CHỨC NĂNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty cao su Đồng Nai (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NA

CHỨC NĂNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN:

Tổ chức các hoạt động tiếp thị, quảng cáo hoạt động, sản phẩm của Công ty ở thị trường phía Nam.

Lập kế hoạch, giao dịch, quan hệ khách hàng.

Thực hiện các chức trách, nhiệm vụ khác phù hợp với sự phân công, uỷ nhiệm, uỷ quyền của Ban Tổng Giám đốc Công ty.

2.4 Tổ chức công tác kế toán tài chính: 2.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán tài Kế toán

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

2.4.2 Nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán:

- Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm về hạch toán giá thành. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ.

- Kế toán vật tư: Hạch toán chi tiết lượng hàng hóa vật tư mua vào trong tháng, quý, theo dõi chứng từ chi tiết từng đơn vị báo cáo trong tháng. Hạch toán đúng tài khoản sử dụng.

- Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm thu chi tài chính và hạch toán các khoản thu chi

- Kế toán TSCĐ, XDCB: Chịu trách nhiệm kiểm tra theo dõi, hạch toán các khoản xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, căn cứ vào chứng từ thanh toán mà hạch toán tăng hoặc giảm TSCĐ.

- Kế toán tiền lương: kiểm tra và hạch toán các khoản tiền lương phát sinh hằng tháng.

- Kế toán XDCB, sửa chữa TSCĐ: Chịu trách nhiệm kiểm tra theo và hạch toán các khoản XDCB, mua sắm tài sản cố định. Căn cứ vào bảng thanh toán mà hạch toán tăng hay giảm TSCĐ.

2.4.3 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty:

Do đặc điểm, quy mô của công ty về vốn, lao động… các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều thường trùng lặp và phát sinh thường. Để đáp ứng nhu cầu quản lý theo dõi kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã áp dụng hình thức sổ kế toán NHẬT KÝ CHUNG

Kế toán các đơn vị phụ thuộc ( không tổ chức kế toán riêng)

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ lưu chuyển chứng từ

Ghi chú:

: đối chiếu kiểm tra : ghi hằng ngày : ghi cuối tháng

2.4.4 Chế độ kế toán áp dụng:

Chế độ áp dụng: công ty áp dụng chế độ kế toán việt Nam ban hành quyết định số quyết định/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 áp dụng cho các doanh nghiệp.

2.5 Quá trình phát triển:

2.5.1 Khái quát quá trình phát triển của công ty:

Chỉ trong vòng 10 năm vừa khôi phục vừa phát triển sản xuất, công ty đã tu bổ phục hồi lại 21.000 ha vườn cây kiệt mủ trước đây của thực dân Pháp để lại, trồng mới thêm 31.000 ha, đưa tổng diện tích vường cây của Công Ty lên trên 52.000 ha. Diện tích cao su do công nhân trồng bằng gấp 1,5 lần so với tư bản Pháp trồng trong 68 năm ở 12 đồn điền trên đất cao su.

Năm 1976 đến năm 1985 công Ty đã thành lập thêm 6 nông Trường mới, với mô hình “ vùng kinh tế mới” chuyên canh cây công nghiệp cao su đạt kết quả thắng lợi. với 10 năm Công Ty Cao Su Đồng Nai đã sản xuất được 174.647 tấn mủ Cao Su chiếm 45% sản lương cao Su của toàn ngành.

Số, thẻ, bảng thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Nhập ký- chứng từ

Năm 1982 Công Ty cao Su Đồng Nai đã thử nghiệm áp dụng chính sách khoán sản phẩm, dùng đòn bẩy kinh tế để kích thích sản xuất. Kết quả cho thấy chính sách khoán sản phẩm đã tác động tích cực đối với người công nhân trong việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động.

Công Ty Cao Su Đồng Nai có một bước chuyển biến quan trọng trong sản xuất và đời sống xã hội. Hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch qua mỗi năm đều tăng. Đến năm 1991 tổng diện tích cao su trong 17 Nông Trường là 54.200 ha, trong đó diện tích khai thác là 39.371ha.

Năm 1989 cơ cấu đầu tư được điều chỉnh theo hướng đầu tư chiều sâu, coi trọng hiệu quả đầu tư. Ngoài việc đầu tư nông nghiệp, công ty đã đầu tư thiết bị, xây dựng thêm nhà máy chế biến mới Hàng Gòn, mở rộng nâng cấp nhà máy Cẩm Mỹ, An Lộc. từ đó mà sản phẩm mủ loại I (SVR 5, SVR 3L) từng năm đều tăng, đặt biệt hơn nhà máy Hàng Gòn chẳng những sản phẩm loại I đạt 90% mà còn làm giảm 60% chi phí lao động, giảm tiêu hao nhiên liệu 20% lời hàng năm 1,5 tỷ đồng. Sản phẩm của công ty từng bước vươn lên, đáp ứng sự cạnh tranh của thị trường quốc tế, góp phần quan trọng vào chỉ tiêu xuất khẩu của ngành.

Năm 1994 do sự phát triển của công ty trên địa bàn quá rộng thuộc phạm vi 2 tỉnh quản lý nên Nhà Nước , Tổng Công ty Cao Su Việt Nam cho phép tách riêng thành 2 công ty thuộc địa bàn quản lý của 2 tỉnh:.

Đất nước đã trãi qua gần 30 năm xây dựng và phát triển công Ty Cao Su Đồng Nai không ngừng lớn mạnh và đạt kết quả.

2.5.2 Những thuận lợi và khó khăn hiện nay:

Khó khăn:

Vùng chuyên canh cao su thuộc loại hình sản xuất nông nghiệp, mang nặng tính thời vụ, chịu ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng mủ cao so thu hoạch, mưa bão không khai thác được làm mất mủ, cây gẫy đổ làm hư hại vườn cao su, nắng hạn gay gắt cây cũng cho rất ít mủ và vườn cây chậm phát triển, tác động lớn đến kế hoạch sản lượng và giá thành sản phẩm. Tổng quan thị trường cao su biến động vào biến động thị trường thế giới: có lúc hàng không bán được phải để tồn kho, thiếu vốn để xoay trở kinh doanh hoạt động, cũng có lúc nhu cầu thị trường lớn không sản xuất kịp mủ để giao hàng.

Tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao su còn nhiều vấn đề cần quan tâm, ở đây là thời gian và hiệu quả công tác quản lý chỉ tiêu giá thành còn mang nặng tính bình quân, giá thành sản phẩm còn bị ảnh hưởng lớn do diễn biến của thị trường thế giới.

Thuận lợi:

Nước Việt Nam ta ngày càng quan hệ rộng rãi với nhiều nước trên thế giới, uy tín ngày càng tăng. Do đó, việc quan hệ mua bán sản phẩm cao su ngày càng thuận lợi và phát triển. Trung Quốc là một nước lớn có nhu cầu tiêu thụ nhiều cao su lại ở gần kề nên là một thị trường lơn, mở rộng thị trường tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,… đồng thời mở rộng quan hệ mua bán với các nước Mỹ, Ý và các nước tư bản khác. Bên cạnh đó chú trọng đến thị trường trong nước tìm cách chế biến sản phẩm sử dụng từ nguyên liệu mủ cao su.

Nhà nước chú trọng đến ngành cao su: cao su là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước, góp phần ổn định và phát triễn đời sống vật chất tinh thần cho một bộ phận dân cư không ít của Tỉnh Đồng Nai.

Công ty trực thuộc Tổng Công Ty mạnh, có đầu mối quan hệ mua bán với thị trường thế giới nên những chỉ đạo, hướng dẫn luôn kịp thời và mang lại hiệu quà cao cho ngành cao su nói chung và Công ty nói riêng.

2.5.3 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới:

Công ty đề ra phương hướng kế hoạch thời gian tới như sau:

Xuất phát từ thực tế đặc điểm tình hình hiện tại của công ty, Công ty đã đề ra một số biện pháp và phương hướng phát triển như sau:

- Mở rộng thị trường các nước SNG, Mỹ và các nước tư bản khác. - Giá bán hợp lý có lợi nhuận cao.

- Tiếp tục tích cực rà soát để hạ giá thành, tăng tích lũy, tái đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống phúc lợi, văn hóa và tinh thần cho công nhân.

- Nghiên cứu thị trường.

- Thỏa mãn tốt các yêu cầu của khách hàng.

- Hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để tăng năng suất, hạ giá thành hợp lý. - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9002 cho các nhà máy còn lại.

- Nâng cao trình độ CB. CNVC, phát huy tối đa khả năng sáng tạo.

- Trang bị máy móc và thiết bị hiện đại bằng phương thức thích hợp như: Liên doanh, cải tiến qui trình sản xuất.

- Sử dụng tiềm năng trong nước, hạn chế nhập khẩu, phát huy nội lực tiềm tàng. - Phát huy hiệu quả sử dụng vốn, quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty cao su Đồng Nai (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w