Chỉ tiêu đánh giá số lượng và chất lượng chất hữu cơ và mùn

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA học đất (Trang 29 - 33)

CƠ VÀ MÙN TRONG ĐẤT

3.4.1. Đánh giá số lượng

- Đánh giá số lượng mùn bằng mùn tổng số (% trọng lượng lớp đất mặt) hoặc

bằng chỉ tiêu tấn/ha ở mỗi tầng dày nào đó.

3.4.2. Đánh giá chất lượng

* Dựa vào dạng mùn:

- Mùn thô: Là mùn có tỷ lệ C/N > 15.

- Mùn nhuyễn: Là mùn có tỷ lệ C/N  15, càng thấp thì càng nhuyễn; xác hữu cơ đã được phân giải và tổng hợp thành chất mùn màu đen, trộn đều với lớp đất.

* Dựa vào tỷ lệ axit humic

axit fulvic : tỷ lệ này  1 là tốt, càng cao thì chất lượng mùn càng tốt.

3.5. BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÀ NÂNG CAO CHẤT HỮU CƠ VÀ MÙN TRONG ĐẤT

3.5.1. Các biện pháp bảo vệ

- Đối với đất đồi núi: cần áp dụng các biện pháp bảo vệ thảm thực vật và che phủ đất, hạn chế tập quán đốt nương rẫy.

- Đối với đất trồng trọt: tuyệt đối không cày ủi mất lớp đất mặt.

- Đất có địa hình dốc thì phải có biện pháp ngăn chặn dòng chảy, hạn chế sự rửa

trôi, xói mòn làm mất mùn của đất.

- Bón vôi để trung hòa độ chua của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật

mùn hóa hoạt động tốt, đồng thời tạo liên kết bền với axit mùn hạn chế mùn bị rửa

trôi.

- Làm đất hợp lý, tưới tiêu nước khoa học, sẽ tạo ra chế độ nước, nhiệt độ và không khí thích hợp cho quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ.

3.5.2. Các biện pháp nâng cao

- Bón phân hữu cơ thường xuyên để nâng cao hàm lượng mùn cho đất.

- Tăng cường trồng xen các loại cây phân xanh, nuôi bèo hoa dâu làm nguồn

- Cần áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh hợp lí, vừa tạo ra nhiều sản

phẩm, vừa tạo ra lượng chất hữu cơ lớn trong các sản phẩm phụ như: rơm, rạ, thân lá cây để vùi trả lại chất hữu cơ cho đất.

- Bón vào đất các loại phân vi sinh vật để tăng số lượng và chủng loại vi sinh vật, thúc đẩy quá trình mùn hóa thuận lợi.

- Giảm tỷ lệ C/N trong chất hữu cơ, tạo môi trường thích hợp để tăng tỷ lệ

axit humic

axit fulvic của mùn đất.

* * *

CHƯƠNG 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THÀNH PHẦN HÓA HỌC ĐẤT

VÀ CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CÂY

 Trong đất có chứa tất cả các nguyên tố hóa học tự nhiên, nhưng phương tiện

kỹ thuật phân tích cho đến nay người ta mới chỉ định lượng được khoảng 45 nguyên tố hóa học trong đất. Các nguyên tố có hàm lượng cao trong đất như sau:

Nguyên tố % Nguyên tố % 1. O 49,0 8. Mg 0,63 2. Si 33,0 9. C 2,00 3. Al 7,13 10. N 0,10 4. Fe 3,80 11. S 0,08 5. Ca 1,37 12. P 0,08 6. K 1,36 13. Mn 0,08 7. Na 0,63 14. Cl 0,01 (: 99,27%)

 Thực tế trong cây cũng có chứa tất cả các nguyên tố hóa học tự nhiên, nhưng

cây chỉ cần 16 nguyên tố để tăng trưởng tốt, gọi là các nguyên tố dinh dưỡng

(nutriments or nutritives element), Có 3 nguyên tố C, H và O có nguồn gốc từ không khí và nước (người ta gọi là nguyên tố vũ trụ), còn lại 13 nguyên tố do đất

cung cấp, cho nên gọi là các chất dinh dưỡng của đất và được chia ra:

- Những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng là những nguyên tố có hàm lượng trong

cây từ 2-30g/kg chất khô, gồm 6 nguyên tố là: + Các nguyên tố dinh dưỡng chính là: N, P, K. + Các nguyên tố dinh dưỡng thứ yếu là: Ca, Mg, S.

- Những nguyên tố dinh dưỡng vi lượng là những nguyên tố có hàm lượng trong

cây từ 0,3-50mg/kg chất khô, gồm 7 nguyên tố là: Fe, Zn, Mn, Cu, B, Mo, Cl.

Một số nguyên tố như: Na, Si, Co, Al, Va, P b,... chỉ có lợi cho một số cây (ví

dụ: Na cần đối với cây lấy củ, Si cần đối với cây lúa, Al cần đối với cây chè, Co cần

cho cây họ đậu,....), hàm lượng của chúng trong cây ít đến mức độ khó phát hiện,

nên còn được gọi là nguyên tố siêu vi lượng.

TT Nguyên tố Cây hút ở dạng TT Nguyên tố Cây hút ở dạng 1 H H2O 10 Fe Fe2+ 2 C CO2 11 Mo MoO42- 3 O O2, CO2, H2O 12 Cl Cl- 4 N NO3- và NH4+ 13 B BO33-, B4O72- 5 P H2PO4- và HP O42- 14 Mn Mn2+ 6 K K+ 15 Zn Zn2+ 7 S SO42- 16 Cu Cu2+ 8 Ca Ca2+ 17 Na Na+ 9 Mg Mg2+

CHƯƠNG 5

KEO ĐẤT VÀ KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CỦA ĐẤT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA học đất (Trang 29 - 33)