chuôi tra cán, chày tinh sảo hơn…Đồ gốm là phát minh quan trọng nhất.) ? Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng

đá. (Đất-> nặn-> nung => Chứng tỏ công cụ sản xuất được cải tiến. Đời sống của người nguyên thuỷ được nâng cao hơn…)

? Những điểm mới về công cụ sản xuất của thời Hoà Bình, Bắc Sơn là gì.

( Đồ đá tinh sảo hơn.)

1/ Đời sống vật chất.

- Người nguyên thuỷ luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động, công cụ chủ yếu bằng đá.

+ Thời Vi Sơn: rìu, ghè đẽo. + Thời Hoà Bình, Bắc Sơn: rìu mài, bôn chày.

- Ngoài ra họ còn dùng tre, gỗ, xương, sừng đặc biệt là đồ gốm.

- GV giảng theo SGK.

? ý nghĩa của việc trồng trọt chăn nuôi.

( Con người tự tạo ra lương thực, thức ăn cần thiết, cuộc sống ổn định hơn, ít phụ thuộc vào thiên nhiên.)

- GV giảng tiếp theo SGK.

- GVKL: Đến thời Hoà Bình, Bắc Sơn, người nguyên thuỷ biết cải tiến công cụ với nhiều loại, nhiều nguyên liệu khác

nhau, làm đồ dùng cần thiết, biết chăn nuôi trồng trọt, làm lều lợp bằng cỏ cây.

* Hoạt động 2: ( 11’)

- GV giảng theo SGK. " Từ đầu…..ở một nơi".

?Tại sao chúng ta biết được người bấy giờ đã sinh sống định cư ở một nơi.

(Hang động có lớp vỏ sò dày 3-> 4 m ).

- GV giảng: số người đông hơn có quan hệ với nhau. - GV lấy dẫn chứng và so sánh với gia đình hiện nay. - GV ghi bảng theo 2 cột.

Quan hệ nhóm gốc huyết thống / \ /

thị tộc mẹ ->mẫu hệ

- GV: Chế độ thị tộc mẫu hệ là tổ chức xã hội đầu tiên của loài người, lúc đó vị trí của người phụ nữ trong xã hội và gia đình ( thị tộc) rất quan trọng ( kinh tế hái lượm và săn bắn, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào người phụ nữ ). Trong thị tộc có người đứng đầu để lo việc làm ăn, đó là người mẹ lớn tuổi nhất. Lịch sử gọi đó là thời kỳ thị tộc mẫu hệ.

- GVKL: Thời Hoà Bình, Bắc Sơn người nguyên thuỷ sống thành từng nhóm (cùng huyết thống) ở một nơi ổn định, tôn vinh người mẹ lớn tuổi nhất làm chủ. Đó là thời kỳ thị tộc mẫu hệ.

* Hoạt động 3: ( 11’)

- GV cho HS quan sát tranh và H 26. ? Có những loại hình nào, dùng để làm gì.

( Vòng tai, khuyên tai bằng đá, dùng để trang sức ).

- Họ còn biết trồng trọt như rau, đậu, bầu bí…biết chăn nuôi chó, lợn…

- Họ sống chủ yếu ở hang động, mái đá, làm túp lều lợp cỏ cây

2/ Tổ chức xã hội.

- Người nguyên thuỷ sống thành từng nhóm ở vùng thuận tiện, định cư lâu dài ở một nơi.

- Quan hệ xã hội được hình thành, những người cùng họ hàng chung sống với nhau, tôn người mẹ lớn tuổi nhất làm chủ gọi là chế độ thị tộc mẫu hệ.

3/ Đời sống tinh thần.

- Họ biết làm đồ trang sức vỏ ốc xuyên lỗ, vòng tay, khuyên tai bằng đá, chuỗi hạt bằng đất nung.

? Theo em, sự xuất hiện của những đồ trang sức đó có ý nghĩa gì.

( Cuộc sống vật chất của con người ngày càng ổn định, cuộc sống tinh thần phong phú hơn, họ có nhu cầu làm đẹp…)

- HS quan sát H 27 - miêu tả hình đó nói lên điều gì. ( Mối quan hệ gắn bó mẹ con, anh em => quan hệ thị tộc).

- GV giảng tiếp theo SGK.

? Việc chôn lưỡi cuốc theo người chết có ý nghĩa gì. ( Người nguyên thuỷ Hoà Bình, Bắc Sơn quan niệm rằng, người chết sang thế giới bên kia vẫn phải lao động.)

_ GVKL: Đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ Hoà Bình, bắc Sơn phong phú hơn.

- GVCC toàn bài: Cuộc sống của người nguyên thuỷ Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ long đã khác nhiều nhờ trồng trọt, chăn nuôi, nên cuộc sống ngày càng ổn định, cuộc sống phong phú hơn ( thị tộc mẫu hệ) tốt đẹp hơn. Đây là giai đoạn quan trọng mở đầu cho bước tiếp theo sau vượt qua thời kỳ nguyên thuỷ.

- Họ đã có khiếu thẩm mĩ, biết vẽ trên hang đá, những hình mô tả cuộc sống tinh thần. - Họ có quan niệm tín ngưỡng (chôn công cụ lao động cùng với người chết).

4. Củng cố kiểm tra đánh giá : ( 2’)

* Bài tập: Điền dấu đúng sai vào ô trống sau.

Những điểm mới trong đời sống vật chất, xã hội và tinh thần của người nguyên thuỷ thời kỳ Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long.

Công cụ đá, rìu, ghè đẽo. S

Công cụ rìu mài, đá, bôn chày, tre, gỗ, sừng, xương, gốm. Đ

Biết chăn nuôi, trồng trọt. Đ

Quan hệ xã hội thị tộc. S

Biết làm đồ trang sức. Đ

..5.Hướng dẫn học bài. ( 1’ ) - Học và nắm vững nội dung bài.

Ngày soạn: Ngày giảng:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 - TRỌN BỘ (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w