Nói cách khác, chúng ta xây dựng nhân cách con người vừa có đạo lý, vừa có nhân lý, vừa có công lý

Một phần của tài liệu Hoc tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 38 - 42)

người vừa có đạo lý, vừa có nhân lý, vừa có công lý - một công dân có đặc điểm nhân cách riêng của mình là mục tiêu của các nhà giáo dục. Cho nên, người ta nêu rõ rằng, giáo dục tương lai là làm cho mỗi người đúng là một con người ở trong xã hội, vấn đề cá tính rất quan trọng.

Trong công tác giáo dục, nhiều khi chúng ta đã làm cho học sinh mất cá tính. Ai có nét gì khác người là thành vấn đề. Con người phải có cá tính, nhưng cá tính đó không thoát ly khỏi xã hội, cá tính đó phải tập trung làm nổi bật lên con ngư ời công dân Việt Nam XHCN. Khó có hy vọng xây dựng được một mẫu chung cho tất cả mọi người. Mỗi người là mẫu của chính mình, nhưng phải tuân theo định hướng chung của xã hội, của cộng đồng, có những nét cá tính rất rõ rệt, có bộ mặt tâm lý rất riêng biệt, đồng thời phải hết sức nhấn mạnh tính tích cực xã hội, đóng góp cho xã hội.

Suy nghĩ về các tác phẩm của Bác Hồ và về cuộc đời hoạt động của Người, nhất là trong những năm tháng chuyển đổi cơ chế quản lý, chúng ta thấy Bác là một tấm gương vĩ đại trong cuộc đời, sống và chiến đấu để trở thành người, làm ngư ời, trở thành một nhân cách lớn. Bác đã nêu cao tư tưởng: nhiệm vụ của giáo dục trước hết là dạy thế hệ trẻ trở thành ngư ời chân chính. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như toàn bộ cuộc đời hoạt động của người đều xuất phát từ lòng thương yêu con người, đặc biệt thương yêu người nghèo khổ, lầm than nô lệ, gắn liền với sự tủi nhục, nước mất nhà tan, với lòng yêu nước nồng nàn.

Hệ tư tưởng Hồ Chí Minh thấm đượm lòng nhân ái, chủ nghĩa nhân đạo , tính nhân văn. Cả cuộc đời của Người , từ hành vi đối xử hàng ngày với người xung quanh cho đến công việc lãnh đạo nhà nư ớc, các hoạt động quốc tế, mọi lúc mọi nơi đều toát lên tinh thần nhân văn, nhân đạo, nhân ái vô cùng sâu xa mà cũng hết sức bình dị, gần gũi với mọi người, cảm hoá mọi người mang lại một tác dụng to lớn cho cách mạng, cho dân tộc và cho cả loài người. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh được tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá, nhà lãnh đạo lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân, tên tuổi Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp.

Một phần của tài liệu Hoc tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(57 trang)