Với chính sách nới lỏng về lượng (QEP) thực hiện vào tháng 3/2001 đã tạo điều kiện cho BOJ phát triển thị trừơng liên ngân hàng trong việc mở rộng số lượng thành viên tham gia và thay đổi cấu trúc của các chủ thể tham gia giao dịch. Với sự phát triển của thị trường liên ngân hàng, tạo ra môi trường truyền tải tác động của BOJ tới tình hình vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng Nhật Bản theo đúng mục tiêu trong từng thời kỳ.
Công cụ lãi suất mà cụ thể là lãi suất liên ngân hàng qua đêm được BOJ coi như là mục tiêu hoạt động, qua đó mỗi một thay đổi lãi suất liên ngân hàng không những phản ánh đầy đủ tình trạng vốn khả dụng của toàn hệ thống làm cơ sở để BOJ thực hiện các công cụ CSTT mà còn thấy được tính hiệu quả điều hành các công cụ CSTT của BOJ trong việc bơm hút vốn khả dụng trên thị trường.
Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển, cơ chế điều hành lãi suất thả nổi như ở Nhật Bản, BOJ ngày càng coi trọng việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở như một công cụ chính trong việc quản lý vốn khả dụng với tần suất thực hiện ngày càng tăng và phương thức, hàng hoá giao dịch rất đa dạng. Mặc dù trong những năm gần đây vai trò của DTBB và nghiệp vụ tái cấp vốn trong quản lý vốn khả dụng ở Nhật Bản trở nên khá mờ nhạt, nhưng BOJ vẫn sử dụng chúng như những công cụ hỗ trợ, bổ sung cho OMOs. Điều này được thể hiện rõ thông qua việc tính toán tình trạng thặng dư, thiếu hụt CABs từ đó là cơ sở để xác định khối lượng tiền cần bơm, hút và phương thức giao dịch của OMOs. Trong nghiệp vụ tái cấp vốn, với hình thức cho vay Lormbard và cho vay thấu chi cũng là kênh bơm vốn khả dụng vào hệ thống với kỳ hạn qua đêm, góp phần hướng lãi suất liên ngân hàng giao động quanh môc 0% đúng như mục đích của BOJ.
Một trong những điều kiện tiên quyết thực hiện OMOs một cách linh hoạt và chuẩn xác ở Nhật Bản đó là công tác dự báo vốn khả dụng. BOJ đặt ra kế hoạch dự báo vốn khả dụng của toàn hệ thống trước đó ba tháng, sau đó tiến hành điều chỉnh số liệu liên tục theo thời gian, bám sát với thực trạng thị trường. Để có đựơc điều này thì tất cả các Phòng ban của từng Vụ và tất cả các chi nhánh của BOJ trên toàn quốc được tổ chức thu thập thông tin cần thiết rồi tổng hợp lại thông qua mạng thông tin của BOJ.