Phƣơng pháp chung

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Yên Bái.pdf (Trang 44 - 46)

5- Bố cục của luận văn:

1.2.2- Phƣơng pháp chung

Phƣơng pháp chung đƣợc nghiên cứu theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch lử là sự vật không ngừng vận động và phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và luôn có tính lịch sử. Vì vậy nghiên cứu đề tài đƣợc đặt trong bối cảnh theo xu hƣớng toàn cầu hoá, xem xét trong bối cảnh chung của thế giới, trong nƣớc và điều kiện thực tế của tỉnh.

1.2..3- Phƣơng pháp cụ thể

a) Phƣơng pháp thu thập thông tin

- Thu thập số liệu đã công bố (tài liệu thứ cấp): Là việc tập hợp các tài liệu, số liệu có liên quan đến đề tài đã đƣợc công bố của các cơ quan thống kê, của các cơ quan đảng và nhà nƣớc; các chuyên đề điều tra, nghiên cứu đã đƣợc thực hiện bởi các cơ quan chuyên ngành.

- Điều tra số liệu ban đầu (Tài liệu sơ cấp): Trong đề tài này chủ yếu là thu thập các tài liệu đã đƣợc công bố; việc điều ra, phỏng vấn chỉ có ý nghĩa tham khảo, bổ xung làm rõ thêm các vấn đề cần nghiên cứu. Quy mô điều tra kinh tế hộ nông nghiệp là 300 hộ theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên ở 3 huyện thuộc 3 vùng khác nhau trong tỉnh; mỗi huyện chọn 3 xã, mỗi xã chọn 3 thôn, mỗi thôn điều tra 11 hộ.

+ Đối với huyện chọn 3 huyện đại diện cho 3 vùng: Yên Bình đại diện cho các huyện, thành phố phía Đông của tỉnh; đây là vùng thấp và chủ yếu là khu vực ngƣời Kinh sinh sống, trình độ dân trí khá nhất và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá cũng có khá hơn các vùng khác trong tỉnh. Văn Chấn đại diện cho các huyện, thị xã phía Tây của tỉnh; đây là vùng cánh đồng Mƣờng Lò, chủ yếu là khu vực ngƣời Thái - Mƣờng sinh sống, trình độ dân trí và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở mức trung bình của tỉnh. Huyện Mù Căng Chải đại diện cho các huyện vùng cao của tỉnh; đây là vùng núi cao, đất nông nghiệp ít và điều kiện sản xuất khó khăn; chủ yếu là khu vực ngƣời H’Mông sinh sống, trình độ dân trí thấp và sản xuất nông nghiệp hàng hoá chƣa phát triển, còn mang nặng tính tự nhiên, tự cấp tự túc.

+ Đối với chọn xã để điều tra: Mỗi huyện chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng của huyện (chọn các xã không liền kề trong một khu vực); có các loại cây trồng, vật nuôi tƣơng đối phong phú, đa dạng của huyện.

+ Đối với chọn thôn và hộ để điều tra cũng chọn các thôn mang tính chất đại diện của xã. Chọn ngẫu nhiên các hộ để điều tra theo danh sách hộ

trong thôn của Trƣởng thôn (không chọn các hộ không có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, có cả các hộ khá, trung bình và nghèo trong thôn).

b) Phƣơng pháp sử lý số liệu

Sau khi điều tra thu thập thông tin sử dụng chƣơng trình máy tính Excel để tổng hợp số liệu và sử lý tính toán các chỉ tiêu kinh tế.

c) Phƣơng pháp phân tích số liệu

Sau khi tổng hợp và sử lý số liệu, tiến hành phân tích các số liệu đã sử lý để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Sử dụng các chỉ tiêu điều tra kinh tế hộ nông nghiệp theo phƣơng pháp tính bình quân số học các chỉ tiêu về quy mô kinh tế hộ gia đình của 3 huyện và bình quân chung của cả 3 huyện đƣợc chọn mẫu để điều tra. Sử dụng các công thức tính toán trong bảng tính Excel của chƣơng trình máy vi tính để phân tích, sử lý số liệu điều tra. d) Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo

Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, doanh nghiệp và HTX sản xuất - chế biến - kinh doanh nông sản, các nhà chuyên môn và của các chuyên gia về các lĩnh vực có liên quan đến sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá ở tỉnh Yên Bái.

e) Phƣơng pháp dự báo kinh tế:

Sử dụng phƣơng pháp này để xây dựng phƣơng hƣớng, mục tiêu định hƣớng và giải pháp để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Yên Bái.pdf (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)