4.1 Nhận xét:
4.1.1 Ưu điểm:
• Từ việc phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản của công ty ta thấy được tổng tài sản và tổng nguốn vốn tăng liên tục qua các năm.Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2011 tăng so với năm 2010 là 196.799.218.973 đổng tương ứng với 20%.Qua năm 2012 tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty tiếp tục gia tăng lên 341.597.615.302 đồng, tương ứng với 28,92%.Năm 2012 công ty tiếp tục hoạt động kinh doanh thuận lợi và bền vững hơn.
• Tiếp theo ta phân tích khả năng thanh toán ta thấy được tình hình tài chính của công ty khá tốt vì tỷ lệ khoản phải thu/tài sản ngắn hạn và tỷ lệ khoản phải thu/khoản phải trả đang giảm.
• Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty rất có hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do phương pháp tính khấu hao tài sản cố định của công ty đã làm ảnh hưởng đến tài sản dài hạn bình quân.
• Dựa vào việc phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu tài chính ta thấy tỷ lệ nợ của công ty nằm trong khoản tỷ lệ nợ/tài sản chung là 50% đến 70%. Điều này cho thấy được khả năng tự chủ tài chính của công ty, khả năng còn được vay nợ của công ty cao, tuy nhiên doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.
4.1.2 Nhược điểm:
• Bên cạnh những ưu điểm trên công ty còn tồn tại một số nhược điểm:
• Lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh là do giá vốn hàng bán, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí tài chính tăng cao.
• Ta thấy được khoản phải trả có khuynh hướng tăng dần, chủ yếu là do hoạt động của công ty ngày càng mở rộng nhưng lượng vốn tự có của công ty còn hạn chế, nên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường công ty công ty phải đi vay
vốn, hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác nhằm đáp ứng vốn thiếu hụt. Như vậy nếu vay nhiều thì rủi ro trong kinh doanh càng cao.
• Từ tỷ số thanh toán nhanh ta thấy được công ty đang trong tình trạng thiếu tiền mặt, điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty. Nếu để lâu thì các khoản nợ này sẽ trở thành rủi ro tài chính cho công ty.
• Tỷ số thanh toán hiện thời ở mức không thấp lắm nhưng tỷ số thanh toán nhanh lại thấp. Điều này do giá trị hàng tồn kho và giá trị tài sản ngắn hạn kém thanh khoản khác của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị tài sản ngắn hạn.
• Tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 tạo nên luồng tiền âm do doanh nghiệp bị ứ đọng vốn trong hàng tồn kho, chi trả chi phí lãi vay, khoản phải thu cũng tăng.
4.2 Kiến nghị:
Để tăng lợi nhuận sau thuế lên công ty cần phải nâng cao chất lượng của hàng hóa từ đó giảm bớt các khoản giảm trừ do hàng kém chất lượng, đồng thời giảm bớt chi phí sản xuất sản phẩm để hạ giá vốn sản phẩm:
Nâng cao chất lượng hàng hóa bằng cách chọn lọc kỹ càng ở khâu đầu vào, các sản phẩm nguyên liệu mũ cao su thô cần phải được kiểm tra đúng tiêu chuẩn đầu vào để tránh có phế phẩm khi sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng hàng hóa.
Công ty cũng nên chú trọng nâng cao tay nghề của công nhân khâu nạo lấy mũ thô sơ, để đạt được sản lượng cao, chất lượng tốt.
Công ty cũng nên cải tiến dây chuyền sản xuất, thay đổi công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ thuật mới, từ đó giảm chi phí sản xuất giảm giá vốn hàng bán, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Công ty cũng nên giảm bớt các khoản phải trả đặt biệt là dài hạn vì các khoản này dể trở thành rủi ro đối với công ty. Hoặc công ty nên có những kế hoạch dự án sử dụng các khoản nợ một cách có hiệu quả tốt nhất:
Như ta thấy từ báo cáo tài chính của công ty, các khoản nợ dài hạn của công ty chủ yếu là đi vay ngân hàng đã tăng liên tục từ năm 2009 đến 2012. Nếu công ty biết
cách vận dụng tốt đòn bảy tài chính này thì sẽ giúp công ty tăng lợi nhuận còn ngược lại thì sẽ đưa công ty vào tình trạng khó khăn về tài chính.
Công ty nên có những bảng báo cáo chi tiết về mục đích sử dụng các khoản nợ vay. Công ty nên sử dụng số tiền vay nào vào mục đích sản xuất kinh doanh để tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty, không nên sử dụng nợ vay để đầu tư vào bất động sản hay chứng khoán.
Hàng tồn kho và các tài khoản ngắn hạn kém thanh khoản chiếm tỷ trọng khá cao trong công ty vì thế công ty cần có các giải pháp để giảm bớt lượng hàng tồn kho như tìm thêm các đối tác làm ăn… và công ty cũng cần có những phương án sản xuất phù hợp với lượng hàng tồn kho tại công ty.
Công ty nên có các biện pháp cụ thể để giải quyết lượng hàng tồn kho từ đó tiết kiệm được tiền thuê mướn kho bãi, tăng tiền mặt hiện có của công ty như: mở rộng thêm đối tác làm ăn là các nước khu vực châu á và châu âu.
Công ty nên có những chính sách bán hạ giá hay chiết khấu thương mại cho khách hàng khi mua số lượng lớn hàng.
Ban giám đốc cũng nên có những biện pháp thích hợp để theo dõi lượng hàng tồn kho từ đó đưa ra các mục tiêu sản lượng sản xuất cho thời gian sắp tới để tránh làm tăng lượng hàng tồn kho hiện tại.
1.TS.Phan Đức Dũng (2011), Phân tích báo cáo tài chính, nhà xuất bản Thống Kê.
2.TS.Phan Đức Dũng (2009), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
3.TS.Nguyễn Quang Thu (2007), Giáo trình quản trị tài chính căn bản, Nhà xuất bản Thống Kê.
4.Các trang wed tham khảo.
www.tailieu.vn
www.kienthuctaichinh.com www.ssi.com.vn