CÁ THÁI HỔ

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NUÔI cá CẢNH (Trang 71 - 76)

Phân bố: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Laos, Việt Nam... Chiều dài: 38cm

Chiều dài bể > 100cm

Thức ăn: giun, cá mồi sống, tép, thịt băm... Nhiệt độ nước 23 - 30oC

8.1- Cá thái hổ, cá hường Datnoides microlepis (Siamese Tiger Fish ).

Hình 20: Hình dáng bên ngoài của cá Thái hổ

Cá có thân cao gần như hình chữ nhật. Mõm nhô ra, miệng gần như nằm ngang. Thân phủ vẩy lược nhỏ. Tia vây lưng cứng. Tia vây thứ hai của vây hậu môn to và cứng. Cá có màu vàng tới màu kem hồng. Trên đầu có hai vân màu nâu thẩm chạy dọc từ mắt tới gần khới điểm của vây lưng và có một vây chạy tới nắp mang. Bên trong có các sọc đứng màu nâu thẫm hay đen. Vây lưng, vây bụng và vây hậu môn đen.

Trong loài cá thái hổ có nhiều loài phụ khác nhau tùy theo màu sắc và số lượng sọc trên thân cá.

* Hồng hổ. Cá có thân màu ửng hồng. Cá thuộc loại quí hiếm vì có màu sắc hấp dẫn.

* Bạch hổ. Thân có màu xám trắng, không có giá trị kinh tế.

* Hoàng hổ - Thái hổ. Tùy theo tên gọi của từng miền, dòng sông khác nhau cá có

đặc trưng khác nhau như sau:

- Cá thái hổ có 6 sọc đậm. Sọc nằm ngang thẳng đứng không có vết lan. Cá phân bố tự nhiên ở sông Vàm CỏĐông (có giá trị kinh tế). Cá thái hổở sông Tiền và sông Hậu hay còn gọi cá thái tổ miền Tây thì sọc thứ 4 và thứ 5 có vết đen nối dài. Còn ở Cambodia thì sọc thứ 5 có một đốm đen.

- Cá thái tổ 6 sọc lợt. Cũng giống như cá thái hổ 6 sọc đậm nhưng sọc lợt hơn. Cá rất hiếm gặp.

- Cá thái hổ 7 sọc. Có thêm một sọc nối liền giữa thân và đuôi.

- Cá thái hổ 8 sọc hay nhiều sọc hơn. Các loại này không có giá trị kinh tế. Các thí nghiệm về khả năng chịu đựng nhiệt độ của cá cho thấy cá nhiệt độ

thích hợp 27 - 29oC. Ở nhiệt độ 33 - 35oC cá bị đen mình hoàn toàn, bơi chậm chạp và áp sát vào thành bể, cá chết khoảng 10% sau 12 giờ thí nghiệm. Cá sống trong môi trường trung pH trung tính từ 6,5-7. Ngưỡng oxy của cá là 1,4 mg/l.

Cá phân bố nhiều ở sông Vàm Cỏ nên các nơi vớt cá tập trung ở Tây ninh và Long an. Mùa vụ vớt cá con 0,5 - 1,5 cm ngoài tự nhiên từ tháng 11 đến tháng 05 năm

sau. Cá con thường nổi trên mặc nước cạnh các cây lục bình, thực vật thủy sinh ven sông. Người dân chỉ dùng vợt để vớt. Cá có tập tính đẻ trứng dính và dính vào cây cỏ

thủy sinh. Hiện nay chỉ thành công cho cá sinh sản tự nhiên trong ao.

8.2. Cá thái hổ vằn Datnoides quadrifasciatus

Phân bố: Thái lan, Malaysia, Indonesia, Laos, Việt Nam, Ấn Độ, Philippines, Mianma, Australia...

Chiều dài tới 36cm Chiều dài bể > 100cm

Thức ăn: giun, cá mồi sống, tép thịt băm... Nhiệt độ nước 23 - 30oC

Cá thái hổ vằn (Mary - barred Tiger Fish ) có thân cao và dẹp ngang. Viền trước vây lưng đến đầu mõm gần như dốc thẳng. Mõm nhọn, miệng xiên, hàm dưới hơi nhô ra. Vảy thân nhỏ. Cá có màu vàng nhạt tới nâu nhạt và 8 - 10 sọc nâu

thẩm.Trên đầu có 2 vân thẩm chạy từ phía trước vây lưng đến mắt vòng qua nắp mang. Sọc đầu tiên ngang qua gốc vây ngực, sọc thứ 3 quá khởi điểm vây hậu môn. Trên gốc vây đuôi có hai đốm thẩm tròn xếp thẳng đứng. Tập tính sinh sản giống như cá thái hổ.

XII.CÁ SƠN - Glass fish

Phân bố: Thái lan, Malaysia, Indonesia, Laos, Việt Nam (miền Nam ) Chiều dài cá 15-20cm

Chiều dài bể 60cm

Thức ăn: giun, tép, thịt băm.. Nhiệt độ nước 23-28oC

Cá sơn có các loài như sau: cá sơn bầu Chanda wolffii, cá sơn giáng Chanda siamensis, cá sơn xương Chanda gymnocephala. Cá sơn gián hay cá sơn xiêm có thân thon cao và hình thoi, mình dẹp ngang. Miệng xiên, mõm ngắn. Có hai vây lưng, cái thứ nhất gồm những tia vây cứng, còn cái thứ nhì gồm một vây cứng và nhiều tia vây mềm. Vây đuôi chẻ hai rất sâu với hai thùy nhọn. Gai thứ hai vây hậu môn dài và mập hơn các vây khác.

Cá sơn xiêm có màu trong suốt. Chúng phân bố ở khắp mặt nước ao hồ, kênh rạch ở miền Nam nhưng tập trung nhất ở các hồ chứa mặt nước lớn như Dầu tiếng, La ngà. Cá có kích cỡ 5,31cm, trọng lượng 4,32g có thể tham gia sinh sản. Cá thuộc loại

đẻ nhiều lần trong. Kích dục tố dùng cho cá là: dùng não liều sơ bộ 0,5 não/7cá cái, liều quyết định 1.5 não/7 cá cái. Có thể dùng HCG kết hợp với não để kích thích cá rụng trứng. Sức sinh sản tuyệt đối 3860-8250 trứng/cá thể. Trứng thuộc loại trứng nổi, cá đẻ nơi nước chảy, có thực vật thủy sinh. Ở nhiệt độ nước 25-26oC, sau 16-18 giờ

trứng nở.

Cá mới nở có chiều dài <2mm, đầu và đuôi có nhiều điểm đen. Cá một ngày tuổi dinh dưỡng bằng noãn hoàng nhưng giọt dầu trong cơ thể vẫn còn. Khi cá tiêu hết noãn hoàng thì sắc tố mắt xuất hiện, lúc này cá có thể bơi ngang để tìm thức ăn và giọt dầu đến ngày thứ 4 thì không còn nữa. Sau ngày thứ 2 cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài như

trùng bánh xe, giáp xác nhỏ, trùn chỉ.

KỸ THUẬT TIÊM MÀU CHO CÁ SƠN

A- CÁC LOẠI MÀU TIÊM CHO CÁ.

1- Sự lên màu tự nhiên. Màu sắc của cá là sự phối hợp của các loại tế bào sắc tố gồm 3 loại như sau: sắc tố đen (Melanophore), sắc tố vàng (Xanhthophore), sắc tố đỏ

(Erythophore). Tế bào sắc tố phân bố ở từng xốp rời và tầng dưới da có nguồn góc trung bì và là sản phẩm của da. Ngoài tế bào sắc tố còn có những tế bào đặc biệt có thể

phát quang hay những tế bào sáng có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời. Màu sắc của thân, sọc có sự thay đổi là do sự co rút hay giản nở của tế bào sắc tố mà hoạt động của nó là làm tăng hay giảm màu sắc. Tất cả được điều khiển bởi Hormone điều tiết sắc tố MSH (Melanophore Stimulating Hormone) do thùy trung gian tiết ra làm biến

đổi màu sắc của da cá. Nếu cắt bỏ tuyến yên đi làm màu sắc da cá trở nên nhợt nhạt.

2- Màu nhân tạo. Cá sơn có màu trong suốt như thủy tinh nên nuôi chung với các loài cá khác chỉ có ý nghĩa làm màu nền. Để tạo màu sắc đẹp cho cá, các nghệ nhân và các nhà khoa học nghiên cứu tạo màu nhân tạo cho chúng.

- Màu thực phẩm: được pha chế từ một số sản phẩm màu tự nhiên và tạo nên nhiều màu khác nhau

- Màu đỏ: Có thể tạo từ phẩm đỏ Hermatein chiết suất từ gỗ vang hay phẩm đỏ

Cacthamin chiết suất từ một loại cây hay trên côn trùng.

- Màu vàng: Phẩm màu Curcumin chiết suất từ cây nghệ hay phẩm màu gomme gutte chiết suất từ cây bứa. Ngoài ra còn có một số loại màu khác có nguồn gốc thực phẩm như phẩm nâu Xêpia, phẩm Ocxay tạo màu tía nâu, phẩm chàm Indigo...

- Màu tổng hợp: Màu được tổng hợp nhiều chất hữu cơ khau nhau và các dẫn suất khác nhau.

- Màu vàng: Màu gồm các loại phẩm màu như phẩm màu Nitro, Oxy ozoic, Mona ozoic, phẩm Uramin.

- Màu lục: Màu được chế tạo từ phẩm Malarit, phẩm Ethyl, phẩm Sunfo B.

- Màu xanh: Màu được tạo từ Brevete V, Victoria hay xanh Diphenylamin.

- Màu tím: Màu được tạo từ tinh thể Crytal violet, Methyl violet, tím Bezo pupurin 4B.

- Sơn màu: Sơn là hỗn hợp của nhiều chất hữu cơ và vô cơ kết hợp với các dung môi hay các chất kết dính. Sơn dùng để tim cá là loại sơn dầu, trong này có dung môi là dầu sơn. Trước kia nó được trích từ thực vật nhưng sau này từ

các dẫn suất hữu cơ.

B. CÁCH TIÊM MÀU CHO CÁ. 1- Chuẩn bị dụng cụ:

- Kim chích 26 G1/2 của Ý dùng để tiêm cho cá 3-5cm.

- Miếng nút 5 x 3 cm hay miếng vải thật mịn, mềm để tránh gây cho cá bị

thương.

- Màu và dung môi.

- Thùng xốp và nước đá để hạ nhiệt. - Nhiệt kế.

2- Gây mê. Cá có thể dùng các loại hóa chất như Phenoxyethands, MS-222,

Benzocaine dùng gây mê đường hô hấp. Tuy nhiên các loại thuốc này sẽ gây hại đến cá sau khi bị gây mê và giá thành lại mắc. Thêm vào đó chưa có nghiên cứu nào nói về

ở đấy cá bị hôn mê. Cho nên để tim màu được phải gây mê cho cá sơn bằng phương pháp hạ nhiệt. Nhiệt độ thích hợp để gây mê cá sơn là 17-18oC.

3- Tiêm màu: Đường vào của màu. Vị trí tiêm là điểm cuối cùng dưới vây lưng tiêm lên, đây là phần cuối tầng bì giáp với màng đáy và hệ thống mao mạch. Tiếp theo các sợi cơ vân là các sợi Actin và Myosin kết hợp lỏng lẻo theo hàng dọc đan song song và chồng chéo lên nhau tạo khoảng trống nên màu vào được. Ngoài ra có thể tiêm khoảng trống giữa xoang bụng, điểm đầu của vi hậu môn.

+ Pha chế dung môi để tiêm: có thể sử dụng các loại màu sau:

- Màu thực phẩm: không độc đối với cá, pha màu bằng dung môi là nước cất. Tỉ lệ 1 g màu và 6 ml nước cất. Sau đó khuấy đều.

- Sơn màu: dùng dung môi là sơn pha chế tương tự theo tỉ lệ 1g bột sơn và 2ml dầu sơn.

- Màu công nghiệp ICI của Anh quốc. Cũng pha như trên nhưng tỉ lệ 1 g màu và 3 ml dầu sơn.

- Màu Indonesia. Đây là loại màu được làm ở Indonesia.

Cá cũng gây mê đặt lên giá thể, trong khi đó màu đã được chuẩn bị sẵn trong

ống tiêm. Khi tiêm cá thì kim tiêm tạo thành một góc 45o so với thân cá. Tay nhấn từ

từ ống tiêm và đưa thuốc nhẹ nhẹ vào thân cá, tránh quá mạnh màu sẽ vón cục trong thân cá.

+ Cá sau khi tạo màu:

- Màu thực phẩm: cá tạo màu có tỉ lệ chết thấp khoảng 10%, thời gian mất màu sau 5 - 7 ngày.

- Sơn màu. Khi tiêm rất khó do bị nghẹt mũi kim. Cá sau khi tiêm có màu sắc rất đẹp nhưng một ngày sau phần cơ thịt nơi màu vào bị tụ huyết, cá chết hàng loạt sau 3 ngày.

- Màu công nghiệp ICI. Có triệu chứng như sơn màu nhưng cá không chết hàng loạt mà tử vong từ từ kéo dài trong vòng một tuần.

- Màu Indonesia. Cá có màu rất đẹp, tỉ lệ tử vong thấp và khả năng giữ màu lâu khoảng 3 tháng.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NUÔI cá CẢNH (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)