Về chính sách đất đai

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Yên Bái.pdf (Trang 74 - 77)

5- Bố cục của luận văn:

2.9.1- Về chính sách đất đai

Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 12/12/2006 về quy hoạch và tăng cƣờng quản lý đất đai vùng cao. Tỉnh đã chỉ đạo điều tra, thống

kê đất đai; thực hiện giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các doanh nghiệp, hộ nông dân yên tâm sản xuất lâu dài. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, tích tụ đất đai để tăng quy mô sản xuất hàng hóa. Đến nay, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc gần 40.000 ha đất nông nghiệp (đạt 50%).

2.9.2- Về chính sách thuế

Miễn thuế nông nghiệp và thuỷ lợi phí theo quy định của nhà nƣớc đối với các hộ nông dân. Các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ đƣợc miễn giảm thuế theo quy định tại Nghị định 51/NĐ-CP, ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc (sửa đổi) và chính sách khuyến khích đầu tƣ của tỉnh quy định tại Quyết định số 36/2004/QĐ-UBND ngày 17/5/2004 của UBND tỉnh Yên Bái; khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm chỉ phải nộp thuế thu nhập khi đi vào sản xuất ổn định và có lợi nhuận, ƣu đãi thuế xuất nhập khẩu (một số mặt hàng có thuế suất bằng không).

2.9.3- Về chính sách đầu tư, tín dụng

Tỉnh đã tập trung triển khai nhiều dự án đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn; trong đó chú trọng cho các vùng sản xuất hàng hoá tập trung và vùng cao. Tỉnh đã chỉ đạo quy hoạch, xây dựng các dự án đầu tƣ; ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, gần đây nhất là Quyết định số 09/2008/QĐ- UBND ngày 20/5/2008 quy định một số chính sách đầu tƣ, hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2008 - 2010; trong đó có quy định chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung và chính sách đầu tƣ, hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn và trợ giá thu mua sản phẩm, trợ cƣớc vận chuyển phân bón, thuốc trừ sâu.

Các doang nghiệp và hộ nông dân đƣợc vay vốn ƣu đãi theo quy định của Chính phủ. Tỉnh có chính sách cho vay không lãi, cho vay lãi xuất ƣu đãi

và phủ lãi xuất sau đầu tƣ cho trồng chè, trồng rừng, chăn nuôi trâu bò, lợn và hỗ trợ lãi suất cho khâu chế biến tiêu thụ, xuất khẩu một số sản phẩm…

2.9.4- Về lao động

Tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tăng cƣờng hƣớng dẫn kỹ thuật, đào tạo nghề, tập huấn cho nông dân và công nhân tham gia sản xuất, chế biến hàng nông sản. Tuy nhiên trình độ của ngƣời lao động còn rất thấp, khả năng tiếp thu khoa học - kỹ thuật còn hạn chế, chƣa có nhiều lớp đào tạo nghề dài hạn cho nông dân.

2.9.5- Về khoa học - công nghệ

Tỉnh đã chỉ đạo nghiên cứu, ứng dụng đƣa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tổ chức các lớp tập huấn cho các chủ trang trại và hộ nông dân chủ chốt. Nhiều kỹ thuật canh tác mới đƣợc phổ biến, ứng dụng có hiệu quả. Thực hiện chƣơng trình giống cây trồng, vật nuôi tỉnh đã chỉ đạo xây dựng các dự án giống và đầu tƣ hàng chục tỷ đồng đầu tƣ các cơ sở sản xuất giống; tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về giống; nghiên cứu, khảo nghiệm đƣa các giống tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thý y, dịch vụ thuỷ nông, dịch vụ vật tƣ nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp đƣợc đẩy mạnh. Đã tổ chức cho nhiều hộ nông dân tham quan các mô hình trang trại làm ăn có hiệu quả trong và ngoài tỉnh.

2.9.6- Về thị trường

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Hệ thống dịch vụ ở nông thôn ngày càng phát triển, toàn tỉnh có 80 chợ và nhiều cửa hàng giao dịch mua, bán nông lâm sản, cung ứng vật tƣ nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi. Một số trang trại đã liên doanh, liên kết với nhau, cùng học tập trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất,

đồng thời phối hợp giúp nhau trong việc tiêu thụ sản phẩm. Trợ giá xuất khẩu nông sản bằng các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, thƣởng xuất khẩu của tỉnh. Trợ giá thu mua một số nông sản, nhất là đối với vùng cao nhƣ chè, sơn tra, ý dỹ… Khuyến khích tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 02/6/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Yên Bái.pdf (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)