1. Các rủi ro cần chú ý khi lựa chọn hình thức hợp đồng:
- Chưa xác định đầy đủ các đặc điểm công trình - Thiết kế thay đổi;
- Nhân công và vật tư tăng giá;
- Không biết trước năng suất lao động; - Điều kiện khí hậu, thời tiết khó khăn; - Nguồn nhân lực kém;
- Thiên tai;
- Dự toán đấu thầu không chính xác;
- Aán định thời gian thi công công trình không khả thi; - Hồ sơ, thủ tục pháp lý chưa đầy đủ;
- Quy trình thiết kế chưa được thông qua;
- Các bên liên quan khác thiếu trách nhiệm pháp lý.
2. Các điều kiện kỹ thuật:
- Quy mô công việc;
- Điều kiện về chất lượng thực hiện; - Điều kiện về kỹ thuật;
- Điều kiện về máy thi công; - Điều kiện về tiến độ;
- Trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu; - Điều kiện an toàn lao động.
3. Các điều kiện thương mại:
- Dạng hợp đồng và cơ cấu chi phí; - Phương thức thanh toán;
- Trách nhiệm pháp lý của các bên; - Phương thức thông báo những thay đổi; - Điều khoản tăng chi phí;
- Gián đoạn và đình chỉ thi công;
- Khi có rủi ro bất trắc ngoài tầm kiểm soát; - Bảo hiểm;
- Điều luật áp dụng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp; - Các hợp đồng với thầu phụ.
V. ĐẤU THẦU:
1. Mục đích : nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng vàminh bạch trong quá trình đầu
thầu đề lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực về tài chính và kỹ thuật để thực hiện công việc với chi phí mà chủ đầu tư chấp nhận.
2. Cơ sở : được thực hiện trện từng gói thầu.
3. Các hình thức đấu thầu :
- Đấu thầu rộng rãi;
- Đấu thầu hạn chế (tối thiểu là 5 nhà thầu) - Chỉ định thầu.
4. Quy trình đầu thầu bao gồm: chuẩn bị đầu thầu, tổ chức đấu thầu, xét thầu, thẩm định,
phê duyệt, công bố trúng thầu, thương thảo và hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng (xem quy trình đấu thầu)
4.1. Sơ tuyển : đối với các gói thầu > 200 tỷ đồng, nhằm giảm gánh nặng trong công
việc đánh giá thầu, giảm chi phí cho nhà thầu và chủ đầu tư. 4.2. Hồ sơ thầu:
- Thư mời thầu; - Mẫu đơn dự thầu;
- Chỉ dẫn đối với nhà thầu; - Các điều kiện ưu đãi (nếu có); - Các loại thuế theo quy định;
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật: bản vẽ, tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật - Tiến độ thi công
- Tiêu chuẩn đánh giá (phương pháp đánh giá, cách thức quy đổi về cùng mặt bằng để đánh giá);
- Mẫu thỏa thuận hợp đồng, mẫu bảo lãnh dự thầu, mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng 4.3. Thông báo mời thầu
4.4. Chỉ dẫn nhà thầu:
- Mô tả tóm tắt dự án; - Nguồn vốn thực hiện; - Tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; - Thăm hiện trường (nếu có).
4.5. Hồ sơ dự thầu:
- Các nội dung về mặt pháp lý;
- Các nội dụng về mặt kỹ thuật (biện pháp thi công, tiến độ, các biện pháp đảm bảo chất lượng);
- Các nội dung về mặt thương mại, tài chính (giá dự thầu, bảng giá chi tiết điều kiện tài chính, điều kiện thanh toán).
4.6. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu:
- Tiêu chuẩn về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu; - Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn đưa về cùng mặt bằng để xác định giá. 4.7. Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu:
a) Đánh giá sơ bộ:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu
- Làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu cần) b) 2- Đánh giá chi tiết
Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn
Bước 2: Đánh giá về mặt tài chính thương mại - Sửa lỗi;
- Hiệu chỉnh các sai lệch
- Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung - Đưa về cùng mặt bằng để so sánh
- Xác định đánh giá các hồ sơ dự thầu. VI. BÍ QUYẾT ĐỂ DỰ ÁN THÀNH CÔNG - Giám sát thi công có năng lực
- Giám sát thi công luôn có mặt để trả lời các câu hỏi và giải qyết các tình huống phát sinh - Quyền lực và trách nhiệm của giám sát thi công phải được xác định rõ ràng với các bên
tham gia dự án
- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị thiết kế phải nhận thức rõ người giám sát thi công là hữu dụng.
- Tiến độ thi công chi tiết, rõ ràng do nhà thầu thi công lập và sử dụng
- Một hệ thống kiểm soát dự án phù hợp: theo dõi, đo lường và đánh giá chi phí, tiến độ, giờ công và chất lượng của công việc
Bí quyết quan trọng nhất:
GIAO TIẾP TỐT, PHỐI HỢP TỐT CÁC MỐI QUAN HỆ VỚI NHÀ THẦU THI CÔNG
+ Hình thành môi trường hợp tác giữa các bên tham gia.
+ Đặc điểm của ngành xây dựng và sản phẩm xây dựng ⇒ quản lý thi công và phối hợp các bên tham gia là bắt buộc.
+ CNDA phải công bằng, lịch sự, hòa hợp và kiên định với nhà thầu thi công
+ Sự bất hoà không phải là điều tệ hại ⇒ CNDA nên giử vai trò trung gian để hòa giải
+ Mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công là cần thiết VII. CÁC NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA DỰ ÁN:
- Quan niệm sai và hiểu sai về dự án;
- Chỉ có “nhóm dự án” là quan tâm đến kết quả; - Không có ai là chịu trách nhiệm;
- Không có cấu trúc dự án; - Kế hoạch thiếu chi tiết;
- Dự án không có đủ ngân sách và nguồn lực; - Thiếu sự giao tiếp, liên lạc trong đội dự án; - “Lầm đường lạc lối” từ mục tiêu ban đầu;
- Dự án đã không được theo dõi và so sánh với kế hoạch ban đầu. VIII. CÁC NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN:
- Khách hàng của dự án được nhận dạng đúng;
- Kỳ vọng của chủ dự án và các đối tượng có liên quan được biết rõ và được đáp ứng; - Sự hổ trợ của lãnh đạo cấp trên;
- Có một mục đích mà đã được phát biểu một cách rõ ràng và một kế hoạch vững mạnh; - Mục đích và các mục tiêu được hiểu và được truyền đạt;
- Một “văn hóa tổ chức” hướng về mục tiêu đã được cấu trúc; - Nhóm làm việc có đủ khả năng kỹ thuật;
- Nhóm làm việc hiệu quả và kiên trì;
- Giao tiếp tuyệt hảo với các bên tham gia dự án; - Tín nhiệm lẫn nhau giữa các bên.
Chương 7
HOÀN THÀNH DỰ ÁN