Mối quan hệ giữa dữ liệu và tín hiệu

Một phần của tài liệu Giao trinh ky thuat truyen tin ha (Trang 41 - 42)

Trong phần trước, ta đã thấy các tín hiệu tương tự được sử dụng để biểu diễn dữ liệu tương tự và các tín hiệu số được sử dụng để biểu diễn dữ liệu số. Thông thường, dữ liệu tương tự là một hàm của thời gian và nó chiếm giữ một trải phổ tần số giới hạn; những dữ liệu loại này có thể được biểu diễn bằng một loại tín hiệu điện từ có cùng trải phổ. Dữ liệu số có thể được biểu diễn bằng các tín hiệu số, với các mức hiệu điện thế khác nhau tương ứng cho mỗi một số nhị phân.

Hình vẽ 2.11 cho thấy rằng, không chỉ có hai trường hợp trên trong mối quan hệ

giữa dữ liệu và tín hiệu. Dữ liệu số có thể được biểu diễn bằng các tín hiệu tương tự bằng cách sử dụng một bộ điều chế/giải điều chế (modem -modulator/demodulator). Modem sẽ chuyển đổi một chuỗi các xung điện nhị phân (2 mức hiệu điện thế) thành tín hiệu tương tự bằng cách điều chế dữ liệu số theo tần số của sóng mang. Tín hiệu kết quả sẽ có một trải phổ nhất định nào đó tập trung xung quanh tần số của sóng mang phù hợp với việc truyền sóng mang này qua môi trường truyền. Hầu hết các modem hiện nay đều

đường điện thoại thông thường để truyền dữ liệu. Tại điểm cuối của đường điện thoại, một modem thứ hai được sử dụng để giải điều chế tín hiệu nhận được thành dữ liệu ban đầu.

Để chuyển đổi dữ liệu tương tự thành các tín hiệu số, các bộ mã hóa/giải mã (codec – coder/decoder) sẽ được sử dụng. Bộ mã hóa sẽ lấy tín hiệu tương tự ở đầu vào và tìm cách xấp xỉ tín hiệu này bằng một chuỗi các bit nhị phân. Tại đầu thu, chuỗi bit này sẽ được sử dụng để xây dựng lại dữ liệu tương tự.

Cuối cùng, Hình vẽ 2.11 nói lên rằng có thể mã hóa dữ liệu thành tín hiệu bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ta sẽ trở lại chủ đề này trong Chương 4.

Một phần của tài liệu Giao trinh ky thuat truyen tin ha (Trang 41 - 42)