Các nội dung dịch vụ tư vấn thuế cung cấp cho khách hàng

Một phần của tài liệu Đề tài: Dịch vụ tư vấn thuế tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam doc (Trang 43 - 57)

2.3.2.1.Hỗ trợ nhà đầu tư tham gia thị trường

Đây là dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư nước ngoài một hệ thông thông tin chi tiết về môi trường đầu tư, luật thuế và những điều kiện luật pháp khi bắt đầu tham gia hoạt động kinh doanh vào thị trường Việt Nam

Các thông tin tổng quan nhất cung cấp cho nhà đầu tư bao gồm:

-Môi trường đầu tư : các thông tin về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của Việt Nam, tình hình kinh tế xã hội trong nước và các hoạt động ngoại thương…

-Các hệ thông luật pháp trong hoạt động kinh doanh: các quy định và thủ tục đăng kí kinh doanh, hệ thống giá cả thị trường, bản quyền sở hữu trí tuệ, thông tin về hoạt động mụa bán doanh nghiệp…

-Chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài: các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nước ngoài cũng như các hạn chế, hệ thống tỉ giá hối đoái

-Các loại hình tổ chức kinh doanh: các loại hình kinh doanh có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài được cho phép, các qui định luật pháp cho từng loại hình, qui định về việc mở chi nhánh và văn phòng đại diện.

-Hệ thống thuế: những qui định chung về luật thuế Việt Nam, chi tiết về từng loại thuế, thuế suất và các ưu đãi thuế, qui định về hoạt động chuyển giá, hoạt động kê khai nộp thuế và việc quản lý thuế…

-Thông tin về thị trường nhân lực: tình hình thị trường lao động, những qui định về thuê nhân công, tiền lương, số giờ lao động, chế độ bảo hiểm cho người lao động, qui định về thuê lao động nước ngoài…

Mục tiêu của dịch vụ là cung cấp cho nhà đầu tư nước ngoài một bức tranh toàn cảnh về môi trường kinh doanh và luật pháp của Việt Nam, hỗ trợ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh vào Việt Nam của các nhà đầu tư. Với sự hỗ trợ của các công ty thành viên tại nhiều quốc gia trên thế giới, dịch vụ này cũng cung cấp cho khách hàng là các công ty Việt Nam muốn phát triển hoạt động kinh doanh ra nước ngoài thông tin về thị trường ở các quốc gia hướng tới.

2.3.2.2.Hoạch định chiến lược thuế

Lập kế hoạch thuế là quá trình nghiên cứu phân tích các tình huống, lựa chọn, khả năng về thuế để từ đó xác định nên thực hiện một giao dịch kinh doanh hay một giao dịch của cá nhân vào lúc nào, bao giờ và thế nào để có thể tránh được thuế hoặc giảm thiểu số thuế phải nộp một cách tối đa. Đối với một các nhân hay một tổ chức kinh doanh, thông thường có nhiều hơn một lựa chọn để thực hiện một giao dịch chịu thuế và một trong những cách để làm giảm thiểu chi phí là chọn kế hoạch sao cho nghĩa vụ thuế phải nộp theo luật định là thấp nhất.

Có rất nhiều các kế hoạch giảm thiểu thuế khác nhau, nhưng dù đó là một kế hoạch đơn giản hay phức tạp thì nó đều được vạch ra để nhằm đạt được những mục tiêu chính như sau:

-Giảm thiểu thu nhập chịu thuế: xây dựng kế hoạch thuế tạo ra thu nhập chịu thuế thấp nhất bằng cách quan tâm đến những chi phí hợp lí được miễn giảm thuế.

-Giảm thiểu thuế suất phải chịu: với từng loại giao dịch sẽ có những mức thuế suất áp dụng khác nhau, mức thuế suất thấp sẽ giảm thiểu số thuế phải nộp

2.3.2.3.Soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp

Mục đích của việc soát xét tình trạng thuế của doanh nghiệp là kiểm tra tính tuân thủ của hệ thống thuế của doanh nghiệp đối với pháp luật thuế cũng như tình hình công việc kê khai, nộp thuế đối với các loại thuế theo qui định. Quá trình này giúp doanh nghiệp nắm vững tình trạng thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, nếu có vấn đề, sai sót có thể kịp thời sửa chữa, tránh không để xảy ra việc bị phạt thuế.

Các bước cơ bản trong quá trình soát xét có thể được kiểm tra bằng cách trả lời các câu hỏi như sau:

Bảng 2.4: Soát xét tuân thủ thuế

A: TỔNG QUAN

1.

Có sự khác biệt đáng kể nào (về thuế và kế toán) so với năm trước cần được lưu ý không? Liệt kê NẾU CÓ.

2. Những giấy tờ và những bản sửa đổi sau đây có được lưu giữ trong Hồ sơ kiểm toán chung hay không:

a. Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư b. Các giấy phép đầu tư sửa đổi

c. Điều lệ công ty d. Hợp đồng liên doanh

e. Biên bản họp Ban giám đốc/Hội đồng quản trị f. Biên bản quyết toán thuế (cập nhật)

3. Công ty đã thực hiện đăng ký lại giấy phép đăng ký kinh doanh và nhận được giấy chứng nhận đầu tư mới chưa?

4. Bản tóm tắt tình trạng hoạt động của công ty/ giấy phép đầu tư (“GPĐT”), bao gồm:

a. Ngày của GPĐT/Giấy CNĐT

b. Ngành nghề kinh doanh của công ty

c. Hình thức (Công ty TNHH 1 thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần; hình thức khác) d. Tổng vốn đầu tư của công ty? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Tổng vốn pháp định/Vốn điều lệ?

f. Tình trạng góp vốn cho đến ngày báo cáo tài chính?

g. Hình thức góp vốn? (bằng tiền, máy móc thiết bị, quyền sử dụng đất, sở hữu sáng kiến,…) và việc góp vốn này có phù hợp với đăng ký của công ty không?

h. Theo GPĐT, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm là bao nhiêu % (nếu có)?

Tỷ lệ xuất khẩu thực tế của Công ty trong năm hiện tại là bao nhiêu phần trăn (%)?

5. Thuế suất thuế TNDN áp dụng?

Kể từ khi giấy phép đầu tư ban đầu được ban hành, Công ty có xin thay đổi việc áp dụng thuế suất thuế TNDN và ưu đãi thuế hay không?

6. Công ty có lập bảng tổng hợp số thuế phải trả không?

7. Công ty có lưu thành văn bản những trao đổi với Cơ quan thuế, bao gồm cả kết quả quyết toán thuế của Cơ quan thuế, hay không?

B: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI VÀ QUYẾT TOÁN

1.

Công ty có thực hiện kê khai thuế theo cơ chế tự khai tự nộp không? Lưu ý rằng cơ chế này là bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp có thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và có hệ thống sổ sách kế toán đầy đủ.

2. Công ty có đăng ký với cơ quan thuế (trong vòng 10 ngày kể từ ngày có GPĐT) và đã được cấp mã số thuế chưa?

3. Công ty có sử dụng hóa đơn tự in không? Nếu có, công ty đã đăng ký với cơ quan thuế chưa?

4. Công ty có thực hiện đăng ký với cơ quan thuế về các vấn đề sau không:

1. Kế hoạch tiền lương 2. Kế hoạch chuyển lỗ

5. Công ty có các công ty con, chi nhánh, cửa hàng…hoạt động độc lập mà cần phải đăng ký thuế với cơ quan thuế địa phương không? Nếu có thì đã có mã số thuế phụ thuộc cho những đơn vị độc lập này chưa?

6. Công ty đã thực hiện kê khai/quyết toán thuế cho năm hiện tại chưa, bao gồm:

a. Thuế TNDN b. Thuế GTGT c. Thuế TNCN d. Thuế TTĐB

e. Thuế nhà thầu nước ngoài

C: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (TNDN)

1. Thu nhập chịu thuế có được xác định phù hợp với Thông tư 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 không?

Xem xét danh sách một số khoản thu nhập chịu thuế sau đây để xác định thu nhập chịu thuế:

a. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính bao gồm tiền bán hàng hóa, tiền cung cấp dịch vụ cùng trợ giá, phụ thu, phụ trội. Doanh thu được xác định trên cơ sở hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ thực tế.

b. Thu nhập khác bao gồm một số khoản sau:

 Chênh lệch mua, bán chứng khoán;

 Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản .

 Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. .

 Lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm theo thỏa thuận tại hợp đồng; chi phí phải trả

 Lãi do bán ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Kết dư cuối năm các khoản dự phòng, thu nhập từ các khoản nợ khó đòi đã xóa sổ nay đòi được và một số khoản thu nhập khác.

2. Xem xét những khoản thu nhập không chịu thuế và chi phí không hợp lý hợp lệ sau đây để quyết định xem thu nhập chịu thuế có được tính chính xác theo Thông tư 128/2003 ngày 22/12/2003 hay không. Cần lưu ý rằng danh sách này chưa đầy đủ hết các khoản cần xem xét:

 Cổ tức nhận được từ hoạt động đầu tư vào công ty khác

 Lỗ/lãi chênh lệch tỷ giá ngắn hạn chưa thực hiện.

 Thuế đối với các khoản giảm giá hàng bán..

 Mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn tài chính và/hoặc chứng từ liên quan hợp pháp khác

 Tỷ lệ khấu hao TSCĐ không theo Quyết định 206/2003 hoặc phê duyệt của cơ quan thuế địa phương.

 Khấu hao của các tài sản cố định không thuộc sở hữu của DN hoặc không sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chi phí khấu hao tài sản cố định không sử dụng cho mục đích kinh doanh được hình thành từ nguồn vốn kinh doanh được ghi nhận là chi phí hợp lý. Những chi phí khấu hao tài sản cố định được trích từ nguồn quỹ phúc lợi không được ghi nhận là chi phí hợp lý.

 Tiền thưởng (trừ lương tháng thứ mười ba và “lương bổ sung” được nêu trong hợp đồng lao động hoặc trong thỏa ước lao động tập thể).

 Dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng hàng tồn kho được thực hiện không theo quy định đối với các khoản dự phòng

 Các khoản dự phòng khác (ví dụ chi phí bảo hành) và các chi phí trích trước .

 Các khoản thanh toán cho hội đồng quản trị.

 Các khoản phạt thuế

 Lãi tiền vay vượt quá 1,2 lần lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại địa phương. Tiền lãi phải trả tính vượt số lãi tới hạn theo hợp đồng vay. Lãi từ các khoản vay được sử dụng để bù đắp vốn điều lệ/vốn pháp định hay các nguồn vốn kinh doanh khác

 Các khoản chi phí khác như chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng đại lý vượt quá 10% trên tổng chi phí hợp lý hợp lệ được khấu trừ.

 Các chi phí không có hóa đơn tài chính hợp lệ hoặc chứng từ thay thế hợp pháp khác.

 Các chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh như chi ủng hộ, chi từ thiện, phí thành viên câu lạc bộ/golf…

 Chi phí quản lý chung do Trụ sở ở nước ngoài phân bổ trực tiếp cho công ty con ở Việt Nam (không theo cơ sở dịch vụ cung cấp thực tế).

3. Trên cơ sở những vấn đề trên, đối chiếu lợi nhuận/lỗ cho mục đích kế toán với lợi nhuận/lỗ cho mục đích thuế.

4. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại đã được phân loại lại một cách hợp lý chưa?

5. Công ty đã thực hiện việc kê khai và trả thuế TNDN theo đúng quy định hiện hành về thuế TNDN chưa? (Tờ khai thuế TNDN tạm nộp phải được trình lên Cục thuế vào đầu mỗi năm và

tờ khai quyết toán thuế TNDN phải được nộp vào cuối mỗi năm. Việc trả thuế TNDN được thực hiện hàng quý).

6. Công ty có chính sách để đảm bảo tất cả các hoạt động mua hàng, đặc biệt là các giao dịch mua bán trên 100.000VNĐ, đều kèm theo hóa đơn tài chính chưa?

7. Công ty có hạch toán các khoản lỗ chuyển từ năm trước sang không? Công ty có áp dụng đúng phương pháp chuyển lỗ đã đăng ký hay không?

8. Công ty đã lập kế hoạch chuyển lỗ, trong đó chi tiết số lỗ phát sinh từng năm và năm được chuyển lỗ sang chưa?

9. Hiện nay công ty có vấn đề khó khăn đang phải giải quyết với cơ quan thuế hay không? Nếu có, yêu cầu ghi chi tiết thông tin về vụ việc và số tiền thuế đang cần giải quyết.

10. Công ty đã được quyết toán thuế lần cuối vào thời gian nào? Có những vấn đề phát sinh trọng yếu nào? Nếu có đề nghị tóm tắt vấn đề và hướng giải quyết của công ty. Kèm theo bản sao biên bản quyết toán thuế.

11. Thông thường thuế TNDN được quyết toán theo năm dương lịch. Nếu năm tài chính của công ty khác năm dương lịch hoặc đang trong giai đoạn gia hạn thời gian báo cáo (đối với năm TC đầu tiên <15 tháng), hãy bảo đảm rằng công ty đã có phê chuẩn về việc áp dụng kỳ quyết toán thuế từ Bộ Tài chính và cục thuế địa phương.

D: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT)

1. Công ty đã có đủ mã số thuế GTGT cho các địa điểm kinh doanh chưa? Tất cả nhân viên của công ty có nhận biết được sự cần thiết phải cung cấp chính xác địa chỉ và mã số thuế của công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ty khi mua hàng hóa không?

2. Nhân viên kế toán, bán hàng, mua hàng của công ty có hiểu biết đầy đủ về việc áp dụng các loại thuế suất khác nhau và tính toán giá trị hàng hóa co thuế GTGT không? Có vấn đề gì phát sinh trong việc áp dụng thuế GTGT khi giảm giá hàng bán không? 3. Công ty có bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ miễn thuế

GTGT hay không? Nếu có, cần xem xét việc phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của công ty?

4 Công ty có kê khai thuế GTGT đầu ra bằng tiền đồng theo giá trị thực tế trên hóa đơn (nếu giá bán khác VND) và áp dụng đúng tỷ giá theo quy định hay không?

5. Các nhân viên liên quan của công ty có phân biệt được sự khác nhau khi xử lý các hóa đơn GTGT trực tiếp và GTGT khấu trừ hay không? (hóa đơn GTGT trực tiếp thì sẽ không có thuế GTGT đầu vào được khấu trừ).

6. Các nhân viên của công ty có lưu giữ đầy đủ các hóa đơn GTGT khi mua hàng để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào hay không?

7. Công ty có hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp để lưu giữ đầy đủ các hóa đơn GTGT mua và bán hàng hóa, dịch vụ không? 8. Hệ thống kế toán của công ty có đảm bảo hạch toán đầy đủ

các khoản thuế GTGT đầu vào liên quan đến mua sắm tài sản, hàng hóa dịch vụ, mua hàng miễn thuế GTGT và thuế GTGT được khấu trừ trong phần thuế nhà thầu nước ngoài không?

9. Kế toán công ty có thực hiện đầy đủ các thủ tục kế toán liên quan đến việc lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng không?

1. Công ty có phát sinh các khoản thanh toán cho hợp đồng ký với các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, bao gồm cả công ty mẹ không? .

2. Kiểm toán viên có tính lại số thuế nhà thầu phải trả vào thời điểm cuối năm không, lưu ý mức thuế suất áp dụng?.

3. Những hợp đồng ký kết với tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài có được đăng ký với cơ quan thuế (hoặc Ngân hàng Nhà nước đối với các khoản vay nước ngoài) trong vòng 10 ngày sau khi ký hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau :

 Bản đăng ký thuế(Phụ lục của Thông tư 169/1998/TT-BTC hoặc 05/2005/TT-BTC)

 Bản sao hợp đồng

 Đăng ký khoản vay nước ngoài

 Các tài liệu khác theo yêu cầu của cơ quan thuế.

4. Kiểm tra để đảm bảo rằng công ty đã khấu trừ thuế nhà thầu nước ngoài cho mọi khoản thanh toán cho tổ chức và cá nhân nước ngoài trong vòng 5 ngày kể từ ngày thanh toán.

Trường hợp nhà thầu hoặc nhà thầu phụ nước ngoài muốn trả thuế trực tiếp, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng nhà thầu đã đăng ký nộp thuế trực tiếp và được cơ quan thuế phê duyệt

5. Kiểm tra để đảm bảo rằng các nghĩa vụ thuế liên quan đến

Một phần của tài liệu Đề tài: Dịch vụ tư vấn thuế tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam doc (Trang 43 - 57)