Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thông số về cấu tạo và chế độ làm việc của thiết bị sấy tinh bột sắn kiểu khí động (Trang 71 - 72)

Kết luận

1. Sử dụng ph−ơng pháp sấy khí động cho sản phẩm tinh bột sắn ở điều kiện độ ẩm từ 17 ữ 20% là phù hợp nhất. Với các cơ sở nhỏ tập trung và các làng nghề chế biến tinh bột sắn thì những thiết bị sấy tinh bột kiểu khí động năng suất d−ới 100 kg/h có khả năng đáp ứng tốt về điều kiện, trình độ và qui mô sản xuất.

2. Kết quả nghiên cứu lý thuyết đã xác định đ−ợc qui luật chuyển động của hạt trong buồng sấy, vận tốc cân bằng và vận tốc cần thiết của dòng khí để vận chuyển hạt trong thiết bị.

3. Xác định đ−ợc mối quan hệ trao đổi nhiệt - ẩm giữa dòng sản phẩm và dòng khí sấy làm cơ sở xác định nhiệt l−ợng cần thiết cung cấp cho quá trình sấy.

4. Kết quả thực nghiệm đơn yếu tố đã xác định đ−ợc ảnh h−ởng của các yếu tố vào tới độ khô không đều và chi phí điện năng riêng. Trong đó yếu tố nhiệt độ khí sấy có ảnh h−ởng lớn nhất tới chất l−ợng của sản phẩm.

5. Kết quả thực nghiệm đa yếu tố đã xác định đ−ợc mô hình toán biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố vào với các thông số ra.

6. Bằng ph−ơng pháp lập hàm mong muốn tổng quát đã xác định đ−ợc giá trị tối −u của một số thông số làm cơ sở cho việc thiết kế, chế tạo hàng loạt sau này.

Đề nghị

Đặc điểm của sấy khí động là thời gian sấy ngắn, tốc độ dòng khí nóng chuyển động trong quá trong quá trình sấy nhanh nên nhiệt độ khí thải th−ờng cao hơn các thiết bị sấy thông th−ờng do đó cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm về sấy hồi l−u sử dụng lại một phần nhiệt l−ợng của dòng khí thải nhằm giảm tối đa chi phí nhiệt năng cung cấp cho quá trình sấy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số thông số về cấu tạo và chế độ làm việc của thiết bị sấy tinh bột sắn kiểu khí động (Trang 71 - 72)