0
Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW NHẬT BẢN PPTX (Trang 31 -35 )

Tính độc lập của NHTW phải được coi trọng, trong các quyết định về chính sách tiền tệ cần có Hội đồng chính sách tiền tệ riêng như Nhật Bản có Hội đồng chính sách.

Thực hiện quản lý dự trữ theo phương pháp nối tiếp nhau, khiến công tác dự báo các yếu tố về cầu vốn khả dụng tương đối dễ dàng vì NHTW hoàn toàn

biết chắc chắn về lượng cầu DTBB do đó việc dự báo cầu vốn khả dụng của TCTD chính là dự báo về cầu dự trữ dư thừa.

Quản lý dự trữ theo phương pháp trùng nhau một phần sẽ gặp khó khăn trong việc dự báo cầu vôn khả dụng nhưng ngược lại, số dư tiền gửi để tính DTBB cũng như lãi suất thị trường ít biến động hơn, và do đó hiệu quả sẽ cao hơn. Tuy nhiên, để có thể thực hiện cách quản lý giống BOJ đòi hỏi phải có thị trường liên ngân hàng có mức độ phát triển nhất định và đặc biệt phải có một hệ thống thanh toán hiện đại.

Trong quản lý dự trữ bắt buộc theo phương pháp trùng nhau một phần, bằng cách điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và khoảng thời gian của kỳ duy trì để hệ thống ngân hàng luôn trong tình trạng thiếu hụt dự trữ ròng phải phụ thuộc vào Ngân hàng Trung ương, từ đó đảm bảo cân bằng tài chính, phụ thuộc vào từng đặc điểm ở từng nước.

Đối với NHNN

Vấn đề quan trọng đặt ra đối với NHNN là năng lực và kinh nghiệm trong điều hành. Một đội ngũ cán bộ năng lực, kinh nghiệm sẽ cho phép NHTW thực hiện các phân tích, đánh giá thị trường một cách chuẩn xác, đưa ra các dự báo phù hợp với tình hình thực tế để từ đó quyết định cung ứng hoặc rút bớt tiền ra khỏi lưu thông kịp thời và hiệu quả. NHNN cần phải đặc biệt chú ý đến công tác cán bộ, thực hiện đào tạo và đào tạo lại theo chương trình chuẩn hóa phù hợp với xu thế hòa nhập hiện nay. Ngoài việc phát triển đội ngũ cán bộ, NHNN cũng cần tập trung hoàn thiện các điều kiện kỹ thuật phục vụ cho quá trình điều hành cung ứng tiền. Đó là các kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin, kỹ thuật dự báo, kỹ thuật thống kê tiền tệ... những kỹ thuật tiên tiến được áp dụng kết hợp với đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm sẽ là nền tảng cho sự thành công trong quá trình cung ứng và kiểm soát khối tiền của NHNN Việt Nam.

Đối với các bộ nghành có liên quan NHNN là người thực hiện công tác dự báo, quản lý vốn khả dụng. Trong quá trình thực hiện, một phần NHNN không thể đảm đương được mọi công việc mà cần có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành khác nhau. Các bộ, các ngành có chức năng cung cấp thông tin liên quan để phục vụ cho việc dự báo vốn khả dụng

Nghiệp vụ thị trường mở đi vào hoạt động tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 12/7/2000. Đến nay nghiệp vụ thị trường mở đã trở thành một công cụ gián tiếp quan trọng của chính sách tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần đảm bảo an toàn thanh toán, điều tiết vốn khả dụng, ổn định lãi suất nhằm thực hiện mục tiêu CSTT. Tần suất và khối lượng trúng thầu nghiệp vụ thị trường mở tăng dần qua các năm kể từ ngày khai trương cho đến nay. Hiện nay ở Việt Nam, với điều kiện thị trường tiền tệ phát triển ở mức độ thấp, trình độ công nghệ chưa cao, nghiệp vụ OMOs chưa phát huy hết hiệu quả trong điều tiết vốn khả dụng, thì công cụ dự trữ bắt buộc vẫn đóng vai trò chủ chốt. NHNN có thể chủ động tác động tới cầu vốn khả dụng của các ngân hàng thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tuy nhiên việc điều tiết này gây xáo trộn lớn về vốn trên toàn diện hệ thống, nên nó sẽ trở nên không hiệu quả nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc cứ thường xuyên thay đổi. Hạn chế lớn nhất hiện nay đối với công cụ DTBB đó là việc qui định trả lãi cho tiền gửi dự trữ vượt mức không khuyến khích các NHTM sử dụng tối đa nguồn vốn dẫn đến tình trạng dự trữ vượt mức nhiều, từ đó hạn chế hoạt động cho vay qua đêm.

Đây là công cụ quan trọng nhất, linh hoạt nhất trong việc điều tiết vốn khả dụng vì vậy cần mở rộng các giấy tờ có giá được phép giao dịch trên thị trường mở và tạo điều kiện thu hút thêm nhiều thành viên tham gia, tiếp tục nâng cấp hệ thống giao dịch, đặc biệt Sở giao dịch NHNN cần nghiên cứu hệ thống thanh toán theo tổng thời gian thực(RTGSs) trong giao dịch thị trường mở giống BOJ.

Phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam tạo ra môi trường thuận lợi để NHNN quản lý vốn khả dụng hiệu quả:

Thị trường liên ngân hàng là nòng cốt của thị trường tiền tệ. Mọi động thái chính sách tiền tệ nói chung hay hoạt động điều tiết vốn khả dụng của NHNN trước tiên ảnh hưởng tới thị trường này. Do đó tác động của NHNN bằng các công cụ chính sách tiền tệ vào vốn khả dụng của các ngân hàng có hiệu quả hay không, theo quan điểm người viết hoàn toàn phụ thuộc vào "môi trường" liên ngân hàng Việt Nam phát triển ở mức độ nào. Vì thế giải pháp đầu tiên là phải phát triển thị trường liên ngân hàng, với nhóm giải pháp sau:

- Thành viên giao dịch: hiện nay đối tượng tham gia thị trường liên ngân hàng

phi ngân hàng vốn đang phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam là các Công ty chứng khoán thì chưa hề tham gia vào các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Mặc dù, thị trường chứng khoán Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển, song trong tương lai việc xem xét đưa các công ty chứng khoán vào giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giống như các quốc gia mà ta đã nghiên cứu là điều cần lưu ý tới. Nhật Bản đã mở rộng thành viên giao dịch nhờ thực hiện QEP và hệ thống thanh toán tổng thời gian thực (RTGSs).

Thêm nữa, trên thị trường liên ngân hàng các quốc gia khác thường có các công ty môi giới, như ở thị trường liên ngân hàng Nhật Bản có Công ty môi giới Tanshi là công ty môi giới tiền tệ lớn nhất, bên cạnh nó còn có cả một Hiệp hội môi giới tiền tệ (Money Broker Association), góp phần kết nối cung cầu vốn của các thành viên tham gia, thúc đẩy thị trường trở lên "trôi chảy" hơn. Ở Việt Nam cũng vậy, việc thành lập các công ty môi giới tiền tệ là điều rất quan trọng làm tăng khối lượng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, vì thế khi các TCTD thiếu hụt vốn khả dụng, họ sẽ thông qua các trung gian này tìm kiếm được nguồn vốn bổ sung kịp thời mà không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn vay từ NHNN nữa. Ban đầu khi thành lập để đảm bảo tính ổn định của thị trường các công ty này sẽ thuộc sở hữu của Nhà nước và Bộ tài chính chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của công ty, nhưng khi thị trường đi vào ổn định, việc phát triển các công ty dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau là điều gợi mở trong thời gian tới.

- Hệ thống thanh toán: Các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đòi hỏi

phải thực hiện nhanh và trên phạm vi rộng (toàn cầu) vì vậy việc chào giá, thoả thuận và thực hiện giao dịch phải thông qua hệ thống mạng có độ an toàn cao. Hiện nay, có khoảng 30 ngân hàng thương mại đã thực hiện giao dịch vốn (gửi tiền/cho vay và nhận tiền gửi/đi vay) liên ngân hàng thông qua hệ thống giao dịch của Hãng Reuters. Tuy nhiên do thông tin (lãi suất, kỳ hạn...) trên thị trường liên ngân hàng là rất quan trọng đối với NHNN trong quản lý vốn khả dụng cho nên ở các nước có thị trường liên ngân hàng phát triển thì NHTW của họ thường xây dựng một mạng riêng cho mình, điển hình như ta đã nghiên cứu có BOJ-net của Nhật Bản.

Trên thị trường tiền tệ Nhật Bản đã hình thành một thị trường hoán đổi (swap market) hoạt động chuyên nghiệp, các thành viên tham gia trên thị trường không chỉ có cácTCTD mà các tổ chức tài chính phi ngân hàng tham gia rất động, trong đó

BOJ đóng vai trò vừa là thành viên tham gia thị trường vừa đóng vai trò điều tiết thị trường. Thêm nữa, hình thức hoán đổi rất đa dạng, các TCTD vừa có thể tham gia tìm kiếm nguồn vốn khả dụng bổ sung thiếu hụt tạm thời, vừa có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời. Vì vậy, ở Việt Nam, tuy nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ mới được hình thành, số lượng các TCTD tham gia còn hạn chế, nhưng việc hình thành một thị trường tương tự thì liên bộ bao gồm Bộ Tài chính và NHNN cần nghiên cứu trong thời gian tới.

Những kinh nghiệm thành công của cuộc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Nhật Bản sẽ là những bài học quý đối với Việt Nam.

Những năm 1990, sau hơn một thập kỷ tăng trưởng nóng, “bong bóng kinh tế” Nhật Bản xì hơi, khiến hệ thống ngân hàng, nhà tài trợ vốn chính cho TTCK và thị trường bất động sản lâm vào khủng hoảng nặng nề... Chính phủ Nhật Bản đã phải đứng trước quyết tâm cải cách toàn diện hệ thống tài chính nước này. Những kinh nghiệm thành công của cuộc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Nhật Bản sẽ là những bài học quý đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ VỐN KHẢ DỤNG CỦA NHTW NHẬT BẢN PPTX (Trang 31 -35 )

×