Nâng cao trình độ thâm canh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nghề rừng ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang (Trang 54 - 57)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG HUYỆN YÊN THẾ

2. Nâng cao trình độ thâm canh

Cũng như tất cả các loại cây trồng khác để đảm bảo cho ngành Lâm nghiệp phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả thì cần phải đưa khoa học vào sản xuất. Nâng cao trình độ thâm canh. Để nâng cao được trình độ thâm canh chúng ta cần thực hiện một số khâu sau :

- Đầu tiên cần nâng cao chất lượng nguồn giống, để làm được điều này trước tiên cần quản lý tốt các cơ sở sản xuất giống cơ sở nào có đủ tiêu chuẩn thì mới được phép sản xuất, cũng như các hộ gia đình sản xuất giống. Giống cây lâm nghiệp được trồng ở huyện hiện nay chủ yếu là : Bạch Đàn, và Keo. Để đảm bảo giống cây có chất lượng tốt cần triển khai các phương pháp sản xuất mới như dâm hom, ghép mô… và đảm bảo 100% giống mới trồng đều được sản xuất theo các phương pháp trên. Các giống cây này phải được đảm bảo về nguồn gốc của cây mẹ, cây mẹ phải là cây có chất lượng cao, được lấy từ các cơ sở sản xuất có uy tín được chính quyền các địa phương cấp giấy phép kinh doanh. Các cây con đem trồng phải đảm bảo tỉ lệ sống và có khả năng sinh trường phát triển mạnh.

Đối với các hộ sản xuất giống cây lâm nghiệp thì cần tiến hành tổ chức các cuộc tập huấn kỹ thuật ( kỹ thuật dâm hom, cấy mô ) cho các hộ, đảm bảo cho các cây giống được sản xuất ra có chất lượng cao.

Ngoài việc đảm bảo tốt chất lượng giống cây thì cần phải đảm bảo cung cấp đủ số lượng, kịp thời cho thời vụ trồng rừng. Có phương pháp vận chuyển phù hợp đáp ứng được yêu cầu tại địa phương và các vùng lân cận.

- Đưa khoa học – kỹ thuật vào việc trồng rừng, đảm bảo cho việc trồng rừng đúng kỹ thuật về khoảng cách giữa các hàng và khoảng cách giữa các cây ( thông

thường khoảng cách giữa các cây là 2 – 2,2m, khoảng cách hàng và hàng là 2,2 – 2,5m ). Bên cạnh đó đảm bảo cung cấp đủ lượng phân bón cho cây trồng. Tiến hành trồng rừng đảm bảo đứng mùa vụ, thời vụ trồng rừng là từ thánh 1 đến tháng 5 hàng năm. Đây là giai đoạn bắt đầu có mưa xuân, là thời điểm rất thuận lợi cho cây trồng phát triển, đặc biệt là các cây mới trồng.

- Ngoài ra cần kiểm tra và có kế hoạch khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, việc khai thác cũng phải đúng độ tuổi, theo kỹ thuật đặc biệt là các rừng tự nhiên có thể tái sinh không cần trồng mới thì khai thác cần phải đảm bảo khả năng tái sinh của rừng.

- Để đảm bảo cho các kỹ thuật này được thực hiện thì cần tổ chức tập huấn nâng cao trình độ và hoàn thiện kiến thức cho đội ngũ cán bộ khuyến nông. Đội ngũ khuyến nông là đội ngũ rất quan trọng, là cầu nối giữa nhà nước và nông dân. Đây là lực lượng có hiểu biết về kỹ thuật trồng rừng, nhiệm vụ của họ là tuyên truyền đến người dân làm cho dân hiểu được các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây. Sự hoạt động của lực lượng này có ảnh hưởng nhiều tới trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Chính vì thế cần tổ chức hợp lý và ngày càng hoàn thiện kiến thức cho đội ngũ này thông qua các buổi tập huấn và tham khảo thực tế ở những nơi phát triển.

3.Tăng cường công tác quản lý đối với công tác trồng và bảo về rừng

Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển nghề rừng thì cần tiến hành nâng cao quản lý trong việc trồng và bảo về rừng :

- Đối với công tác trồng rừng : cần đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng tới tận tay người dân. Để đảm bảo cho những mảnh đất có người sử dụng, những cánh rừng có người quản lý có trách nhiệm. Từ đó những mảnh đất cánh rừng sẽ được khai thác có hiệu quả hơn. Những cánh rừng có chủ chăm sóc thực sự vì khi đó lợi ích từ cánh rừng liên quan trực tiếp tới lợi ích của người dân, do đó sự phát triển của rừng có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của họ. Bởi vậy họ có trách nhiệm hơn với những cánh rừng, từ đó mà các cánh rừng được chăm sóc và quản lý có hiệu quả.

Việc trồng phải đảm bảo đúng kĩ thuật, như về khoảng cách giữa hàng và hàng cũng như giữa cây và cây. Trồng rừng đảm bảo khai thác hết phần diện tích có thể, và đảm bảo việc cân đối giữa trồng và chăm sóc. Tránh tình trạng trồng mà không chăm sóc được, làm cho cây không thể phát triển được.

Để trồng rừng có hiệu quả thì cần nghiên cứu áp dụng một số mô hình trồng rừng có hiệu quả. Các mô hình này cho phép khai thác tổng hợp các điều kiện về đất đai cũng như các điều kiện khác. Mô hình “ Trồng gừng dưới tán rừng ” đây là mô hình sử dụng tối đa diện tích đất, phần khoảng trống của đất dưới tán rừng được trồng gừng. Mô hình này là sự kết hợp việc lấy ngắn nuôi dài, gừng được trồng và hàng năm cho thu hoạch qua đó góp phần tích luỹ vốn để đầu tư chăm sóc trở lại rừng. Đây được xem là mô hình tương đối hiệu quả. Ngoài ra còn có một số mô hình khác như kết hợp trồng rừng và trồng cây ăn quả (đặc biệt là vải thiều ), mô hình này khai thác dựa trên độ dốc của các loại đồi. Ở phần chân đồi nơi có độ dốc thấp thường được trồng cây ăn quả, phần đỉnh đồi nơi có độ dốc cao thì tiến hành trồng rừng . Ưu điểm của mô hình này đó là nhờ sự kết hợp mà cho phép chúng ta khai thác được đặc điểm của từng loại cây, cây ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với cây Lâm nghiệp. Do vậy nó sẽ cho thu hoạch trước, mà giá trị của cây ăn quả thì tương đối cao, phần diện tích đất trên đỉnh đồi được sử dụng trồng cây lâm nghiệp điều này cho phép khai thác hết diện tích đất tự nhiên. Trong thời gian tới huyện cần tiến hành nghiên cứu , học hỏi đưa vào một số mô hình mới để đảm bảo cho ngành Lâm nghiệp huyện phát triển mạnh mẽ.

- Đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng : Trong những năm tới cần tiếp tục nâng cao công tác bảo vệ rừng để đảm bảo cho các diện tích rừng trồng được đảm bảo chăm sóc bảo vệ. Để làm tốt công tác bảo về rừng thì cần tiến hành tổng hợp các biện pháp. Trước tiên cần tổ chức hệ thống cán bộ quản lý hợp lý, nâng cao chất lượng của cán bộ kiểm lâm và cán bộ lâm sinh. Tiến hành tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật, tiến hành các buổi diễn tập về phòng trống cháy rừng, tổ chức mua sắm dụng cụ phòng cháy chữa cháy.Tiến hành các biện pháp tuyên chuyền phòng chống, bảo vệ rừng

thông qua các phương tiện thông tin đài báo, thiết lập hệ thống biển báo, phát tờ rơi …

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nghề rừng ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w