Hình 6: Cá dĩa đang sinh sản
Phân bố: Các thủy vực thuộc sông Amazon(Brazil), Peru và Venezuela Chiều dài :14-20cm
Chiều dài bể 60-100cm
Thức ăn: Côn trùng, trùng chỉ, trùng muối đỏ, giáp xác râu ngành, chân chèo Nhiệt độ nước 24-280C
Bể nuôi chung với nhiều loài cá khác
Cá khoảng 15cm chiều dài, 20cm chiều ngang, có dạng như cái đĩa. Cá phân bố
trong các thủy vực thuộc hệ thống sông Amazon từ Peru đến Venezuela. Cá được tìm thấy ở nơi thực vật phát triển trong nước tĩnh, các đầm lầy, dọc bờ sông, kênh. Theo Schultz (1960) phân loại cá đĩa như sau:
- Cá đĩa đỏ Symphysodondiscus.
- Cá đĩa xanh lá cây Symphysodon aequifasciata aequifasciata.
- Cá đĩa xám Symphysodon aequifasciata axelrodi - Cá đĩa xanh da trời Symphysodon aequifasciata haraldi.
Ngoài tự nhiên cá có dạng đẹp nhưng rất khó giữ và cho sinh sản. Màu sắc cá biến đổi theo sự thay đổi môi trường. Những màu cơ bản trên thân cá thay đổi từ màu nâu đến đỏ cam và xanh đậm. Chúng có số sọc đứng đậm và các phần không theo nguyên tắc của những đường xanh trên đầu và trên thân. Màu biến đổi rộng theo địa phương và trong cùng một loài chúng có thể đổi màu theo sự thay đổi tập tính của chúng. Phần cơ bản là 15-18 đường ngang có màu đỏ nâu, xanh và chúng bắt đầu từ
mang đến cuối vi hậu môn, vi lưng. Bên cạnh đó, chúng có 9 vạch, 3 trong số này là xanh đậm. Vạch đầu tiên chạy qua mắt, vạch còn lại xiên qua má, vi hậu môn, vi lưng có viền xanh nhạt điểm những chấm, vi bụng xanh nhạt.
Bể nuôi cá đĩa phải rộng và sâu, mực nước khoảng 45-60 cm. Độ pH thích hợp 6-6,8. Ở độ pH này màu sắc của cá sẽ giữ được màu sặc sỡ. Không nên để pH vượt quá 7. Nếu độ pH thay đổi đột ngột thì cá sẽ chết hàng loạt. Cần thay nước 1 lần/ngày. Lượng nước bằng 1/4 nước trong bể. Cần tiến hành đúng giờ để cá quen với sự có mặc của con người vì cá rất nhát.
Thức ăn cho cá phải thay đổi thường xuyên, tránh sử dụng một loại thức ăn. Thức ăn cho cá là cung quăng, trùng chỉ, giòi ruồi, cá nhỏ, thịt gan bằm nhỏ và thực phẩm khô.
Cá thành thục khoảng 1 năm tuổi. Cá lớn 7,5cm chiều cao tỷ lệ sống cao hơn cá nhỏ 2,5cm. Cá cần môi trường acid pH=5,5-6,0. Do vậy nếu bắt cá để nuôi trong hồ
nhân tạo, cần thêm acid carbonic để cho nước có tính hơi acid mới thích hợp cho cá
đẻ.
Để chọn được cá đĩa sinh sản, thường phải nuôi ít nhất 5 con cá thành thục từ cá nhỏ để sau này chọn được 1 cặp thích hợp. Có thể chọn 1 cặp khi cá có dấu hiệu bắt cặp hoặc để cho cá bắt cặp tự nhiên. Việc phân biệt cá đực, cá cái dựa vào hình thái bên ngoài cũng khó khăn. Cá đực thường hình dáng to, đầu hơi gù, vây bụng xệ
xuống, dưới bụng vùng giáp vây lõm vào trong rất rõ. Cá cái thường nhỏ hơn cá đực,
đầu thẳng, phần bụng phía sau vây dưới thẳng theo chiều cong của toàn bộ bụng cá.
Đến thời kỳ sinh sản, con đực có gai sinh dục lồi ra ngắn, chia 2 thùy có dạng nhọn và hơi cong về sau. Ở con cái gai sinh dục lồi ra khoảng 3 mm có dạng tù và thẳng. Cá khoảng 7 tháng tuổi thường bắt cặp nhưng chọn cá 1 năm tuổi cá mới đẻ tốt. Cá đẻ
quanh năm nhưng thường gián đoạn vào những tháng lạnh.
Bểđẻ phải thiết giống với điều kiện tự nhiên. Thường các thực vật thủy sinh có lá to dùng làm giá thể. Có thể dùng gạch tàu, rễ cây lớn, đá phẳng hay ống nước to. Bể đẻ phải đặt nơi không có người qua lại. Có thể dùng giấy sậm màu bao quanh bể. Một cặp cá đực và cá cái có thể cho vào bể kính. Không nên sục khí. Tuyệt đối không làm cho cá hoảng sợ vì như thế cá bố mẹ sẽăn hết trứng mà chính nó đẻ ra.
Hình 7: Gai sinh dục phân biệt cá đực, cá cái
Gai sinh dục cái Gai sinh dục đực
Giai đoạn cá bắt cặp có thể kéo dài đến vài ngày, sau đó chúng tiến hành làm tổ. Lúc này cá bơi khắp bể và hướng đầu về nơi chúng dựđịnh làm giá thể để đẻ. Giá thể thường là tấm gạch tàu, chậu hoa lan. Sau khi dọn tổ thì cá bắt đầu sinh sản. Trước một vài ngày khi cá đẻ, cá bơi chậm đôi lúc đứng yên một chổ. Trong thời kỳ này, cá
đực và cá cái thay phiên nhau làm sạch giá thể đẻ bằng miệng và lướt qua lại. Cá đẻ
khoảng 200-800 trứng. Trứng sau 2-3 ngày thì nở. Cá bột mới nở vẫn dính vào giá thể
sau khoảng 2-3 ngày cá bắt đầu bơi lội và bám vào cơ thể cá bố mẹ.