Doanh thu và lợi nhuận chưa phân phối

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kinh doanh hiện nay của Công ty TNHH Thương mại VIC.DOC (Trang 27 - 30)

II. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

1. Doanh thu và lợi nhuận chưa phân phối

Bảng : Doanh thu và lợi nhuận chưa phân phối của công ty qua các năm

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu 180,865,343,00 0 340,932,985,81 1 505,031,474,43 8 562,078,061,38 7 800,163,371,959 Lợi nhuận chưa phân phối 7,246,105,447 12,023,908,736 21,915,101,831 15,413,551,526 8,376,090,346

Bảng 1: thể hiện doanh thu và lợi nhuận chưa phân phối qua 5 năm vừa qua.Doanh thu tăng qua các năm: Năm 2007 tăng 42.4% so với năm

2006, năm 2006 tăng 11,3% so với năm 2005… Lợi nhuận tăng liên tục từ năm 2003 đến năm 2005: năm 2005 tăng 82,3%, năm 2004 tăng 65,9%... Có được kết quả này là do những nguyên nhân sau:

_ Thương hiệu Con Heo Vàng của công ty ngày càng khẳng định uy tín, chất lượng, được người chăn nuôi tin dùng.

_ Công ty có được mạng lưới chăm sóc khách hàng rộng và sâu _ Công ty có năng lực tài chính mạnh mẽ từ đại lý đến nhà máy _ Giá đầu ra chăn nuôi lợn ngày càng tăng cao.

Năm 2006, mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận của công ty giảm 29,7% so với năm 2005 là do công ty đã đầu tư mạnh trong việc nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc thiết bị nhằm có thể cung cấp các sản phẩm chất lượng ngày càng cao, giá hạ.

Năm 2007, lợi nhuận tiếp tục bị giảm, và giảm 45,7% so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2007 là một năm cực kỳ khó khăn đối với công ty nói riêng và với toàn ngành thức ăn chăn nuôi gia súc nói riêng.

1.1. Những khó khăn trên thị trường thức ăn gia súc hiện nay:

1.1.1. Dịch bệnh: Từ đầu năm 2007 tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm xuất hiện ở hầy hết các tỉnh phía Bắc và diễn biến phức tạp, làm thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi.

_ Bênh PRRS (Hội chứng suy hô hấp và sinh sản ở lợn hay còn gọi là bệnh tai xanh) đầu tiên xuất hiện ở Hải Dương sau đó lan sang các tỉnh lân cận và hầu hết các tỉnh phía Bắc. Bệnh có tốc độ lây lan phát triển thành dịch nhanh. Đây là một loại bệnh mới do vi-rút gây ra nhưng Việt Nam chưa có vac-xin phòng và ngành thú y cũng chưa có phác đồ điều trị hiệu quả. Vì vậy số lượng lợn, nhất là là lợn nái bị chết nhiều, có trang trại bị chết 100% lợn (200-300 con), người chăn nuôi bị thiệt hại quá lớn.

Các tỉnh bị thiệt hại nặng do bệnh tai xanh gồm: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, Quản Ninh (Số lợn bị chết hoặc bán chạy chiếm khoảng 40% tổng đàn).

_ Dịch cúm gia cầm: Khác với uy luâ tj mọi năm dĩchuất hiện vao mùa đông, năm 2007 dịch cúm gia cầm xuất hiện từ tháng 3 và đã lan ra khoảng 26 tỉnh thành trong cả nước.

Do ảnh hưởng đồng thời của 2 dịch bệnh trên nên tổng số đầu gia súc, gia cầm tại các tỉnh bị giảm nhanh chóng. Số đầu lợn thời điểm tháng 6/2007 chỉ bằng khoảng 60% so với số đầu lợn tháng 12/2006, thậm chí các tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Nam Định chỉ còn dưới 50%. Do đó, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi trên thị trường bị giảm khoảng 40%

1.1.2. Biến động giá lương thực

Từ đầu năm 2007, đặc biệt là sau tết Đinh hợi, giá các loại lương thực trên thị trường tăng cao: Ngô hat tăng 50%, thóc tăng 35% so với cuối năm 2006. Trong khi đó giá lợn thịt không tăng. Do đó người chăn nuôi k hông có lãi, thạm chí lỗ nếu chỉ sử dụng sản phẩm hỗn hợp.

1.1.3. Biến động giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi

Các nguyên liệu sản xuất hầu hết phải nhập khâu. Từ cuối năm 2006, giá nhập khẩu bột đậu tương và các nguyên liệu phụ gia đều liên tục tăng. Khô đậu tương (chiếm 75% thành phần đậm đặc) tăng 2000đ/kg, li-zine tăng 20.000đ/kg, bột thịt tăng 2.000đ/kg… Tuy vậy, các nhà máy thức ăn gia súc chỉ tăng giá tối đa 1.500đ/kg.

2. Sản lượng đậm đặc của các cơ sở lớn (tháng 4/2007)STT Tên Hãng S.lượng đậm

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kinh doanh hiện nay của Công ty TNHH Thương mại VIC.DOC (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w