Trung – dài hạn Doanh số cho

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh NHĐT & PT Thăng Long pot (Trang 37 - 42)

vay 1,608,427 2,062,084 2,835,065 453,657 28.21 722,981 37,49 - Doanh số thu nợ 1,617,168 1,990,151 2,586,509 372,983 23.06 686,358 29,97 - Dư nợ 628,223 740,295 890,367 112,072 17.84 150,072 20,27 - Nợ quá hạn 57,731 16,645 12,145 -41,086 71.17 -4,5 37 - Tỷ lệ nợ QH (%) 9.19 2.25 1,5

II. Trung – dài hạn - Doanh số cho - Doanh số cho vay 60,637 85,610 135,722 24,973 41.18 50,112 58,54 - Doanh số thu nợ 46,910 71,005 122,118 24,095 51.36 51,113 71,99 - Dư nợ 263,277 284,839 302,122 21,562 8.19 17,273 6,06 - Nợ quá hạn 6,623 2,515 1,011 -4,108 62.03 -1,504 59,8 - Tỷ lệ nợ QH (%) 2.52 0.88 0,335 III. Tổng cộng - Doanh số cho vay 1,669,064 2,147,694 2,970,787 478,630 28.68 823,093 38,32 - Doanh số thu nợ 1,664,078 2,061,156 2,708,627 397,078 23.86 647,471 31,413 - Dư nợ 891,500 1,025,134 1,192,479 133,634 14.99 267,345 16,32 - Nợ quá hạn 64,354 19,160 13,156 -45,194 70.23 -6,004 31,34 - Tỷ lệ nợ QH (%) 7.22 1.87 1,14

Bảng trên cho thấy Chi nhánh đang duy trì được một cơ cấu nợ an toàn và hợp lý . Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh tính đến thời đIểm 31/12/2004 đạt 302,12 (Trđ), chiếm 32,15% tổng nợ. So với năm 2002, dư nợ trung và dài hạn tăng 14,75 % và 6,06 % so với năm 2003 . Nguyên nhân chính của mức tăng không cao dư nợ trung và dài hạn này là do có sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh trong năm 2004. Hơn nữa, do chủ trương cơ cấu lại nợ, đặc biệt là trung và dài hạn của tất cả các Chi nhánh trong toàn hệ thống trong năm 2003 để chuẩn bị cho dự án Hiện đại hóa toàn bộ hệ thống do Ngân hàng Thế giới - WB - tài trợ sẽ diễn ra vào năm 2004, nên hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng ĐT&PT CN Thăng Long trong năm 2003 có phần chững lại nhưng sang đến năm 2004 thì đã thực hiện thành công dự án hiện đại hoá Ngân hàng .Và hoạt động cho vay ngắn hạn của Chi nhánh vẫn tăng đều . Năm 2004 , dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh đạt 890,367 (Trđ), chiếm 80.21% tổng nợ, tăng 41,728 % so với năm 2002 và 20,27 % sơ với năm 2003.

Về chất lượng tín dụng, thời gian qua Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Thăng Long đã có nhiều cố gắng trong quản lý, điều hành, cải tiến quy trình thẩm định tài chính và xét duyệt cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường kiểm tra giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vốn, nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, kịp thời tháo gỡ khó khăn … Do vậy đã làm giảm được tỷ lệ nợ quá hạn, hạn chế không phát sinh nợ quá hạn mới.

Tính đến 31/12/2004 , số nợ quá hạn của Chi nhánh còn 13,156 (Trđ) , giảm 31,34% so với cùng kỳ năm trước ; trong đó , nợ quá hạn ngắn hạn còn 12,145 (Trđ) , giảm 37% và nợ quá hạn trung và dài hạn còn 1,011 (Trđ) , giảm 59,8 % so với năm 2003 . Nhìn một cách bao quát qua 3 năm 2002 , 2003 , 2004 ta thấy được chất lượng tín dụng đã có nhiều cải tiến có hiệu quả.

2.2 Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng của NHĐT & PT Thăng Long. động tín dụng của NHĐT & PT Thăng Long.

2.2.1 Tổ chức hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHĐT

& PT Thăng Long.

Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Thăng Long do Phòng tín dụng phối hợp với Phòng thẩm định đầu tư và thị trường thực hiện . Cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định dự án đối với các đơn vị khách hàng vay vốn mà mình được phân công phụ trách.

Sau khi thu nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn theo đúng đối tượng, nguyên tắc, điều kiện và thủ tục vay vốn theo quy định của quy chế cho vay , cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định bắt đầu tiến hành thẩm định tính khả thi, tính hiệu quả của các dự án, khả năng trả nợ và lập tờ trình thẩm định . Trình tự công việc được thực hiện theo các bước sau :

Bước 1 : Tiếp nhận , kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn ; nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh , bổ sung hồ sơ ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ , vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định .

Bước 2 : Trên cơ sở đối chiếu các quy định , thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) , Cán bộ thẩm định tổ chức xem xét , thẩm định dự án đầu tư , cụ thể :

- Kiểm tra hồ sơ vay vốn : bao gồm + Giấy đề nghị vay vốn

+ Hồ sơ về khách hàng vay vốn + Hồ sơ về dự án vay vốn + Hồ sơ về đảm bảo nợ vay

- Thẩm định , đánh giá khách hàng vay vốn + Năng lực pháp lý của khách hàng

+ Ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng + Mô hình quản trị đIều hành

+ Quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng (qua kênh thông tin tín dụng với các Ngân hàng , các tổ chức tàI chính khác)

+ Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tàI chính của khách hàng

- Thẩm định dự án đầu tư

+ Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án

+ Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm , dịch vụ đầu ra củ dự án

. Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án . Đánh giá các nguồn cung cấp sản phẩm

. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án . Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

. Đánh giá , dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án

+ Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án

+ Đánh giá , nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật . Địa đIểm xây dựng

. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án . Công nghệ , thiết bị

. Môi trường , công tác PCCC …

+ Đánh giá về phương diện tổ chức , quản lý thực hiện dự án

+ Thẩm định tổng số vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn

. Tổng vốn đầu tư dự án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án . Nguồn vốn đầu tư cho dự án

+ Đánh giá hiệu quả về mặt tàI chính và khả năng trả nợ của dự án + Phân tích , đánh giá , nhận định các rủi ro thưởng xẩy ra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và sau khi dự án đầu tư đi vào hoạt động; đưa ra biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các loại rủi ro thường hay xảy ra như: rủi ro cơ chế chính sách, xây dựng, thị trường, thu nhập, thanh toán, cung cấp, kỹ thuật và vận hành , môI trường và xã hội ….

Trên cơ sở những nội dung đánh giá, phân tích ở trên, Cán bộ thẩm định phải thiết lập các bảng tính toán hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay . Bước 3 : Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định , trình Trưởng phòng thẩm định xem xét

Bước 4 : Trưởng phòng thẩm định kiểm tra , kiểm soát về nghiệp vụ , thông qua hoặc yêu cầu Cán bộ thẩm định chỉnh sửa , làm rõ các nội dung

Bước 5 : Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định , trình Trưởng phòng thẩm định ký thông qua , lưu hồ sơ , tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho Phòng tín dụng xử lý tiếp .

2.2.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHĐT & PT Thăng Long.

Thẩm định Tài chính dự án đầu tư là một nội dung thẩm định quan trọng đối với các dự án đưa đến Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Thăng Long xin vay vốn. Những nội dung tài chính được xem xét khi thẩm định dự án đầu trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh bao gồm:

2.2.2.1 Phân tích tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.

Ngân hàng xem xét một cách tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu: các loại sản phẩm, hàng hoá, tình trạng máy móc thiết bị, tình hình tồn kho, tình hình công nợ, doanh thu và kết quả lời lỗ hàng năm. Ngân hàng tập trung xem xét tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh tại Ngân hàng, lập bảng kê tình hình vay trả Ngân hàng trong thời gian 2 năm gần nhất để xác định doanh nghiệp có vay trả nợ sòng phẳng hay không.

2.2.2.2. Tổng chi phí đầu tư và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh NHĐT & PT Thăng Long pot (Trang 37 - 42)