Đại diện các huyện (nơi triển khai các tiểu dự án tại mỗi tỉnh) ủng hộ nội dung của buổi tham vấn và đưa ra nhiều câu hỏi, đề xuất và yêu cầu cho việc thực hiện dự án, cụ thể như sau:
Toàn thể nhân dân và chính quyền địa phương (cấp thôn, xã) trong vùng dự án
ủng hộ việc thực hiện dự án. Các tiểu dự án được đề xuất đều dựa trên cơ sở tham vấn từ cộng đồng (cấp xã), do vậy phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và tự nhiên tại mỗi địa phương;
Ban quản lý dự án tại mỗi tỉnh có trách nhiệm phải phổ biến công khai các thông tin liên quan đến dự án, đồng thời đảm bảo việc thực thi những giải pháp giảm thiểu có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của mỗi địa phương;
Về qui mô của các tiểu dự án thuộc hợp phần 1 và 3 là không lớn khi so sánh
với những dự án tương tự đã được triển khai trên địa bàn từng huyện bởi nguồn vốn chính phủ. Do vậy, những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội do các hoạt động của dự án có thể được tạo ra là không lớn về phạm vi và mức độ tác động;
Các tiểu dự án chỉ tập trung vào việc nâng cấp những tuyến đường hiện có ở cấp thôn, xã, huyện; dự kiến việc đền bù nhỏ và để tạo mặt bằng cho dự án sẽ không phải di dân; Các công trình thủy lợi được xây dựng ở qui mô nhỏ, bao gồm hệ thống dẫn nước và đập tràn nhằm tăng cường khả năng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Các công trình này sẽ được xây dựng ở những nơi an toàn về tài nguyên và môi trường, với mục đích không đe dọa đến các loài động thực vật hoang dã cũng như nguồn nước mặt tự nhiên;
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội tại từng huyện, các hợp phần của dự án phải tiến hành nhanh trong điều kiện thời tiết tốt và hoàn thành dứt điểm từng công đoạn của từng tiểu dự án, không xây dựng dự án ồ ạt trên toàn tuyến bằng một cách thiếu kế hoạch ;
Tại hiện trường thực hiện những tiểu dự án, Ban quản lý dự án thường xuyên
có ghi nhận các ý kiến phản hồi của người dân địa phương để có điều chỉnh hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế với mục tiêu giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội;
Đề nghị nhà đầu tư và nhà thầu xây dựng cam kết thực hiện đúng theo cam kết
về việc giảm thiểu các tác động tiêu cực mà dự án tạo ra, cụ thể như quản lý môi trường, quan trắc chất lượng môi trường, tăng cường sử dụng lao động tại chỗ và quản lý tốt về nhân sự cho từng tiểu dự án;;
Tất cả các địa phương đều có đề xuất là nên có các qui tắc xử phạt hoặc thậm chí đơn phương chấm dứt hợp đồng với chủ thầu nếu họ không thực hiện theo đúng cam kết. Đặc biệt, hệ thống quan trắc môi trường cần thực hiện đầy đủ và định kỳ phù hợp với chương trình bảo vệ môi trường và phải được công khai đối với cộng đồng địa phương;
Tất cả các địa phương sẽ tạo những điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa cho dự án, như hỗ trợ công tác chuẩn bị mặt bằng cho từng tiểu dự án, đảm bảo việc thực hiện đúng các chính sách về đền bù và tái định cư của chính phủ và của
27 Ngân hàng thế giới; hợp tác cùng với ban quản lý dự án và nhà thầu trong việc thực hiện tốt các giải pháp giảm thiểu để ngăn chặn những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội;
Đồng ý với các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường dự kiến sẽ được nêu
trong khung quản lý môi trường và xã hội. Thành lập Ban quản lý liên ngành với sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc giám sát thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đối với nhà thầu;
Cộng đồng địa phương hợp tác và chia sẻ với Ban quản lý dự án đối với những
vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
28
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Nội dung cam kết bảo vệ môi trường (EPC)
I. Thông tin chung
1.1. Tên dự án đầu tư: nêu đúng tên gọi của dự án như trong dự án đầu tư (báo cáo
nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương).
1.2. Tên doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án: …
1.3. Địa chỉ liên hệ của doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án: …
1.4. Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án: …
1.5. Phương tiện liên lạc với doanh nghiệp, cơ quan chủ dự án: (số điện thoại, số
Fax, E-mail …).
1.6. Địa điểm thực hiện dự án
Mô tả vị trí địa lý (tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới) của địa điểm thực hiện dự án kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, đường giao thông …), các đối tượng về kinh tế - xã hội (khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử… ), hiện trạng sử dụng đất trên diện tích đất của dự án và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án.
Chỉ rõ đâu là nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành áp dụng đối với các nguồn này.
1.7. Quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Nêu tóm lược về quy mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất; liệt kê danh mục các thiết bị, máy móc kèm theo tình trạng của chúng.
1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng
Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất được tính theo ngày, tháng hoặc năm và phương thức cung cấp.
Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho sản xuất.
Yêu cầu:
Đối với dự án, phương án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, nội dung của phần I Phụ lục này cần phải bổ sung: thông tin về cơ sở đang hoạt động, đặc biệt là các thông tin liên quan các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng hoặc loại bỏ hoặc thay đổi, điều chỉnh, bổ sung.
Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, trong nội
dung của phần I Phụ lục này, cần làm rõ hiện trạng thi công các hạng mục công trình của dự án, thể hiện rõ các thông tin về những thay đổi liên quan đến địa điểm, quy mô, công suất.
29
II. Các tác động môi trường
2.1. Các loại chất thải phát sinh 2.1.1. Khí thải: …
2.1.2. Nước thải: … 2.1.3. Chất thải rắn: … 2.1.4. Chất thải khác: …
Đối với mỗi loại chất thải phải nêu đủ các thông tin về: nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải và hàm lượng/nồng độ của từng thành phần.
2.2. Các tác động khác
Nêu tóm tắt các tác động (nếu có) do: sự xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; sự biến đổi vi khí hậu; sự suy thoái các thành phần môi trường; sự biến đổi đa dạng sinh học và các yếu tố khác.
III. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực
3.1. Xử lý chất thải
Mỗi loại chất thải phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp xử lý tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
3.2. Giảm thiểu các tác động khác
Mỗi loại tác động phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
Yêu cầu:
Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, nội
dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó.
Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, trong nội
30 thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
IV. Các công trình xử lý môi trường, chương trình giám sát môi trường
4.1. Các công trình xử lý môi trường
Liệt kê đầy đủ các công trình xử lý môi trường đối với các chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải khác trong khuôn khổ của dự án; kèm theo tiến độ thi công cụ thể cho từng công trình;
Các công trình xử lý môi trường phải được làm rõ về chủng loại, đặc tính kỹ
thuật, số lượng cần thiết.
4.2. Chương trình giám sát môi trường
Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
Yêu cầu: Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, nội dung của mục 4.1 Phụ lục này cần phải nêu rõ hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở đang hoạt động và mối liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp, nâng công suất.
V. Cam kết thực hiện
Cam kết về việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu tác động khác nêu trong bản cam kết; cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về môi trường; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
31
Phụ lục 2. Quy tắc môi trường thực tiễn (ECOP)
1. Đường giao thông nông thôn
Tác động môi trường Biện pháp giảm thiểu
Xói mòn từ vết xẻ đường mới, lấp đầy và bồi lắng tạm thời các đường nước tự nhiên
Hạn chế di dời đất đến mùa khô.
Bảo vệ bề mặt khu vực đất dễ bị tổn thương bằng lớp phủ.
Lắp đặt các hố lắng, trồng cây chống xói bề mặt ngay khi có thể.
Ô nhiễm nước mặt và nước ngầm do dầu, mỡ, nhiên liệu trong khu vực thiết bị
Thu gom và tái chế các chất bôi trơn. Phòng ngừa tránh các rủi ro tràn dầu. Tạo ra các vũng nước ứ đọng
trong khu vực mỏ vật liệu, mỏ đá… dễ dàng cho muỗi sinh sản và các sinh vật truyền bệnh khác
Nhà thầu được yêu cầu bởi các điều kiện hợp đồng phải phục hồi các công trường như điều kiện ban đầu ở những nơi có thể để tránh tạo ra các khu vực tù đọng nước.
Phá hủy các công trình, thực vật và đất trong phần trong biên giải phóng mặt bằng, các mỏ vật liệu, bãi đổ thải và khu vực để thiết bị
Các liên kết thay thế.
Thu hoạch và sử dụng tài nguyên rừng phạm vi công cộng trước khi thi công.
Bồi thường cho chủ đất tư nhân.
Nhà thầu được yêu cầu bởi các điều kiện hợp đồng phải phục hồi các công trường như điều kiện ban đầu ở những nơi có thể để tránh tạo ra các khu vực tù đọng nước.
Làm gián đoạn tầng đất cái và các nguyên mẫu thoát nước đường bộ (trong khu vực cắt hoặc bồi lấp)
Lắp đặt các công trình thoát nước phù hợp.
Lở đất, sụt, trượt đất và các thay đổi khối lượng khác tại khu vực vết cắt đường
Liên kết các tuyến đường để tránh các khu vực không ổn định.
Thiết kế các công trình thoát nước để giảm thiểu tối đa sự thay đổi dòng chảy bề mặt và phù hợp với điều kiện địa phương, theo các khảo sát trước đó.
Ổn định các vết cắt đường bằng các kết cấu (tường bê tông, xây tường khô, rọ đá…).
Ổn định đất vùng cao và các công trình thoát nước. Xói mòn đất dưới lòng đường do
dòng chảy tập trung tại các cống kín hoặc hở
Tăng cường số lượng cửa cống thoát nước.
Đặt các cửa cống sao cho tránh được hiện tượng xối nước mạnh.
32 các bể lặng.
Làm tăng lắng cặn lơ lửng trong sông suối do xói mòn vết cắt đường, suy giảm chất lượng nước và tăng bồi lắng dưới hạ nguồn
Thiết lập che phủ thực vật trên bề mặt dễ xói lở ngay khi có thể.
Thiết lập các hố thu để giảm thiểu lắng cặn trước khi nước chảy vào sông suối.
Các mối nguy hại tới sức khỏe và ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của cây trồng cạnh các tuyến đường do sự phát tán bụi
Kiểm sát bụi bằng cách áp dụng biện pháp tưới nước hay sử dụng hóa chất.
Nguy cơ tai nạn liên quan đến xe cộ lưu thông và giao thông vận tải, có thể gây ra sự cố tràn vật liệu độc hại, thương tích hoặc thiệt hại về người
Quy định về vận chuyển vật liệu độc hại để giảm thiểu nguy hiểm.
Cấp phép vận chuyển chất thải độc hại thông qua các khu vực nhạy cảm về mặt sinh thái.
Sử dụng biển báo đường và kiểm soát giao thông hợp lý.
Giáo dục các tài xế và người bộ hành địa phương. Lắp đặt rào cản tại các khu vực nguy hiểm trong các khu vực dốc với những đường cong đột ngột.
Tạo ra con đường mới cho các sinh vật truyền bệnh ảnh hưởng đến con ngườ và động vật
Thiết lập dịch vụ vệ sinh động vật, công trồng và các điểm kiểm tra liên quan.
Các phát hiện ngẫu nhiên
Chủ tiểu dự án và nhà thầu phải tạm dung công việc thi công và thông báo tới cơ quan công quyền có trách nhiệm về văn hóa và thông tin kịp thời. Khi nhận được thông tin, cơ quan này phải có biện pháp để xử lý kịp thời nhằm đảm bảo tiến độ. Trong trường hợp cần thiết phải đình chỉ thi công để bảo tồn nguyên trạng của di tích, cơ quan này phải thông báo đến cơ quan có trách nhiệm cao hơn để ra quyết định. Trong trường hợp phải thăm dò và khai quật, ngân sách cho hoạt động này được quyết định bởi Chính phủ (điều 37 của Luật Di sản văn hóa số
28/2011/QH10).
Vật liệu chưa nổ (UXO)
Nếu UXO được tìm thấy trong khi thi công, nhà thầu phải dừng thi công, bảo vệ khu vực nguy hiểm và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền ngay lập tức. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp/kỹ thuật đặt biệt để thăm dò, kiểm soát và di dời UXO kịp thời để đảm bảo tiến độ thi công.