Khái niệm và tách ại của xói mòn đất

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA học đất (Trang 80 - 81)

12.1.1. Khái niệm

Từ xói mòn (erosion) có nguồn gốc từ tiếng latinh “erosio” nghĩa là cào mòn (to gnaw away). Hiểu với nghĩa chung thì xói mòn là sự chuyển dời vật lý lớp đất mặt từ

cao xuống thấp hoặc từ nơi này đến nơi khác do các tác nhân khác nhau như nước

chảy, gió, sức kéo trọng lực. Xói mòn được định nghĩa như là sự mang đi lớp đất mặt do nước chảy, gió, tuyết hoặc các tác nhân địa chất khác, bao gồm các quá trình sạt lở

do trọng lực (Rattan Lai,1990). Quá trình di chuyển lớp đất do nước đều kéo theo các

vật liệu tan và không tan.

Xói mòn đã làm cho đất bị mất mùn và các chất dinh dưỡng khoáng.

Việt Nam là một là một nước vùng nhiệt đới ẩm có chế độ gió mùa, lượng mưa

trung bình năm khoảng 1500mm, có nơi lên tới 3000mm và tập trung chủ yếu vào

mùa mưa. Ở miền Bắc lượng mưa tập trung vào tháng 5-10; ở miền Trung từ tháng

7-10 và cường độ mưa lớn rất lớn. Những trận mưa trên 100mm chiếm tới 50% nên

đã tạo ra tốc độ dòng chảy mạnh. Bên cạnh đó, vùng đồi nước ta lại có độ dốc lớn: độ dốc từ 10-25% chiếm hơn 65% diện tích, độ dốc > 25% (tới 40-450) chiếm 20%.

Vì thế sự xói mòn ở vùng đồi xảy ra rất mạnh và gây thiệt hại lớn.

Để tính lượng đất xói mòn, người ta sử dụng phương trình của Wischmeier W.H và D.D. Smith (1976):

A = R.K.L.S.C.P

Trong đó:

- A: Lượng đất bị mất do xói mòn (tấn/ha/năm).

- R: Động năng gây xói mòn (động năng của hạt mưa).

- K: Hệ số xói mòn đất (tính ứng chịu xói mòn của đất) (phụ thuộc vào tính chất đất)

- L: Chiều dài sườn dốc.

- S: Độ dốc của mặt đất.

- C: Hệ số mật độ che phủ.

- P: Hệ số các biện pháp chống xói mòn.

Dựa vào lượng đất mất hằng năm trên 1 ha, người ta đánh giá mức độ xói mòn theo các cấp và quy mô như sau:

Bảng 7. Đánh giá mức độ xói mòn theo các cấp và quy mô

Cấp xói mòn Mức độ xói mòn Lượng đất mất

(tấn/ha/năm)

1 Yếu 0 - 20

2 Trung bình yếu 20 - 50 3 Trung bình khá 50 - 100

5 Rất mạnh 150 - 200 6 Nguy hiểm > 200

12.1.2. Tác hại của xói mòn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xói mòn đất còn có nghĩa là sự đảo lộn cân bằng đất - thảm thực vật - khí hậu.

Những xáo trộn này đã gây ảnh hưởng tới các mặt cụ thể sau:

12.1.2.1. Về mặt sản xuất nông nghiệp

- Tầng đất mặt bị bào mòn, đất trở nên nghèo dinh dưỡng, trơ sỏi đá, một số tính

chất đất bị thay đổi do chế độ nhiệt, ẩm đất bị thay đổi.

Ở những vùng đất có độ dốc 20O, lúc mới khai hoang tầng đất trên cùng giàu chất

hữu cơ và có tầng dày khoảng 20cm, sau 2 năm bị bào mòn mất 5cm, sau 3 năm chỉ

còn lại 13cm, có màu xám tro.

Ví dụ: Nghiên cứu nhiều năm ở Tây Bắc cho thấy: bình quân hàng năm đất bị

bào mòn 1,5cm; có nghĩa là trên 1 km2, nước mưa đã cuốn đi 20 - 30 ngàn tấn đất

cùng với 30 - 40 tấn N, 10 - 15 tấn P2O5 và 12 - 18 tấn K2O.

- Năng suất cây trồng giảm nhanh chóng, có khi không cho thu hoạch. Đây là vấn đề cần thiết phải quan tâm khi khai hoang vùng đất mới, vì đa số diện tích chỉ trồng được một số vụ là người dân bỏ đi, đã tạo nên hiện tượng du canh du cư, không ổn định đời sống cho đồng bào miền núi.

12.1.2.2. Về mặt lâm nghiệp

Do xói mòn đất, nương rẫy chỉ gieo trồng được vài ba vụ là phải bỏ hóa. Chế độ

canh tác bừa bãi theo kiểu đốt nương làm rẫy chặt phá, khai thác gỗ, củi đã làm cho

đất chỉ còn trơ đồi núi trọc.

Rừng cây bị phá, khai thác bừa bãi sẽ kèm theo nạn lũ lụt, hạn hán và tiểu khí

hậu thay đổi do chế độ nước, nhiệt và các hoạt động sống sinh vật bị đảo lộn.

12.1.2.3. Về mặt thủy lợi

Mức độ xói mòn ở nước ta thuộc loại cao, phù sa các con sông đều bắt nguồn từ đồi núi đổ về (đó là những sản phẩm do xói mòn gây ra) bồi đắp các lòng sông ở hạ lưu, nâng mức nước sông lên đã tạo áp lực lớn cho các con sông, gây lũ lụt vào mùa

mưa cho các vùng đồng bằng, quá trình tiêu thủy khó khăn hơn.

Phù sa còn làm cho các hồ, đập chứa nước, kênh mương bị lấp đầy và thu hẹp nên đã gây khó khăn cho việc tưới tiêu, nếu không được nạo vét hàng năm.

Ngoài ra xói mòn còn gây ra nhiều thiệt hại khác như làm cho đất đá sụt lở, đất trượt phá hoại cầu đường, tàn phá nhà cửa, ruộng đồng, có khi ảnh hưởng đến đời

sống và tính mạng con người.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA học đất (Trang 80 - 81)