Đánh giá sơ bộ mức độ đa dạng di truyền cây mắm trắng tại khu dự trữ sinh

Một phần của tài liệu BƢỚC ĐẦU HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP VÀ NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY MẮM TRẮNG (Avicenni alba) TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ BẰNG KỸ THUẬT RAPD (Trang 61 - 65)

sinh quyển Cần Giờ

Chúng tôi đã tiến hành phản ứng RAPD với primer OPAC10 sử dụng thành phần hóa chất và chu kì nhiệt ở nghiệm thức 2, thí nghiệm 1 trên 16 mẫu DNA đã ly trích có kết quả đo OD đạt từ 1,8 -2,2. Kết quả có 2 mẫu không cho sản phẩm khuếch đại. Đối chiếu với thao tác thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy đây là mẫu cuối cùng khi chúng tôi tiến hành chia từ ống trộn chính sang các eppendorf khác, sự hao

hụt không thể tránh khỏi khi tiến hành với những thể tích nhỏ nhƣ vậy, do đó nồng độ thành phần các chất ở mẫu này có thể đã bị thay đổi, do đó phản ứng khuếch đại đã không xảy ra.

Với 16 mẫu thực hiện phản ứng RAPD – PCR, chúng tôi thực hiện thành công 14 mẫu (chiếm tỉ lệ 87%), thu đƣợc tổng cộng là 49 băng, với 7 băng có kích thƣớc khác nhau, trung bình 3,5 băng/mẫu. Số băng tối đa chúng tôi thu đƣợc là 5 băng (ở 2 mẫu 11.AA07 và 5A.AA19), số băng ít nhất là 2 băng (thu đƣợc đƣợc ở 2mẫu 11.AA09 và 11.AA11). Măc dù số băng còn thấp nhƣng cũng thấy xuất hiện những băng đa hình ở những mẫu này. Kết quả thu đƣợc 6 băng đa hình (chiếm tỉ lệ 85%) và 1 băng đồng hình (chiếm tỉ lệ 15%) có kích thƣớc khoảng 200 bp.

Hình 4.10. Kết quả thực hiện RAPD trên cây mắm trắng.

Trong các mẫu phân tích, băng đồng hình 200 bp luôn xuất hiện, vì vậy chúng tôi nghĩ rằng có thể đây là băng đặc trƣng để phân biệt giữa cây mắm trắng với các cây khác trong chi mắm. Từ kết quả điện di thu đƣợc trên gel điện di, chúng tôi mã hóa số liệu thành dạng nhị phân 1 và 0 (1 là có băng, 0 là không có băng), và đem kết quả này phân tích với phần mềm NTSYSpc2.1 để phân tích sự đa dạng di truyền. Kết quả chúng tôi thu đƣợc cây phân nhóm của các mẫu đã phân tích.

Hình 4.11. Cây phân nhóm di truyền 14 mẫu mắm trắng phân tích

Với 14 mẫu đem phân tích chia thành 2 nhánh chính có khoảng cách phân nhóm là 0,55. Nhóm I gồm 5 mẫu 10A.AA12, 2B.AA48, 6B.AA32, 10A.AA13 và 1.AA49. Nhánh này lại chia thành 2 nhánh phụ có hệ số đồng dạng di truyền từ 0,81 – 1, điều này cho thấy có sự tƣơng đồng cao giữa 5 mẫu này. Đặc biệt giữa 2 cặp mẫu 10A.AA13 và 1.AA49; 10A.AA12 và 2B.AA48, có hệ số đồng dạng lên đến 1, chứng tỏ những cặp mẫu này có bộ gien hoàn toàn giống nhau. Mặc dù các mẫu này đƣợc lấy ở các tiểu khu khác nhau và khoảng cách cũng khá xa nhau. Điều này có thể là do chúng là những cây đƣợc tái sinh cùng thời điểm từ một nguồn cây mẹ giống nhau do đó mang bộ gien giống nhau. Bên cạnh đó, khi so sánh tọa độ lấy mẫu của những mẫu này, chúng tôi nhận thấy chúng đƣợc lấy tại những tiểu khu liền kề nhau dọc theo đƣờng thủy, nhƣ vậy theo chúng tôi nhận định, có thể đây là một dạng phát tán tự nhiên của cây mắm trắng.

Trong nhánh II gồm 5 mẫu còn lại đƣợc chia làm nhiều nhánh nhỏ, phức tạp, có hệ số đồng dạng di truyền từ 0,63 – 1. Đáng chú ý là 2 mẫu 17A.AA01 và 17A.AA03 có hệ số đồng dạng di truyền là 1. Hai mẫu này đều đƣợc lấy từ tiểu khu 17, mẫu 17A.AA01 là cây con, trong khi mẫu 17A.AA03 là cây đã trƣởng thành.

Coefficient 0.55 0.66 0.78 0.89 1.00 10A.AA12 17.AA01 17.AA03 21.AA06 11.AA09 11.AA11 5A.AA19 10B.AA25 7.AA45 11.AA07 10A.AA12 2B.AA48 6B.AA32 10A.AA13 1.AA49

Điều này cho thấy có thể đây là những cây đƣợc phát tán tự nhiên hoặc đƣợc trồng từ một nguồn gốc chung. Tƣơng tự, hai mẫu 11.AA09 và 11.AA11 đƣợc lấy tại tiểu khu 11 cũng có hệ số đồng dạng di truyền là 1, và đều là cây con. Nhƣ vậy, có thể chúng cũng đƣợc phát tán tự nhiên cùng một nguồn gốc chung, hoặc có thể là cây đƣợc tái sinh theo các chƣơng trình phục hồi rừng với cùng một nguồn cây giống.

Nhƣ vậy một cách tổng quát, kết quả phân tích trên phần mềm NTSYSpc2.1 cho thấy quần thể mắm trắng tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ có hệ số đồng dạng di truyền tƣơng đối cao, từ 0,55 – 1, và có đến 3 cặp mẫu có hệ số này là 1. Điều này có thể nhận định rằng sự đa dạng di truyền của quần thể mắm trắng nơi đây ở mức thấp. Ở những mẫu đƣợc lấy theo đƣờng bộ và lấy theo đƣờng sông đều cho thấy có vài trƣờng hợp hệ số đồng dạng di truyền là 1. Với kết quả nhƣ vậy, chúng tôi nhận định rằng, mắm trắng tuy là cây tiên phong của rừng ngập mặn nhƣng nó không phải là cây chủ lực của rừng Cần Giờ, chủ yếu là mọc tự nhiên. Công tác tái tạo, trồng mới quần thể mắm trắng cũng ít đƣợc tiến hành do đó sự phân bố rộng của mắm trắng có thể chủ yếu là do tính thích nghi, sinh trƣởng mạnh của cây mắm trắng trên những rừng ngập mặn, hình thức sinh sản chủ yếu là của mắm trắng là tự thụ phấn và phát tán, lan rộng nhờ vào hạt và cây con mọc lên từ rễ chính, trong đó hình thức phán tán của hạt chiếm ƣu thế hơn ở cây mắm trắng. Ở những cây mọc theo sông, nhờ dòng nƣớc mà hạt mắm trắng đƣợc mang khắp nơi. Có thể vì lý do này mà tính đa dạng di truyền của quần thể mắm trắng tại nơi đây ở mức thấp. Bên cạnh đó cũng nguồn giống cây mắm trắng đƣợc tái sinh lúc ban đầu chủ yếu lấy từ nguồn giống tại chỗ do đó mức độ đa dạng về di truyền thấp là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhƣ vậy càng về sau, hệ số đồng dạng di truyền của quần thể mắm trắng tại nơi đây sẽ càng tăng cao hơn nữa do sự tự thụ phấn và lại giống. Điều này có thể dẫn đến sự hủy diệt quần thể mắm trắng nơi đây khi có dịch bệnh, sâu hại tấn công trên diện rộng. Vì vậy các công tác tái tạo, phục hồi tính đa dạng di truyền của cây mắm trắng cần đặc biệt đƣợc chú trọng để nâng cao tính đa dạng của quần thể mắm, giữ gìn tính đa dạng sinh học rừng và giữ gìn một hệ sinh thái rừng bền vững.

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu BƢỚC ĐẦU HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP VÀ NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY MẮM TRẮNG (Avicenni alba) TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ BẰNG KỸ THUẬT RAPD (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)