Trên thế giới

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ RA HOA TRONG ỐNG NGHIỆM Ở CÂY LAN SÕ (Dischidia pectinoides Pearson) và CÂY BẮT RUỒI (Drosera burmannii Vahl) (Trang 34 - 35)

Chang và Hsing (1980) tạo phôi từ các mô sẹo rễ của cây nhân sâm (Panax ginseng) và các phôi này ra hoa khi nuôi cấy trên môi trƣờng 1/2 MS có bổ sung 1 mg/l BA và 1 mg/l GA3. [23]

Haeng Soon Lee, Kwang _ Wong Lee, Seung Gyun Yang và Jang Ryol Liu (1991): từ tế bào hợp tử (zygotic embryos) nghiên cứu điều khiển ra hoa trong ống nghiệm trên cây nhân sâm (Panax ginseng). Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên môi trƣờng muối vô cơ MS (1962) có nồng độ nitrogen giảm đi một nửa, 100mg/l myo_inositol, 0,4mg/l thiamin HCl, 30mg/l sucrose và kích thích sinh trƣởng BA, GA3, ABA. Sau 10 tuần nuôi cấy, cây nhân sâm ra hoa với tỉ lệ cao nhất trên môi trƣờng chứa 5µm BA và 5µm GA3. Ngoài ra, trên các môi trƣờng chỉ chứa BA; tổ hợp BA+GA3+ABA, hoặc BA + ABA cây cũng cho ra hoa với tỉ lệ tƣơng đối cao.

G. R. Rout và P. Das (1994) nghiên cứu tạo phôi soma và ra hoa trong ống nghiệm ở 3 loài tre là Bambusa vulgaris, Dendrocalamus gigateus và Dendrocalamus strictus.Đốt thân của cây con tái sinh từ phôi soma đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng cảm ứng ra hoa: 1/2 MS bổ sung 0,5 mg/l adenin sulphate; 0,25 mg/l IBA; 0,5 mg/l GA3 và 3% sucrose. Sau 12 tuần nuôi cấy thì cho hoa, môi trƣờng lỏng cảm ứng ra hoa tốt hơn môi trƣờng có agar (60-70% so với 25-30%). [36]

Rajani S. Nadgauda và ctv (1997) báo cáo rằng khi nuôi cấy cây con in vitro

của giống tre Babusa arundinacea trong môi trƣờng MS lỏng chứa 2% sucrose, 5% nƣớc dừa và 2,2 µM BA, sau 3 - 6 tháng có 70 % mẫu cấy ra hoa. [37]

Nadgauda et al (2000): Cảm ứng tạo hoa in vitro ở cây Dendrocalamus

strictus. Cây đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng ½ MS có bổ sung các nồng độ khác

nhau của TDZ (0; 0,01; 0,05; 0,1; 0,5; và 1mg/l); 2% sucrose và để trong điều kiện chiếu sáng 16 giờ/ngày ở 25 ± 20

C. Sau 21 ngày nuôi cấy tất cả mẫu đƣợc chuyển sang môi trƣờng ½ MS không chứa TDZ. Kết quả thí nghiệm cho tỷ lệ ra hoa cao

nhất sau 2 tuần nuôi cấy trên những mẫu cấy đƣợc cấy chuyền từ môi trƣờng ½ MS có chứa 0,5mg/l TDZ sang môi trƣờng ½ MS.

Kachonpadungkitti Yong sak Romchatngoen Supot Hasegewa Koji và Hisajima Shigeru (2001): cảm ứng tạo hoa in vitro từ mẫu chồi cây lúa kiều mạch nuôi cấy in vitro. Trên môi trƣờng ½ MS, với nitrat là nguồn nitro duy nhất, 5% sucrose, 0,1µm kinetin trong điều kiện nuôi cấy 27± 20C ở quang kỳ là 8 giờ chiếu sáng và 16 giờ trong tối, mẫu cấy đƣợc cảm ứng tạo hoa trên 100% số lƣợng với 16 hoa trên mẫu và số hoa nở trên mẫu là 9 sau 8 tuần nuôi cấy. [29]

S. Sudhakaran và V.Sivasankari (2002): chồi của cây húng (Ocimum basilicum

L.) đƣợc cấy trên môi trƣờng 1/2 MS có bổ sung BAP (3- 5- 7 mg/l) và IAA (1-3-5 mg/l). Sau 20 ngày nuôi cấy cây cho ra hoa in vitro ở môi trƣờng có nồng độ BAP là 7 mg/l và IAA là 5 mg/l. [35]

G. Y. Wang, M.F.Yuan và Y.Hồng (2002) đã nghiên cứu ra hoa trong ống nghiệm ở 6 loại hoa hồng. Cây con tái sinh từ chồi sau 45 ngày thì chuyển sang môi trƣờng MS chứa 400 mg/l myo–inositol, 30 g/l sucrose bổ sung các chất điều hoà sinh trƣởng zeatin, TDZ, NAA, BA, IAA, GA3 ở các nồng độ khác nhau. Sau 156- 561 ngày kể từ khi bắt đầu nuôi cấy cây cho ra hoa in vitro với mật độ hoa cao nhất ở môi trƣờng chứa 0,5 mg/l TDZ hoặc 0,5 mg/l zeatin kết hợp với 0,1 mg/l NAA (49,2%, 44,2%). [21]

Chen Chang và Wei - Chin Chang (2003) đã thành công khi callus có đƣợc từ thân rễ của Cymbidium ensifolium var. misericors ra hoa in vitro trên môi trƣờng 1/2 MS chứa 1,5 µM NAA kết hợp với TDZ (nồng độ từ 3,3–10 µM) hay 2iP (nồng độ 10–33 µM) sau 100 ngày nuôi cấy. [31]

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SỰ RA HOA TRONG ỐNG NGHIỆM Ở CÂY LAN SÕ (Dischidia pectinoides Pearson) và CÂY BẮT RUỒI (Drosera burmannii Vahl) (Trang 34 - 35)