3.4.1. Kết quả đạt được
Tính từ đầu năm 2007 đến nay, cả nước đã có 162 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hoá và đa dạng hoá hình thức sở hữu, trong đó cổ phần hoá 119 doanh nghiệp, đạt 22% kế hoạch. Trong đó số các doanh nghiệp đã hoàn thành CPH trên thì có 04 tổng công ty hoàn thành cổ phần hoá (TCTy Điện tử và Tin học Việt Nam; TCTy Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam; TCTy Thương mại và Xây dựng; TCTy Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập Tập đoàn Tài chính Bảo Việt), các doanh nghiệp cổ phần hoá có quy mô ngày càng lớn hơn và mở rộng sang các lĩnh vực ngành nghề trước đây Nhà nước còn lắm giữ 100% vốn như: điện lực, bưu chính viễn thong, hang không, hang hải, dầu khí, tài chính, bảo hiểm, ngân hang..
Theo Cục Tài chính Doanh nghiệp dự kiến đến hết năm 2007 sẽ cổ phần hoá được khoảng 200 doanh nghiệp, trong đó các Tổng công ty như: Bảo Việt, Bia - Rượu nước giải khát Sài Gòn, Bia - Rượu nước giải khát Hà Nội, Ngân hang ngoại thương, Ngân hang phát triển nhà Đồng Băng Sông Cửu Long.
Nhờ hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá tiến trình cổ phần hoá trong năm 2007 đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn so với thời gian trước. Hàng loạt các công ty niêm yết và thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng. Hơn nữa một số công ty chứng khoán đã sử dụng một số phương pháp định giá như chiết khấu dòng cổ tức tương lai, định giá theo giá trị tài sản để xác định giá trị cổ phiếu bán đấu giá ra bên ngoài. Các thành viên tham gia đấu giá cũng đã có những tính toán, cân nhắc về giá trị cổ phiếu trước khi đưa ra quyết định của mình. Nhờ vậy không còn những hiện tượng đầu tư tràn lan theo số đông và tâm lý “số đông” như trước kia nữa.
3.4.2. Những hạn chế và khó khăn trong quá trình định giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán Việt Nam trường chứng khoán Việt Nam
Theo quy định hiện hành, có hai cơ chế định giá được phép áp dụng là thành lập Hội đồng định giá hoặc thuê công ty tư vấn định giá độc lập.2 Thành viên của Hội đồng định giá là cán bộ đại diện của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau, ví dụ như Sở Tài chính, Sở KH-CN, Uỷ ban Nhân dân v.v., vì thế ý kiến đánh giá của họ không phải bao giờ cũng thống nhất và có thể bị nghiêng về những mục tiêu quản lý riêng. Do đó, định giá theo cơ chế này thường không phản ánh được giá trị "thực tế" của DNNN. Hơn nữa, mâu thuẫn về quyền lợi giữa DNNN với các cơ quan quản lý nhiều khi làm cho việc định giá chậm được thống nhất. Việc sử dụng công ty tư vấn độc lập để định giá tuy tỏ ra có hiệu quả hơn nhưng vẫn còn những hạn chế trong việc xác định giá trị tài sản vô hình như thương hiệu hay lợi thế kinh doanh. Hơn nữa, hầu hết các công ty tư vấn độc lập của Việt Nam vẫn chưa đủ kinh nghiệm và trình độ để định giá các DNNN lớn và phức tạp.
Về mặt kỹ thuật, tuy trên thế giới có nhiều phương pháp định giá nhưng theo quy định của Bộ Tài chính chỉ có hai phương pháp định giá được phép áp dụng là (1) tài sản ròng và (2) dòng tiền chiết khấu.3 Hai phương pháp này được quy định kèm theo các công thức tính toán cố định. Điều này hạn chế việc tìm kiếm và áp dụng những phương pháp định giá phù hợp hơn.
Tuy đã có những thành công bước đầu để tiến hành cổ phần hóa, nhưng các phương pháp định giá hiện đang áp dụng tại Việt Nam cũng còn nhiều tồn tại.
Thiếu thông tin là vấn đề cơ bản làm cho thị trường chứng khoán không có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Việc thiếu thông tin ảnh hưởng đến các phương pháp định giá như sau
-Thiếu thông tin thống kê về thị trường: hoạt động thống kê theo ngành, theo lĩnh vực kinh doanh và theo các tiêu thức khác vẫn là một vấn đề chưa giải quyết được hoàn toàn, nguyên nhân là chúng ta chưa xây dung được một cơ sở dữ liệu thống nhất toàn quốc, đặc biệt chưa có chế tài cần thiết để các doanh nghiệp phải công bố những thông tin cơ bản của mình. Đa số các doanh nghiệp trừ các công ty niêm yết, công ty có vốn nước ngoài bắt buộc phải kiểm toán, còn lại hầu hết là không có báo cáo kiểm toán. Vì vậy chất lượng những thông tin công bố không có sự đảm bảo nào, do vậy không có một cơ sở dữ liệu chung để thống kê phục vụ cho công tác định giá.
- Thiếu những thông tin nghiên cứu về chứng khoán như những tờ báo của tổ chức xếp hạng tín dụng. Việc không tồn tại các tổ chức xếp hạng tín dụng ở Việt Nam là một trở ngại lớn cho quá trình định giá .
* Những giao dịch có vấn đề
Những giao dịch có vấn đề thường nảy sinh đối với thị trường các nước mới nổi, do có sự quản lý lỏng lẻo của pháp luật cũng như sự thiếu hiểu biết của những người tham gia thị trường. Những thông tin nội gián được sử dụng để kiếm lời riêng thường là những hành động làm ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất non yếu, chứa đựng nguy cơ rủi ro lớn: thao túng giá chứng khoán, những hoạt động nhằn thao túng giá tạo chênh lệch đã và đang xảy ra. Vì vậy giá giao dịch thời gian trước đây có khoảng cách rất lớn với giá trị nội tại của cổ phiếu.
Tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam liên quan đến cổ phiếu còn nhiều vấn đề, như cổ phiếu ngân quỹ chỉ được Bộ tài chính ra văn bản hướng dẫn sau khi các công ty niêm yết đã thực hiện mua bán một thời gian, hoặc một số công ty cổ phần chưa niêm yết trước đây thâm chí có thể vay vốn ngân hàng để mua cổ phiếu của chính mình. Mặt khác, vấn đề liên quan đến tài sản vô hình, cách thức hạch toán và khấu hao chúng như thế nào? vấn đề đất dai, vốn ...
* Quy mô nhỏ nên thiếu sự so sánh
Quy mô thị trường chính thức còn bé, nên không thể tìm kếm những công ty tương tự hoàn toàn như nhau để định giá. Hai công ty niêm yết cùng hoạt động ttong một lĩnh vực nhưng rõ ràng không thể so sánh chúng với nhau được do chúng có quy mô, sản phẩm, tốc độ tăng trưởng khác nhau.
* Vấn đề công ty gia đình
Những công ty cổ phần vốn nhỏ từ 10-15 tỉ đồng rất dễ trở thành một dạng công ty gia đình với thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), và Ban Tổng giám đốc (TGĐ) là người nhà. Điển hình ở Việt Nam là công ty cổ phần Giấy Hải Phòng và CTCP Đồ Hộp Hạ Long. Đối với những công ty cổ phần gia đình như vậy việc định giá rất khó khăn do có thể bị chi phối bởi gia đình nắm giữ.
* Trình độ hiểu biết chung về chứng khoán còn hạn chế
Thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động, nên tất cả những vấn đề liên quan đến nó còn rất mới mẻ đối với người dân, các tổ chức kinh doanh chứng khoán và các cơ quan quản lý.
Chính vì những khó khăn này mà hiện nay việc định giá trên thị trường chứng khoán nước ta vẫn rất trì trệ, do vậy cần có những biện pháp tích cực hạn chế những khó khăn này từng bước đưa hoạt động định giá có chuyên nghiệp hơn đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tóm lại việc định giá ở nước ta hiện nay tuy đã thu được một số thành tựu nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng phát triển đòi hỏi các phương pháp định giá doanh nghiệp càng phải được thực hiện nhanh với độ chính xác cao. Các mô hình định giá hiện nay chỉ cung cấp giá trị cổ phiếu tại một thời điểm mà không xác định được xu thế biến động cũng như không đưa ra được một dự báo cụ thể về giá trị của cổ phiếu đó trong tương lai. Nhưng một số mô hình toán tỏ ra hữu hiệu trong việc khắc phục các nhược điểm này. Thông qua các mô hình định giá ta không những xác định được giá trị cổ phiếu tại một thời điểm nghiên cứu mà còn đưa ra những phân tích, dự báo xu thế biến động của chúng trong tương lai, điều mà các nhà đầu tư rất quan tâm trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư. Chính vì tính ưu việt của các mô hình định giá, nên trong phần sau của luận văn ta sẽ tiến hành nghiên cứu kỹ các mô hình và việc ứng dụng các mô hình đó trong quá trình định giá nhằm tìm kiếm một phương pháp định giá tối ưu nhất.
KẾT LUẬN
Định giá cổ phiếu luôn luôn là vấn đề “sống còn” của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Đặc biệt là đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ thì việc nắm bắt các phương pháp định giá cổ phiếu làm cơ sở cho quyết định đầu tư của mình là rất quan trọng.Trên thế giới hiện tại có nhiều phương pháp và cách tính cổ tính giá cổ phiếu khác nhau. Do về thủ tục, quy định của mỗi nước có điểm khác biệt và nền kinh tế mỗi nước đều có nét riêng nên ngoài phương pháp chung, chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau để đưa ra một đánh giá về cổ phiếu mà mình giao dịch là “ rẻ ” hay “ đắt ”. Điểm lại cơ sở lý thuyết của các mô hình cùng với các điều kiện áp dụng dựa trên nguồn số liệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, em đã giới thiệu một số mô hình định giá với mong muốn đưa ra một phương pháp mới tốt hơn, hiệu quả hơn.
Mô hình định giá tài sản tài chính CAPM vẫn được đánh giá là một mô hình tốt trong đánh giá rủi ro, xác định phần bù rủi ro, hệ số beta và định giá tài sản tài chính. Mô hình này cũng thực sự hữu ích để xác định giá trị của các công ty niêm yểt trên thị trường chứng khoán nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Từ đó ta có thể tiến hành xác định được giá trị của các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc tính toán áp dụng các mô hình toán vào thị trường Việt Nam còn tương đối khó khăn do thị trường của ta còn thiếu hiệu quả. Do vậy các tính toán, ước lượng để dự báo đôi khi còn thiếu chính xác. Trong tương lai khi thị trường đã đi vào ổn định và mang tính chuyên nghiệp thì có thể khắc phục được các yếu tố này.