Mã đảo pha (biphase)

Một phần của tài liệu Giao trinh ky thuat truyen tin ha (Trang 79 - 81)

Có một nhóm các mã khác được gọi chung là mã đảo pha (biphase) cũng được sử dụng để khắc phục các vấn đề của các mã NRZ. Có 2 loại mã trong nhóm này là mã Manchester và mã Difference Manchester được sử dụng tương đối phổ biến.

Với loại mã Manchester, ở thời điểm giữa của mỗi bit đều có sự thay đổi mức xung. Việc đổi mức ở giữa này phục vụ như là một cơ chế tạo xung đồng hồ. Với dữ liệu: sự chuyển đổi từ mức thấp lên mức cao sẽ biểu diễn bit 1 và sự chuyển đổi từ mức cao xuống mức thấp sẽ biểu diễn bit 0.

Với loại mã Difference Manchester, sự chuyển đổi mức ở giữa bit cũng được sử dụng để cung cấp cơ chế tạo xung đồng hồ. Bit 0 được biểu diễn nếu không có sự

chuyển đổi mức tại đầu chu kỳ bit đó và bit 1 được biểu diễn nếu có mặt sự chuyển đổi mức tại đầu chu kỳ bit đó. Mã Difference Manchester là một loại mã có được các lợi ích của mã theo kiểu so sánh sự khác biệt (differential code).

Tất cả các loại mã đảo pha đều yêu cầu tối thiểu một lần chuyển đổi mức tín hiệu trong chu kỳ của một bit và thường là 2 lần chuyển đổi trong một chu kỳ. Do đó, tốc độ điều chế tín hiệu lớn nhất gấp 2 lần tốc độ của mã NRZ. Điều này cũng có nghĩa là băng thông yêu cầu cho loại mã đảo pha này sẽ lớn hơn. Mặt khác, mã đảo pha có những ưu điểm sau:

+ Đồng bộ hoá (synchronization): Bởi vì có một sự chuyển đổi được định trước vào thời điểm giữa chu kỳ mỗi bit cho nên thiết bị thu có thể được đồng bộ hoá trên cơ sở của sự chuyển đổi này. Vì lý do này, mã đảo pha đôi khi còn được gọi là mã tự tạo xung nhịp đồng hồ.

+ Phát hiện lỗi (error detection): Việc thiếu một sự chuyển đổi đã được xác định trước có thể được xem là một cơ chế báo lỗi. Nhiễu trên đường truyền phải tác động vào cả hai chu kỳ trước và sau một chuyển đổi mức đã xác định nào đó để gây ra một lỗi không phát hiện được.

Như hình vẽ 4.3, năng lượng của mã đảo pha tập trung vào khoảng từ ½ đến 1 lần tốc độ truyền bit. Do đó, loại mã này yêu cầu dải thông hẹp và không chứa thành phần một chiều. Tuy nhiên, dải thông của mã này vẫn rộng hơn dải thông của các loại mã nhị phân đa mức.

Mã đảo pha được sử dụng rất phổ biến cho kỹ thuật truyền dữ liệu. Mã Manchester được sử dụng trong chuẩn IEEE 802.3 cho việc truyền dẫn trong cáp đồng trục baseband và cáp đôi xoắn trong các mạng LAN kiểu bus CSMA/CD. Mã Differential Manchester được chỉ định trong chuẩn IEEE 802.5 cho mạng LAN Token Ring sử dụng cáp đôi xoắn có vỏ bảo vệ.

Một phần của tài liệu Giao trinh ky thuat truyen tin ha (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w