II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG TRONG NHỮNG NĂM
3. Thực trạng trồng và chăm sóc rừng
3.1. Thực trạng trồng rừng
Để đảm bảo thực hiện tốt việc trồng rừng thì cần đủ chi phí để đảm bảo cho việc trồng rừng được tiến hành. Chi phí trồng rừng đã được cụ thể hoá thành các định mức kinh tế kỹ thuật. Theo định mức kinh tế kỹ thuật thì chi phí trồng mới vào khoảng 1.673.575 đồng và chi phí này được chia cụ thể như sau :
Bảng 11 : Chi phí trồng mới 1ha rừng
Các chỉ tiêu Chi phí (đồng )
1.Xử lí thực bì
2.Đào hố ( 40x40x40 cm ) 3. Lấp hố
4.Phân bón lót
5.Chi phí vận chuyển (Cây giống+phân ) 6. Dặm cây (10% ) 7. Chi phí thiết kế 314715 566487 239183 125886 264361 62943 100000 Tổng chi phí 1673575
( Nguồn : Lâm trường Đồng Sơn )
Hiện nay trong toàn huyện Yên Thế tổng diện tích rừng trồng của huyện năm 2006 là 13146 ha.Trong năm 2006 trên toàn huyện tiến hành trồng mới được 1000 ha rừng. Trong 13146 ha rừng trồng được phân theo độ tuổi cụ thể như sau :
Bảng 12: Diện tích rừng trồng theo độ tuổi năm 2006
Độ tuổi I II III IV V
Diện tích (ha) 5524,8 572,2 4067,7 2963,5 17,8
( Nguồn : Hạt kiểm lâm huyện Yên Thế )
Ta thấy diện tích rừng 1 năm tuổi là 5524,8 ha là rất lớn. Điều này chứng tỏ rằng năm 2006 diện tích đất được sử dụng cho trồng rừng tăng mạnh. Có được điều này là do chủ trương chính sách của huyện trong việc phát triển ngành Lâm nghiệp như hỗ trợ về giống cây, thực hiện một số chương trình trồng rừng 135 …. Và nó chứng minh rằng hiệu quả thu được từ việc phát triển trồng rừng là lớn. Điều này đã chứng minh cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành Lâm nghiệp trong những năm qua trên địa bàn huyện.
Trong cơ cấu rừng trồng ở huyện Yên Thế thì các loại cây được trồng chủ yếu là Bạch Đàn và Keo. Đây là hai loại cây trồng chính, chủ yếu cho các loại rừng kinh tế. Ưu điểm của các loại cây này là phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, có chu kỳ sinh trưởng ngắn (thường sau 4-5 năm cho thu hoạch ), chi phí đầu tư thấp.Trong những năm qua cây Bạch Đàn và keo đã chứng minh được ưu thế của chúng. Bên cạnh đó một số giống cây khác cũng được sử dụng trồng trong huyện đó là : Mây Nếp, Trám, Muồng, Sơn …
Việc phát triển trồng rừng có thể thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau, trong đó có một số mô hình trồng rừng có hiệu quả và một số mô hình đang xem xét và triển khai thực hiện như : Mô hình trồng rừng kết hợp với cây ăn quả (ở phần diện tích trên đỉnh mỗi đồi thì tiến hành trồng rừng, phần chân đồi có địa hình thấp thuận lợi phát triển cây ăn quả thì trồng cây ăn quả như vải, nhãn… ), Mô hình trồng rừng dưới tán gừng đây là mô hình đang được xem xét đưa vào thực tế, mô hình này riêng sản phẩm Gừng sẽ được hỗ trợ sản xuất và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Tuy nhiên việc diện tích rừng trồng tăng mạnh như vậy nhưng vẫn còn một số nhược điểm. Một số hộ tham gia trồng rừng chủ yếu là để lấy tiền trợ cấp của nhà nước. Bên cạnh đó một số hộ khác thì trồng rừng nhưng việc đầu tư bón phân cho đất và cây rừng là rất ít, thậm chí không đầu tư. Lượng phân mà các cây trồng đòi hỏi không được cung cấp đầy đủ. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây trồng, làm cho cây trồng còi cọc, chậm phát triển thậm chí bị chết. Chính vì vậy làm cho chu kỳ sản xuất kéo dài, cây đến khi được khai thác thì không đáp ứng được một số tiêu chuẩn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cây trồng mà còn làm cho độ phì của đất giảm mạnh, đất đai dần bị thoái hoá, bạc màu ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của ngành Lâm nghiệp. Trong thời gian tới cần có biện pháp khắc phục tình trạng này để đảm bảo cho cây trồng có đủ điều kiện phát triển và tăng độ phì cho đất, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của ngành Lâm nghiệp. Để làm được điều này một giải pháp được xem là hiệu quả nhất đó là tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật cho người dân thấy được lợi ích từ việc trồng rừng và để đảm bảo được lợi ích này thì cần phải đầu tư đúng mức, đúng kỹ thuật.
Như vậy ta có thể thấy phần diện tích rừng có thể khai thác năm 2006 là tương đối lớn ( phần diện tích từ 4 đến 5 năm tuổi ) tùy thuộc vào từng giống cây. Đăc biệt theo sự giới thiệu của một số công ty giống cây Lâm nghiệp thì một số giống có thể cho khai thác khi được 3 năm tuổi, đây là hướng huyện đang xem xét có thể triển khai vào sản xuất trong tương lai.
Nhìn vào độ tuổi của rừng trồng ta thấy phần diện tích cho khai thác mỗi năm là tương đổi ổn định. Trong những năm tới khi phần diện tích đất qui hoạch cho Lâm nghiệp được sử dụng hết thì cần tiến tới ổn định diện tích khai thác và trồng mới từng năm và cùng với đó là việc nâng cao việc quản lý và bảo vệ rừng.
3.2. Thực trạng chăm sóc rừng
Bên cạnh việc phát triển trồng rừng thì trong những năm qua huyện đã chú trọng đầu tư vào chăm sóc rừng. Việc chăm sóc rừng là vấn đề hết sức quan trọng. Đây là điều kiện để cho rừng có thể phát triển thuận lợi, có bón đủ thì cây mới phát triển tốt và đảm bảo được chu kì phát triển. Do vậy cần thực hiện đầu tư chăm sóc một cách đầy đủ và hợp lý, đủ về khối lượng và phải đảm bảo kịp thời. Sau đây là chi phí chăm sóc cho 1ha rừng năm thứ nhất.
Bảng 13 : Chi phí chăm sóc và bảo vệ 1ha rừng năm thứ nhất
Các chỉ tiêu Chi phí 1. Chăm sóc - Phát lần 1 - Cuốc lật đất - Phát lần 2 - Xới đất 2. Bảo vệ 1531613 335696 566487 272753 356677 230791 Tổng 1762404
( Nguồn : Lâm trường Đồng Sơn )
Trên đây là chi phí chăm sóc và bảo vệ năm thứ nhất, chi phí chăm sóc năm thứ 2 là 1138328 và chi phí chăm sóc năm thứ 3 là 566 487.