Mảnh đời (Slice Of Life)

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá về quảng cáo truyền hình trong nền kinh tế thị trường (Trang 110 - 111)

I. SOẠN THẢO ĐỀ ÁN PHIM TRUYỀN HÌNH

6) Mảnh đời (Slice Of Life)

Lấy cảm hứng từ người thật việc thật ngồi đời để phim quảng cáo được sống động. Hãng nước tương Kikkoman đã ghi lại quang cảnh trong một nhà bếp gia đình thường dân.

7) Nhân vật phim hoạt họa (Characters)

Để dễ nhớ và gây thiện cảm, người ta dùng thủ pháp hoạt họa với những nhân vật tưởng tượng như động vật được nhân cách hố kiểu mấy chú gấu con của tiệm bánh Bunmeido, vịt Donald của Walt Disney. Máy in Xerox dùng ET trong phim của Steven Spielberg nĩi về một sứ giả tưởng tượng đền từ sao Hoả

8) Hiệu quả đặc biệt (Special Effect)

Tạo ra những hình ảnh ly kỳ bằng hiệu ứng đặc biệt về hình ảnh hay âm thanh, Liên đồn các nhà sản xuất Sữa tạo ra một bộ xương biết đi để nhấn mạnh đến vai trị của Calcium trong sữa đối với đời sống con người.

9) Nhạc quảng cáo (CM Song)

Lối quảng cáo lồng tên hãng hay thương phẩm trong một khúc nhạc với làn điệu dễ nhớ hay lợi dụng một bản nhạc đã được mọi người ưa thích (hit) làm chủ đề cho mĩn hàng của mình. Hãng Renown nổi tiếng với bài hát Yeh Yeh, liên kết bài hát với sản phẩm của mình (quần áo phụ nữ trẻ).

10) So sánh (Comparison)

So sánh sản phẩm hãng mình với hãng khác. Nghiệp đồn du lịch đảo Guam "đánh tiếng" với du khách Nhật nên đến đảo Guam chơi thay vì đi Hawai. Từ Tokyo đi Guam mất 3 tiếng rưỡi trong khi đi Hawai mất đến 8 tiếng đồng hồ.

11) Đề cao lợi ích cơng cộng (Public Utility)

Với những lối trình bày khác nhau như gĩp ý, cảnh cáo, dạy dỗ...gây cho quần chúng ý thức về những vấn đề bảo vệ mơi trường, nhân ái với đồng loại, bảo vệ sức khoẻ. Liên đồn bảo hiểm Nhật Bản khuyến cáo phụ nữ nên thường xuyên đi chẩn bệnh để đề phịng ung thư vú.

12) Kết Hợp (Tie-Up)

Ta đã thấy Renown kết hợp âm nhạc với sản phẩm nhưng cịn cĩ lối kết hợp hình ảnh với sản phẩm. Ultraman, nhân vật hoạt họa, được kết hợp với hãng khai thác dầu khí Idemitsu.

13) Bản sắc xí nghiệp (Corporate Identity)

Bản sắc của xí nghiệp được thể hiện qua phù hiệu (Logo Mark) đã được nổi tiếng của hãng, ví như chữ X của Xerox, chữ R của Ricoh. Màu xám của Sony, màu đỏ của Honda, màu xanh của Kawasaki cũng là những yếu tố tăng sức mạnh,củng cố loại quảng cáo này.

Từ lúc thảo án cho đến khi đi vào qui trình chế tácmột phim quảng cáo truyền

nhuyễn và lược bỏ những giai đoạn ít cần thiết):

1) Giai đoạn moi ĩc (Brainstorming)

Là lúc người thảo án (writer)ghi lên giấy tất cả mọi ý tưởng liên quan xa gần với kế hoạch, khơng ngại thừa thải vì một ý tưởng xa xơi cĩ thể nảy ra cảm hứng và đưa đến một ý tưởng gần gũi khác.

2) Giai đoạn hội nghịđánh giá (Evaluation)

Giữa người chủ nhiệm chế tác và những người liên hệ về kỹ thuật và người chế tác ở đài truyền hình, để đánh giá về những gì sẽ đề ra trong thơng báo và hoạch định dự chi quảng cáo. Từ những ý tưởng đã thành hình, gạn lọc để chỉ giữ lại vài ý tưởng chính cho phim sẽ làm.

3) Giai đoạn phác thảo ảnh tượng (Visualization)

Lúc giữ lại vài ba ý tưởng chính cho phim và bắt đầu đi vào chi tiết cụ thể bằng cách dùng cốt truyện bằng một chuỗi hình vẽ cho mỗi ý được giữ lại.

4) Giai đoạn hội nghị hiệp ý (Agreement)

Giữa hãng quảng cáo và đại diện khách hàng. Phía khách hàng phải hiện diện đơng đủ để đĩng gĩp ý kiến về chi tiết và cho chỉ thị sửa đổi nếu cần. Lúc này hãy cịn vài ba ý nhưng cĩ khi chỉ cĩ một ý độc nhất được giữ lại.

5) Giai đoạn tái kim tho (Re-examination)

Từ kết quả của lần họp trước. Lần này phía khách xem xét cẩn thận hơn từng chi tiết của các ý nêu ra.

6) Giai đoạnđúc kết (Final Checking)

Để ghi giữ lại một ý được dùng. Dĩ nhiên ý tưởng được giữ lại phải độc đáo, mạnh mẽ và lơi cuốn nghĩa là cĩ nhiều khả năng thành cơng nhất. Trong lần họp này cả truyện phim (story board) lẫn băng ảnh (continuity of images) đều phải được hồn tất.

7) Giai đoạn trình khách (Presentation)

Lúc hãng quảng cáo đã cĩ thể trình khách hàng kịch bản đầy đủ nhất để đem dựng thành phim. Đây là lúc cuối cùng chủ quảng cáo cịn cĩ thể thêm bớt. Ở giai đoạn này, mọi khoản chi phí cho phim từ phơng cảnh, dụng cụ, diễn viên, âm thanh, ánh sáng vv...đều phải được ấn định rõ ràng và ghi chép trên giấy trắng mực đen.

Giai đoạn thảo án chấm dứt ở đây và giai đoạn chế tác bắt đầu.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá về quảng cáo truyền hình trong nền kinh tế thị trường (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)