Nghiệp hoá, hiện đại hoá theo cách đi tắt đón đầu, giáo dục lại càng phải thực hiện tốt tính hiện đại Đi lên trong

Một phần của tài liệu Hoc tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 29 - 37)

dục lại càng phải thực hiện tốt tính hiện đại. Đi lên trong điều kiện kinh tế rất nghèo nàn, nhưng trên cơ sở bản sắc dân tộc nhà trường phải tiếp thu văn minh của thế giới. Giáo dục phải góp phần vượt qua mọi khó khăn, lạc hậu trong kinh tế, trong đời sống, trong cách suy nghĩ.

Nguyên lý giáo dục

Trong khoản 2 , Điều 3, Luật Giáo dục ghi:” Hoạt động giáo dục phải đư ợc thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội , ” như thế nguyên lý giáo dục là nguyên tắc chung, phư ơng pháp tổng quát của hoạt động giáo dục. Người quản lý giáo dục ở tất cả mọi cấp học đều phải vận hành hệ thống giáo dục theo nguyên lý đó. ở nước ta nguyên lý giáo dục đã được khẳng đinh tại Đại hội lần thứ III của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1960. Từ đó đến nay, trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã khẳng định lại nhiều lần, trong các sách giáo khoa về giáo dục và một số công trình nghiên cứu về giáo dục cũng đã đề cập.

a.Học đi đôi với hành

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói nhiều đến học phải kết hợp với hành là muốn nói chống lối học vẹt. Ngày 21 – 10 – 1964 nói chuyện với cán bộ giảng dạy và sinh viên Trường ĐHSP Hà nội, Bác khuyên” các cháu học sinh không nên học gạo, học vẹt học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí …

nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhiều lần lên án “ Lối học hư văn, khoa cử” Lối học điển hình của nền giáo dục phong kiến tồn tại nhiều thế kỷ. Chúng ta đang bước vào thời kỳ CNH, HĐH, hơn bao giờ hết đồi hỏi mọi người trong xã hội nói chung, các nhà quản lý giáo dục , các thày cô giáo và các em học sinh , sinh viên cùng cha mẹ các em phải hiểu thấu đáo nội dung này của quản lý giáo dục, thực sự ở từng bài học, từng hoạt động giáo dục, ở khắp mọi nơi phải thực hiện bằng được nguyên lý học đi đôi với hành

b, Học tập kết hợp với lao động sản xuất

Lao động sản xuất là một dạng quan trọng nhất của hành, học tập kết hợp với lao động sản xuất là hạt nhân của toàn bộ nguyên lý giáo dục. Trong tác phẩm Tư bản, Mác đã khẳng định học tập kết hợp với lao động sản xuất là phương pháp tổng quát của sản xuất xã hội và là phương pháp duy nhất để hình thành con người toàn diện. Lao động làm ra tất cả, kể cả nhân cách con người. Nhà trường phải giáo dục con người thành người lao động, thông qua lao động con người mới trở thành con người chân chính.

c, Lý luận gắn liền với thực tiễn.

Lý luận ở đây chính là nội dung các môn học. Lý luận được đúc kết từ thưch tiễn và từ nghiên cứu khoa học thành tri thức , quy luật Thực tiễn là sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất và hoạt …

động của con người, thực tiễn có khi chứa đựng cả sự vận dụng lý luận, đó là sự vận dụng lý luận vào các đối tượng của lao động. Thực ra về lý luận gắn với thực tiễn rất gần gũi với các vấn đề khác của nguyên lý giáo dục vừa trình bày ở trên, gần như có phần nội hàm trùng nhau, chứa đựng lẫn nhau.

d, Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Đây là một định hướng lớn trong phương pháp giáo dục. Có người sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình, nhà trư ờng và xã hội. Mỗi nhân tố này đều là nơi diễn ra quá trình giáo dục, giáo dưỡng con người. Ba nhân tố này hợp lại thành một môi trường thống nhất bao gồm các mối quan hệ của đối tượng giáo dục với môi trường, thống nhất trước hết ở mục tiêu giáo dục, để tạo ra hợp lực cùng một hướng, chứ không phân lực hoặc phản lực triệt tiêu lẫn nhau. Đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.

Vấn đề thứ hai: Giáo dục nhân cách theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhân cách là một vấn đề hết sức lớn. Đối với giáo dục, giáo dục nhân cách là vấn đề trung tâm. Xét đến cùng, toàn bộ công việc của giáo dục là góp phần phát triển con nguời, hình thành nhân cách, phát triển nhân cách.

Giáo dục tạo điều kiện cho mỗi học sinh được phát triển tối ưu nhân cách của mình mang đậm tính dân tộc, tính xã hội tính cộng đồng, gắn bó với gia đình nhưng lại là một nhân cách riêng. Đó là mục tiêu của nền giáo dục.

Một phần của tài liệu Hoc tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(57 trang)