*Có 4 kiểu phát sinh bào tử trần

Một phần của tài liệu Vi sinh vật học -5 (Trang 52 - 54)

VIII. Miscellaneous fungi IX Synnematous fung

*Có 4 kiểu phát sinh bào tử trần

3.8.1. Athroconidi (Thallic development): Bào tử được sinh ra đơn độc hoặc

thành chuỗi bằng sự cắt đoạn các sợi nấm. Ví dụ: Geotrichum. Ở một số chi bào

tử trần dạng phân đoạn và blastic cùng được tạo ra. Ví dụ: Moniliella.

3.8.2. Blastoconidi (Blastic development- kiểu nảy chồi): Bào tử trần được tạo

ra do các sợi nấm và cả của bản thân các bào tử trần tạo thành. Về nguyên tắc, bào tử trần vừa có chức năng của một tế bào sinh bào tử trần vừa có chức năng phát tán. Màng của tế bào sinh bào tử trần giãn ra và phồng lên tạo thành màng bào tử trần. Bào tử trần được tạo ra đơn độc hoặc đồng thời nhiều bào tử trần

một lúc (ví dụ: Botrytis, Aureobasidium) hoặc tạo chuỗi gốc già (Acropetal

chains) ví dụ: Cladosporium. Chúng có thể có đáy hẹp (như Botrytis) hoặc đáy

rộng nhu Epicoccum. Một số chi có đặc trưng là các bào tử trần tạo thành qua lỗ

nhỏ trên vách các tế bào sinh bào tử trần. Kiểu phát sinh bào tử trần này giống kiểu Blastic, nhưng có khác là các tế bào sinh bào tử trần màu tối và có một đỉnh vách dày, nhiều sắc tố mà qua đỉnh này các bào tử trần được chui ra. (ví

dụ: Alternaria, Ulocladium)

3.8.3. Phát sinh kiểu thể bình (Phialidic development): Bào tử trần phát sinh

trong chuỗi gốc non (Basipetal chains) từ miệng của một tế bào đặc biệt gọi là phialide- thể bình. Các thể bình có hình dùi, hình bình…, thường có cổ (cấu tạo

Paecilomyces hoặc kết lại thành giọt nhày như Trichoderma, Phialophora, Stachybotrys, Acremonium, Verticillium.

3.8.4. Phát sinh dạng phân đốt (Annellidie development): Các bào tử trần tạo

thành từ một loạt các đốt tăng trưởng kéo dài hoặc một tế bào sinh bào tử trần phân đốt. Các phân đốt thường khó nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học bình thường, nhưng có thể nhận biết bằng sự tăng chiều dài của đỉnh tế bào sinh bào tử trần (vùng phân đốt trong lúc sinh bào tử trần). Một đặc tính vi học đặc trưng

nữa là bào tử trần có đáy bằng rộng như Scopulariopsis, tế bào sinh bào tử trần

kéo dài thêm một ngấn sau khi bào tử trần được sinh ra.

KHOÁ 2 (Katsuhiko Ando, 2002)

1. Tạo thành dạng bó giá……….Synnematous fungi (IX) 1. Không tạo thành dạng bó giá……….2

2. Trục bào tử xoắn hơn 180……….Helicoconidium (VI) 2. Trục bào tử xoắn dưới 180………...3

3. Đính bào tử tạo thành nhiều trục; các mấu lồi, ngoài lông tơ, có mặt ở 1/4 chiều dài thân bào tử………Stauroconidium (VII)

3. Đính bào tử chỉ có một trục; bất kỳ mấu lồi nào ngoài lông tơ nếu có thì ở không quá 1/4 thân bào tử…………...4

3. Dạng đính bào tử không như trên………..Miscellaneous fungi (VIII)

4. Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng của thân đính bào tử vượt quá 15:1 ……… Scolecoconidium (V).

4. Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng của thân đính bào tử ít hơn 15:1…………. 5 5. Đính bào tử thiếu vách ngăn………...Ameroconidium (I). 5. Đính bào tử có 1 hoặc nhiều vách ngăn………..6

6. Đính bào tử có 1 vách ngăn………...Didymoconidium (II) 6. Đính bào tử nhiều hơn 1 vách ngăn………….7

7. Đính bào tử chỉ có vách ngăn ngang…………...Phragmoconidium (III)

7.Thân đính bào tử bị chia nhỏ bởi các vách ngăn giao nhau nhiều hơn 1 mặt phẳng……...Dictycoconiium (IV)

7. Dạng đính bào tử không như trên……...Miscellaneous (VIII)

Một phần của tài liệu Vi sinh vật học -5 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w