Nguyên tắc của phản ứng PCR

Một phần của tài liệu BƢỚC ĐẦU HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP VÀ NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY MẮM TRẮNG (Avicenni alba) TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ BẰNG KỸ THUẬT RAPD (Trang 31)

Hình 2.5. Sơ đồ tóm tắt nguyên lý kỹ thuật PCR.

Nguyên lý kỹ thuật PCR Từ 30 – 40 chu kỳ Bƣớc 1: Biến tính Bƣớc 2: Bắt cặp Bƣớc 3: Nối dài

Phản ứng PCR đƣợc thực hiện qua 30 - 40 chu kỳ. Mỗi chu kỳ bao gồm các bƣớc: biến tính DNA, bắt cặp, kéo dài [7].

Biến tính: Hai mạch của chuỗi xoắn kép đƣợc tách ra nhờ nhiệt độ cao (94 - 960 C).

Bắt cặp: Nhiệt độ phản ứng giảm xuống để primer liên kết vào các mạch của DNA đích theo nguyên tắc bổ sung (nhiệt độ này phụ thuộc vào primer nhƣng thƣờng là 50 - 560 C).

Kéo dài: Kéo dài dây mới nhờ primer dƣới sự thực hiện của Taq DNA polymerase (720 C).

Sau 30 - 40 chu kỳ, tiếp tục ủ ở 4oC trong 5 - 15 phút để hoàn thiện các sản phẩm PCR.

2.6.4. Ứng dụng của kỹ thuật PCR

Hiện nay, thành tựu của PCR mở ra nhiều triển vọng cho sinh học phân tử, với nhiều ứng dụng trong sinh học, trong y khoa, trong nông nghiệp và trong nhiều lĩnh vực khác.

Trong nghiên cứu genomic: multiplex PCR.

Trong nghiên cứu y học: Phát hiện, chẩn đoán đƣợc nhiều loại bệnh do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra.

Trong nông nghiệp: Chọn lọc giống cây trồng nhờ chỉ thị DNA (MAS), kiểm tra kết quả chuyển gien [8].

2.5.5. Ƣu và nhƣợc điểm của kỹ thuật PCR

Ưu điểm của kỹ thuật PCR

Cho kết quả nhanh, nhạy, chỉ cần một lƣợng nhỏ DNA là có thể thực hiện. Độ nhạy rất cao.

Thao tác đơn giản.

Thời gian thực hiện nhanh.

Độ tinh sạch của mẫu không cần cao. Lƣợng mẫu cần ít.

Nhược điểm của kỹ thuật PCR [1], [7]

 Do quá nhạy nên kỹ thuật PCR có thể cho kết quả dƣơng tính giả. Trong một số trƣờng hợp vi sinh vật gây bệnh đã chết hoặc chƣa đủ lƣợng gây bệnh thì phản ứng PCR vẫn cho kết quả dƣơng tính.

 Kích thƣớc của đoạn khuếch đại bị giới hạn. Phản ứng PCR chỉ cho kết quả tốt khi thực hiện với những đoạn DNA có kích thƣớc dƣới 1,5 kb. Với những đoạn có kích thƣớc trên 3kb, phản ứng PCR tỏ ra vô hiệu.

 Sự sao chép bởi Taq DNA polymerase cho tỉ lệ sai sót khá cao (đến 10-4, nghĩa là cứ khoảng 10000 nucleotid thì enzyme có thể gắn sai một nucleotid)

2.6. Các chỉ thị phân tử dùng trong nghiên cứu tính đa dạng di truyền

Nguồn gốc tính đa dạng sinh học ở thực vật nói riêng và ở sinh vật nói chung nằm ở thứ tự các bộ ba trên phân tử DNA làm nên bộ máy di truyền của chúng. Hiếm có các cá thể trong cùng một loài hoặc cùng một giống có thứ tự các bộ ba trên DNA trong bộ gien giống hệt nhau. Việc xác định tính đa dạng sinh học cực kì quan trọng trong chọn giống vì các vật liệu di truyền dùng để lai tạo thƣờng đƣợc đòi hỏi có tính đa dạng càng lớn càng tốt [8].

Để nghiên cứu tính đa dạng di truyền của các cá thể, quần thể về căn bản ngƣời ta thƣờng dựa trên các chỉ thị DNA. Chỉ thị DNA có thể đƣợc chia làm hai nhóm:

 Nhóm không dựa trên PCR (non PCR-based): RFLP

 Nhóm dựa trên PCR (PCR-based): SSCP, SSR, RAPD, AFLP Các phƣơng pháp này đều sử dụng sản phẩm DNA đã đƣợc chiết tách, tinh sạch từ khâu ly trích.

2.6.1. Nhóm không dựa trên PCR

RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism)

Là phƣơng pháp dùng để so sánh DNA của các cá thể khác nhau sau khi cắt mẫu DNA bằng một enzyme giới hạn. Nếu trình tự DNA của hai cá thể cùng loài giống nhau hoàn toàn thì sau khi cắt DNA bằng enzyme giới hạn cùng loại sẽ thấy

các băng DNA hoàn toàn giống nhau về số lƣợng và kích thƣớc. Ngƣợc lại nếu có sự khác nhau về trình tự DNA (khác giống hoặc do đột biến) thì sẽ có sự khác nhau về các băng DNA.

Phƣơng pháp tiến hành: DNA sau khi tách chiết đƣợc phân cắt bằng một enzyme nhất định, rồi chạy điện di, lúc này các đoạn DNA tách riêng ra với nhau tùy theo kích thƣớc của nó chạy trên gel agarose. Những đoạn DNA này đƣợc chuyển từ gel sang một thể rắn (tấm lọc nitrocellulose hoặc màng lọc bằng nylon), nơi nó bị cố định. Sau giai đoạn trƣớc khi lai DNA, ngƣời ta cố định các vị trí trên màng, nơi quá trình lai DNA sẽ xảy ra. Các DNA (gien liên kết với marker) sẽ gắn với nucleic acid thăm dò (probe, hay RFLP marker) đƣợc đánh dấu bằng phóng xạ. Quá trình lai giữa DNA và probe nhƣ vậy đƣợc gọi là lai DNA. Sau khi lai, tấm lọc hay màng lọc đƣợc rửa để loại bỏ các probe không gắn, hoặc gắn yếu với DNA đang nghiên cứu. Tiếp sau đó, DNA lai với probe tự ghi trên biểu đồ phát xạ. Sau khi điện di, gel đƣợc chụp dƣới tia cực tím. Các đoạn DNA xuất hiện thành các đốm liên tục. DNA lai với probe sẽ cho tín hiệu khi thể hiện ra trên phim X – quang. Các sọc có tính đa hình (polymorphism) có thể đƣợc quan sát để đánh giá [10].

RFLP marker có khả năng sử dụng rất phong phú, nhƣng quy trình thực hiện phức tạp, nguy hiểm đến sức khỏe ngƣời thực hiện, đắt tiền, yêu cầu DNA có số lƣợng và chất lƣợng rất cao. Do đó, ngƣời ta có xu hƣớng áp dụng những marker đơn giản hơn, an toàn hơn, trên cơ sở phản ứng chuỗi polymerase [3], [4], [11].

2.6.2. Nhóm dựa trên PCR

2.6.2.1 SSCP (Single – Strand Conformation Polymorphism)

Ngƣời ta đã tìm thấy có sự chuyển dịch của đoạn DNA dạng dây đơn, ngắn, trong điều kiện chƣa qua quá trình biến tính DNA thành dây đơn . Ngƣời ta giả định rằng: sự thay đổi chuỗi mã di truyền DNA là do sự thay đổi ngoại hình của dây đơn (single – strand conformation). Sự thay đổi này làm cho DNA chuyển dịch trên gel, tạo ra thể đa hình [1], [4].

Trong phân tích SSCP, phản ứng chuẩn PCR đã hoàn thành. Sản phẩm của PCR này lại bị mở dây đơn lần nữa và ngâm vào trong nƣớc đá. Khi đó hiện tƣợng snap – back sẽ xảy ra trên cấu trúc thứ cấp. Để tránh hiện tƣợng đứt gãy cấu trúc thứ cấp, các mẫu phải đƣợc xử lý trong điều kiện lạnh. Nếu P32

đƣợc dùng trong PCR, thì phim chụp X – quang sẽ thể hiện vị trí của DNA trên gel. Nếu không, ngƣời ta sẽ dùng bạc để nhuộm gel. DNA khi nhuộm bằng bạc sẽ nhạy cảm gấp trăm lần nhuộm Ethidium bromide [11].

SSCP marker là công cụ rất mạnh và nhanh, nhƣng nó chỉ áp dụng cho việc tìm kiếm thể đa hình của những đoạn phân tử DNA tƣơng đối ngắn. SSCP có thể xác định tính chất dị hợp tử của những đoạn phân tử DNA (có cùng trọng lƣợng phân tử), và nó có thể phân biệt đƣợc sự thay đổi của một vài nucleotide nào đó. Ngƣời ta cho nó là công cụ hữu dụng trong xét nghiệm bệnh di truyền ở ngƣời. Trong thực vật, SSCP chƣa đƣợc phát triển nhiều. Ngƣời ta hi vọng, SSCP marker sẽ giúp cho việc phân nhóm di truyền ở con lai trở nên dễ dàng hơn, khi chúng ta có primer thích hợp đối với tính trạng quan trọng nào đó [11].

2.6.2.2. Microsatellite (SSR: Simple Sequence Repeat)

SSR là các trình tự hai nucleotide ((AC)n, (AG)n, (AT)n) hoặc ba nucleotide ((TAT)n, (TCT)n, (CAG)n) lặp lại. Do vậy nguyên tắc của phƣơng pháp này là dựa trên sự khuếch đại các trình tự lặp lại trên bộ gien bằng các primer đặc hiệu có khả năng bổ sung vào hai đầu của locus microsatellite. Sản phẩm PCR là các đoạn DNA có chiều dài khác nhau do sự biến thiên về độ dài đƣợc tách ra trên gel polyacrylamid hoặc trong mao quản của máy giải trình tự DNA. Do số lần lặp lại cao của microsatellite ở các cá thể nên sự đa hình cao hơn ở các trƣờng hợp khác nhƣ RFLP, RAPD và sự đa hình ở các cá thể khác nhau tất nhiên là khác nhau. Chiều dài các đoạn DNA qua điện di thƣờng có kích thƣớc 100 – 200 bp. Tuy nhiên, SSR thƣờng đƣợc phân tích trên DNA hệ gien nhỏ mang trình tự lặp lại và kích thƣớc của chúng đƣợc nhận biết sau khi điện di trên gel [4], [11].

SSR đƣợc thực hiện theo bốn bƣớc:

 Thực hiện phản ứng khuếch đại qua PCR với các primer đặc trƣng cho các đoạn lặp đơn giản.

 Điện di kết quả trên gel polyacrylamid và tính toán số liệu, xác định mức độ giống và khác nhau giữa các đoạn lặp DNA.

 Xử lý số liệu bằng các phần mềm nhƣ Map Marker Program, SYSTAT, NTSYSpc lập bản đồ di truyền và dựng cây phát sinh chủng loại.

2.6.2.3. AFLP (Amplified Fragment Length Polymorphism)

AFLP, đa hình chiều dài các đoạn DNA đƣợc khuếch đại chọn lọc, do Vos và cộng sự phát minh 1975, là kỹ thuật đƣợc áp dụng để phân tích tính đa dạng của sinh vật từ hàng trăm đoạn DNA giới hạn đã đƣợc khuếch đại đồng thời nhờ phản ứng PCR [13], [18], [20].

Trên nguyên tắc, AFLP gồm hai nội dung cơ bản:

 Cắt DNA bằng enzyme cắt giới hạn có bổ sung các adapter đặc hiệu tạo nên các đoạn có đầu mút giống nhau, đặc trƣng cho các primer đã chọn trƣớc. Adapter là một đoạn oligonucleotide đôi, đƣợc tổng hợp nhân tạo và có trình tự tƣơng ứng với trình tự ở đầu đoạn DNA đƣợc phân cắt bởi một loại enzyme nhất định.

 Nhân đoạn DNA bằng kỹ thuật PCR qua hai giai đoạn với hai loại primer khác nhau.

Các thành phần tham gia trong phản ứng AFLP:

Các enzyme:

Để cắt DNA của bộ gien, 2 enzyme cắt hạn chế đƣợc sử dụng:

MseI: Là enzyme cắt ở vị trí xác định là 4 base

EcoRI: Là enzyme cắt ở vị trí xác định là 6 base

Sau phản ứng cắt, có ba loại đoạn DNA thu nhận đƣợc: một loại đoạn DNA đƣợc cắt bởi EcoRI ở cả hai đầu kết thúc, một loại đoạn DNA đƣợc cắt bởi EcoRI ở một đầu kết thúc này và MseI ở đầu kết thúc khác, và một loại đoạn DNA đƣợc cắt bởi MseI ở cả hai đầu kết thúc [13].

Hình 2.6. Cơ chế cắt của enzyme MseI và EcoRI.

Adapter:

Adapters là trình tự sợi đôi chuyên biệt cho cả vị trí của EcoRI và vị trí của MseI. Sự gắn kết của adapter đối với DNA đã đƣợc cắt thay đổi vị trí cắt để ngăn

chặn sự phân cắt thứ hai xảy ra sau khi đã gắn kết [13].

Hình 2.7. Cơ chế gắn của adapter MseI và adapter EcoRI.

Các primer: Có hai loại primer đƣợc sử dụng:

Primer dùng trong khuếch đại tiền chọn lọc:

EcoRI A 5’-GAC TGC GTA CCA ATT CA-3’

MseI C 5’-GAT GAG TCC TGA GTA AC-3’

Primer này đƣợc thiết kế tƣơng ứng với adapter đã sử dụng, đồng thời có gắn thêm một nucleotide ở đầu 3’ để chọn lọc những đoạn DNA cần khuếch đại, cụ thể là EcoRI gắn thêm nucleotide A và MseI gắn thêm nucleotide C ở đầu 3’.

Kết quả chủ yếu của việc chọn trƣớc PCR là các đoạn DNA đó có một vị trí cắt của MseI và EcoRI, và cũng có nucleotide quan tâm. Bƣớc khuếch đại tiền chọn lọc sẽ làm giảm đi sự phức tạp trong việc thu nhận những đoạn DNA [13].

Hình 2.8. Cơ chế khuếch đại tiền chọn lọc trong phản ứng AFLP.

Primer dùng trong khuếch đại chọn lọc:

Là các primer khuếch đại tiền chọn lọc đƣợc thêm vào từ 1 đến 2 nucleotide ở đầu 3’. Ví dụ: EcoRI A gắn thêm CT và MseI C gắn thêm AG vào đầu 3’.

Kết quả là so với primer đƣợc thiết kế tƣơng ứng với adapter thì primer khuếch đại chọn lọc có thêm ba nucleotide ở đầu 3’. Điều này giúp cho việc lựa chọn các đoạn DNA chặt chẻ hơn, giảm sự phức tạp khi đọc kết quả các đoạn DNA trên gel.

Sau khi đƣợc khuếch đại PCR với các primer này, kết quả của mỗi mẫu đƣợc phân tích trên máy giải trình tự DNA.

Việc chọn lựa sự khuếch đại với hai primer EcoRI và MseI là khuếch đại chủ yếu các đoạn DNA đƣợc gắn hai primer EcoRI-MseI. Các đoạn DNA EcoRI-EcoRI không đƣợc khuếch đại. Các đoạn DNA MseI-MseI không đƣợc nhận biết trong quá trình khuếch đại do không chứa chất phát huỳnh quang. Chỉ có những sợi chứa

EcoRI đƣợc nhận biết [1], [13].

EcoRI 5’FAM-GACTGCGTACCAATTC ACT-3’

Hình 2.9. Cơ chế khuếch đại chọn lọc trong phản ứng AFLP.

Trên cơ sở đó quy trình thực hiện AFLP có thể gồm bốn bƣớc cơ bản:  Tách chiết và tinh sạch DNA.

 Cắt các mẫu DNA nghiên cứu bằng các cặp enzyme giới hạn chọn lọc có bổ sung adapter tƣơng ứng.

 Tiến hành PCR hai giai đoạn với hai loại primer đặc hiệu, primer 1 + 1 nucleotide và primer 2 + 2 nucleotide.

 Phân tích kết quả bằng các phần mềm thông dụng, lập cây phát sinh chủng loại để xác định sự khác biệt di truyền và đa dạng sinh học của các mẫu nghiên cứu.

Hình 2.10. Cơ chế phản ứng trong kỹ thuật AFLP.

Kỹ thuật AFLP có các ƣu điểm:

 Lƣợng DNA cần cho phản ứng rất ít.

 Cho kết quả nhanh, ổn định và các lần lặp lại có độ tin cậy cao do kỹ thuật AFLP có các điều kiện nghiêm ngặt của phản ứng PCR.

 Kỹ thuật AFLP thực hiện trên nhiều đối tƣợng sinh vật khác nhau.  Không cần biết trật tự nucleotide của hệ gien.

 Tạo nhiều băng khuếch đại – khả năng tạo đa hình cao, chỉ thị phân tử cho lƣợng thông tin cao.

AFLP đƣợc ứng dụng trong việc xây dựng bản đồ gien thực vật bao gồm:

 Thiết lặp nhóm gien liên kết nhau trong một thể nhiễm sắc trong quá trình cho tạp giao.

 Làm bão hòa các vùng có gien lạ đƣa vào.  Ƣớc lƣợng mức độ có quan hệ giữa các giống.

2.6.2.4. RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA)

Là phƣơng pháp xác định sự đa hình về kích thƣớc các đoạn DNA sau khi thực hiện PCR mẫu DNA thí nghiệm. Kỹ thuật này cho phép phát hiện thể đa hình mà không cần biết trƣớc thứ tự các nucleotide bằng cách dùng các primer tổng hợp, mạch đơn, ngắn, dãy mã đƣợc thiết kế ngẫu nhiên để thực hiện PCR [4]. Sau khi bắt cặp tại các vị trí chuyên biệt trên sợi DNA, primer tiến hành sự khuếch đại để tạo ra các đoạn có kích thƣớc khác nhau, có khi lên tới 2 kb. Các đoạn với kích thƣớc khác nhau này đƣợc nhận biết bằng điện di [11]. Một primer có thể tạo nên sự đa hình DNA giữa các cá thể và các đoạn đa hình này có thể đƣợc dùng nhƣ những marker để xác định sự đa dạng di truyền. RAPD đƣợc xem nhƣ một phƣơng pháp tạo sự đa hình DNA nhanh và hữu hiệu [7]. Các bộ kit primer dùng cho RAPD đã đƣợc thƣơng mại hóa trên thị trƣờng và các primer cũng rất dễ đƣợc tổng hợp. Về trang thiết bị chỉ cần có máy PCR và hệ thống điện di. Cần quan tâm đến yếu tố nồng độ DNA, điều kiện thí nghiệm, chƣơng trình chạy PCR và cần lựa chọn primer thích hợp cho sự đa hình cao.

Có thể tóm tắt kỹ thuật RAPD nhƣ sau:

3’ 1 2 3 5’ DNA mẫu

5’ 4 5 6 3’

Hình 2.11. Sự bắt cặp và khuếch đại trong phản ứng RAPD – PCR.

 Chú giải: Các mũi tên biểu thị cho các primer (các primer có trình tự giống nhau, khoảng 10 nucleotide); các số 1, 2, 3, 4, 5, 6 tƣợng trƣng cho các vị trí trên DNA mẫu mà primer gắn vào; các primer bắt cặp vào các vị trí 1, 2, 3 trên mạch đơn DNA mẫu 3’- 5’, các primer bắt cặp vào các vị trí 4, 5, 6 trên mạch đơn DNA mẫu 5’ - 3’. Trong trƣờng hợp này, có 2 sản phẩm PCR đƣợc tạo thành:

Sản phẩm B Sản phẩm A

 Sản phẩm A: Là sản phẩm PCR khuếch đại một đoạn DNA nằm giữa hai vị trí 2 và 5.

 Sản phẩm B: Là sản phẩm PCR khuếch đại một đoạn DNA nằm giữa hai vị trí 3 và 6.

 Không có sản phẩm PCR hình thành bởi các primer nằm ở vị trí 1 và 4 do hai vị trí này quá xa nhau để cho phép hoàn thành sự khuếch đại.

 Không có sản phẩm hình thành bởi các primer nằm ở vị trí 2 và 4, 3 và 5, do các primer không có chiều hƣớng vào nhau.

Kỹ thuật RAPD đƣợc thực hiện theo ba bƣớc cơ bản:

Một phần của tài liệu BƢỚC ĐẦU HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP VÀ NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY MẮM TRẮNG (Avicenni alba) TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ BẰNG KỸ THUẬT RAPD (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)