Một số hình ảnh các vi sinh vật trong quá trình thử nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm khuẩn và tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Psendomonas aeruginosa (Trang 55 - 61)

Hình 4.1: Khuẩn lạc coliform trên môi trƣờng lactose TTC tergitol 7

(khuẩn lạc đặc trưng có màu vàng, da cam hoặc đỏ gạch).

Hình 4.2: Thử nghiệm khả năng lên men đƣờng lactose của coliform, faecal coliform

Hình 4.3: Khuẩn lạc Streptococcus fecalis trên môi trƣờng Slanetz và Bartley

(Các khuẩn lạc đặc trưng có màu nâu đỏ hoặc màu hồng từ trung tâm hoặc toàn bộ khuẩn lạc)

Hình 4.4: Khuẩn lạc Steptococcus fecalis trên thạch mật asculin-nitrua

Hình 4.5: Khuẩn lạc các bào tử Clostridium trên thạch sunphit triptoza

Hình 4.6: Khuẩn lạc P. aeruginosa trên môi trƣờng thạch CN

A. P. aeruginosa trên môi trường thạch CN.

B. P. aeruginosa phát huỳnh quang dưới tia UV.

Hình 4.7: P. aeruginosa trên môi trƣờng King’s B

Hình 4.8: Thử nghiệm kháng sinh đồ vi khuẩn P. aeruginosa

(Đường kính vòng vô khuẩn nhỏ và nằm trong giới hạn đề kháng theo Bảng 3-1 các

kháng sinh thử nghiệm thì vi khuẩn được kết luận là đề kháng với kháng sinh đó – trong hình này dấu mũi tên chỉ vi khuẩn đề kháng với fosfomycin)

4.3.1. Tình hình nhiễm khuẩn nƣớc uống

So sánh tỉ lệ không đạt chỉ tiêu vi sinh giữa các nhóm và loại nƣớc

Mức độ nhiễm các chỉ tiêu vi sinh giữa nhóm nước uống đóng chai và nước uống xử lý khảo sát là như nhau, không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,4 > 0,05). Nhưng giữa các loại nước thì lại có sự khác biệt rõ rệt. Trong nhóm nước uống xử lý, nước uống bệnh viện (NUBV) hầu hết đạt chỉ tiêu vi sinh và nước uống trường học (NUTH) tỉ lệ nhiễm khuẩn thấp.

Nhìn chung trong các loại nước uống, nước uống gia đình (NUGĐ) dẫn đầu mức độ ô nhiễm với tất cả 5 chỉ tiêu vi sinh. Theo Tamagnini L.M. và González R.D. (1997), nước uống đóng chai được vô trùng trong các chai nhựa tái sử dụng hay sử dụng một lần đều không bị nhiễm ColiformsColiform fecal nhưng lại tìm thấy P.

aeruginosa trong các chai nhựa tái sử dụng [40]. Theo Vess et al. (1993), P.

aeruginosa có khả năng sống sót trên bề mặt PVC [41]. Theo chúng tôi, NUGĐ vi

phạm cao có thể là do việc không chú ý đến vệ sinh các chai đựng và dụng cụ chứa nước. Việc tái sử dụng các chai nhựa chứa nước, đun nấu nước uống chưa kỹ hay bảo quản không tốt là những nguyên nhân làm cho tiến trình nhiễm khuẩn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Trái lại, NUBV là loại nước uống ở trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh rất cao nhưng trong các mẫu khảo sát lại không tìm thấy bất cứ một vi khuẩn nào trong tiêu chuẩn. Theo chúng tôi điều này có thể là nước uống trong bệnh viện được xử lý thêm để hạn chế sự lây nhiễm. Đây là một thông tin đáng mừng cho thấy vấn đề vệ sinh môi trường cũng như vệ sinh nước uống trong các bệnh viện được kiểm soát tốt. NUTH chỉ có 6% không đạt tiêu chuẩn vi sinh, chứng tỏ vấn đề vệ sinh nước uống trong các trường học cũng rất được quan tâm. Điều này làm an lòng các bậc phụ huynh vì đa số các mẫu khảo sát đều lấy từ các trường mầm non và tiểu học.

Theo kết quả nghiên cứu của Benoit Lévesque (1994) so sánh chất lượng vi sinh nước máy và nước từ máy làm lạnh nước uống tại khu dân cư và khu văn phòng cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn của nước máy thấp hơn rất nhiều so với nước lấy từ các máy làm lạnh nước uống. Điều này theo tác giả các bình làm lạnh nước uống không

được vệ sinh sạch sẽ là nơi ẩn trú cho vi sinh vật gây bệnh. Một nghiên cứu khác lại cho rằng sự nhiễm khuẩn không phải từ các bình lọc nước uống mà bắt nguồn từ nhà sản xuất (Baumgartner A., 2006). Nước uống đóng chai rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu như quy trình súc rửa, đóng bình, vô trùng không đạt tiêu chuẩn. Và uống nguồn nước bị nhiễm khuẩn như vậy là không an toàn cho sức khỏe, nhất là những đối tượng có hệ miễn dịch kém như là người bệnh, người già và trẻ em.

So sánh giữa các chỉ tiêu vi phạm giữa các nhóm và loại nƣớc

Nhìn chung, trong tất cả các chỉ tiêu vi phạm, P . aeruginosa (chiếm 62% trong 95 mẫu không đạt tiêu chuẩn) là chỉ tiêu bị vi phạm nhiều nhất. Tiếp đến là Coliform

(56%) và fecal Coliform (43%). Vi khuẩn kỵ khí sinh H2S và streptococcus fecalis là chỉ tiêu ít bị vi phạm nhất trong các loại nước uống khảo sát (chỉ chiếm 21% và 13%).

P. aeruginosa

Đây là chỉ tiêu bị nhiễm nhiều nhất trong tất cả các loại nước uống. Giữa 2 nhóm nước tỉ lệ nhiễm khuẩn không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P = 0,8 > 0,05). Giữa các loại nước uống, tỉ lệ nhiễm P. aeruginosa trong NUGĐ là 36% rất cao so với NUBV là 0% và NUTH chỉ chiếm 2%. Sự chênh lệch quá lớn giữa NUGĐ và NUBV, NUTH dẫn đến những khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P= 10-7 >0,001; xem thêm chi tiết ở phụ lục A3).

So sánh 3 loại nước uống có tỉ lệ nhiễm cao là NUĐC, NUCT và NUGĐ vẫn có sự khác biệt có ý nghĩa (P= 0,048 < 0,05). Điều này cho thấy NUGĐ có tỉ lệ nhiễm cao hơn rõ rệt so với các loại nước uống còn lại.

Coliform

Giữa 2 nhóm nước tỉ lệ nhiễm Coliform vẫn không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P= 0,468 > 0,05).

Giữa các loại nước uống thì tỉ lệ này lại có khác biệt rất có ý nghĩa (P = 0,0009 < 0,01). Trong đó, NUGĐ tỉ lệ nhiễm cao nhất (26%), theo sau là NUCT (16%) và NUĐC (10%), NUBV và NUTH có tỉ lệ nhiễm thấp nhất lần lượt là 0% và 6%. Loại trừ ảnh hưởng của nước uống bệnh viện và nước uống trường học thì không có sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm Coliform giữa 3 loại nước uống còn lại (P = 0,09 > 0,05), chứng tỏ nước uống bệnh viện và trường học tỷ lệ nhiễm Coliform không đáng kể.

Coliform fecal

Giữa 2 nhóm nước tỉ lệ nhiễm fecal Coliform vẫn không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P= 0,57 > 0,05).

Giữa các loại nước uống thì tỉ lệ này lại có sự khác biệt rất có ý nghĩa (P = 0,001 < 0,05). Trong đó, NUGĐ có tỉ lệ nhiễm cao nhất (22%), theo sau là NUCT (13%) và NUĐC (8%), NUBV và NUTH có tỉ lệ nhiễm thấp nhất lần lượt là 0% và 2%. Loại trừ ảnh hưởng của nước uống bệnh viện và trường học thì vẫn có sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm giữa 3 loại nước uống còn lại (P = 0,001 < 0,05). Yếu tố còn lại ảnh hưởng đến sự khác biệt đó là nước uống gia đình bị nhiễm khuẩn cao hơn rất nhiều so với các loại nước uống còn lại.

Vi khuẩn kỵ khí sinh H2S và Streptococcus fecalis

Đây là 2 chỉ tiêu ít bị nhiễm nhất trong 5 chỉ tiêu khảo sát. So sánh các tỉ lệ nhiễm của từng chỉ tiêu giữa các nhóm và loại nước uống không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm khuẩn và tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Psendomonas aeruginosa (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)