MộT Số KIếN NGHị VớI NHà NƯớC.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội (Trang 59 - 64)

4.1. Chính sách về thuế.

Nhà nớc nên giảm hơn nữa thuế suất nhập khẩu bình quân và mức thuế này cần tiếp tục giảm trong thời gian tới cho phù hợp với tiến trình hội nhập AFTA. Vì vậy trớc mắt nên chọn một số mặt hàng canh tranh tốt để giảm thuế suất với những mặt hàng còn gặp khó khăn và những lĩnh vực cần khuyến khích thì nên giữ mức độ bảo hộ cao hơn trong một thời gian nhất định tạo đà phát triển sau này. Tuy vậy mức độ bảo hộ chỉ nên hạn chế trong một thời gian và có thể hỗ trợ thêm bằng việc miễn hoặc giảm thuế VAT đối với các sản phẩm đầu vào phục vụ xuất khẩu và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Không nên đánh thuế luỹ tiến đối với thu nhập của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực cần khuyến khích. Ngoài ra phần lợi nhuận tái đầu t cho sản xuất cần đợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chính sách thuế VAT cần đợc xem xét cải tiến cho phù hợp cả về thuế suất và công tác quản lý. Nhiều doanh nghiệp cho rằng mức thuế VAT hiện nay áp dụng cho các doanh nghiệp dệt may vẫn cao nên hạ xuống 5%. Ngoài ra công tác hoàn thuế tiến hàng chậm chạp gây khó khăn cho doanh nghiệp cần đợc khắc phục.

Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu trong nớc để làm hàng xuất khẩu Nhà nớc cần cho pháp các doanh nghiệp sản xuất vải và phụ liệu đợc hởng thuế suất nh đối với hàng xuất khẩu khi bán sản phẩm cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt hiện tại còn thấp do nhập khẩu là chính trong khi tiêu thụ nội địa chiếm trên 70% và chịu VAT 10%. Đề nghị Nhà nớc giảm thuế VAT cho các sản phẩm sợi, dệt xuống còn 5%.

4.2. Chính sách phát triển vùng nguyên liệu cho ngành Dệt May.

Thiếu cơ sở nguyên liệu trong nớc đáp ứng đợc đòi hỏi cả về số lợng và chất lợng, chi phí là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu quả sản

dựng và phát triển cơ sở nguyên liệu trong nớc đợc coi là một trong những vấn đề cấp thiết cần giải quyết. Sản phẩm của công nghiệp dệt đợc dùng làm nguyên liệu chính cho công nghiệp may. Hiện nay sản phẩm công nghiệp dệt trong nớc lại không đảm bảo đợc yêu cầu về chất lợng cho công nghiệp may hàng xuất khẩu cho nên phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu diều đó dẫn đến giá thành sản phẩm bị đội lên gây khó khăn trong tiêu thụ. Bởi vậy giải quyết nguyên liệu cho công nghiệp may nghĩa là phải đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp dệt.

Việt Nam có những khả năng nhất định để đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp dệt. Đó là điều kiện tự nhiên ở một số vùng cho phép phát triển trồng bông và trồng dâu nuôi tằm, trong tơng lai gần thì khi công nghiệp hoá dầu phát triển cũng sẽ tạo nền tảng để phát triển sợi hoá học. Hiện nay sản xuất bông trong nớc mới chỉ đáp ứng khoảng 11% nhu cầu bông cho kéo sợi. Hơn nữa chất lợng bông còn thấp thờng phải pha trộn với bông nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau.

Việc sản xuất nguyên phụ liệu cho công nghiệp may đợc coi là nhiệm vụ cấp thiết và có khả năng giải quyết sớm. Tuy nhiên chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề chủ yếu sau:

+ Nhanh chóng đổi mới công nghệ của công nghiệp dệt bảo đảm sản xuất sản phẩm đáp ứng đợc yêu cầu của công nghiệp may trong nớc cũng nh xuất khẩu.

+ Cân nhắc giữa đầu t xây dựng cơ sở sản xuất tập trung và tổ chức sản xuất phân tán ở từng doanh nghiệp riêng lẻ.

KếT LUận

Trong chiến lợc phát triển kinh tế, ngành may mặc đã đợc đánh giá là nhân tố có u thế hợp thời cơ, tạo thế mạnh cho việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế cả về quy mô và chất lợng.

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trởng thành Công ty Dệt May Hà Nội đã không ngừng vơn lên lớn mạnh cả về quy mô và chất lợng. Sản phẩm của công ty ngày càng phog phú về chủng loại, đa sạng về kiểu mẫu. Mặc dù vậy do những hạn chế về công nghệ, nhân lực, nguyên phụ liệu... đã làm ảnh hởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh và khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trờng đặc biệt là thị trờng xuất khẩu.

Ngày nay môi trờng kinh doanh ngày càng mở rộng nền kinh tế thế gới đang trong quá trình hội nhập toàn cầu hoá điều này khiến công ty đứng trớc những khó khăn lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm khi phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh ở trong và ngoài nớc. Do vậy để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm sông ty cần áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ, đặc biệt là với thị trờng xuất khẩu giải pháp quản trị chất lợng sản phẩm cần phải đợc thực hiện một cách chặt chẽ tạo uy tín với bạn hàng để có thể giữ vững đợc thị trờng đang có và xâm nhập vào những thị trờng đầy tiềm năng nh Mỹ sâu hơn nữa. Dù nỗ lực của công

ty là rất lớn nhng nếu không đợc sự giúp đỡ của nhà nớc thì hiệu quả mang lại sẽ không cao.

Trong điều kiện có hạn, chuyên đề này mới chỉ phân tích đợc phần nào tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội trong thời gian qua, từ đó đa ra một vài giải pháp và kiến nghị với công ty. Với kinh nghiệm thực tế cong hạn chế em hi vọng các giải pháp này dù không nhiều song có thể có ích cho công ty trong việc lập kế hoạch và chiến lợc của công ty trong thời gian tới.

Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hớng dẫn – Ths Trần Thị Thạch Liên cùng các cô chú, anh chị trong Công ty Dệt May Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này./.

TàI LIệU THAM KHảO

1. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu, báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty Dệt May Hà Nội từ năm 2002 đến năm 2004.

2. Báo cáo tình hình nhân lực, công nghệ của Công ty Dệt May Hà Nội.

3. Kế hoạch phát triển kinh doanh giai đoạn 2000 – 2010 của Công ty Dệt May Hà Nội.

4. Tài liệu “Quan hệ kinh tế thơng mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu” của Bộ Thơng mại – Vụ Châu Âu.

5. Tài liệu “Xuất khẩu sang Hoa kỳ những điều cần biết” của Thơng vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ.

6. Bài “Sôi động thị trờng dệt may” , tác giả Phơng Bình – báo Nhân Dân số ngày 19/2/2005.

7. Bài “Toàn cầu hoá kinh tế – cách tiếp cận, cơ hội và thách thức”, tác giả Tr- ơng Đình Tuyển – báo Nhân Dân số ngày 17/1/2005

8. Giáo trình Marketing – PGS. TS Trần Minh Đạo, NXB Thống kê.

9. Giáo trình Quản trị chất lợng – GS. TS Nguyễn Đình Phan, NXB Giáo dục. 10. Giáo trình Quản trị nhân lực - PGS. TS Phạm Đức Thành, NXB Thống kê. 11. Thơng hiệu và nhà quản lý – Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung, NXB Chính trị Quốc Gia.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w