Hệ số cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Một phần của tài liệu nguyen thanh phuong k431109 - phân tích tc dn (Trang 53 - 56)

đánh giá thực trạng tài chính của công ty cổ phần thủy sản khu vực

2.2.2.2 Hệ số cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Hệ số cơ cấu nguôn vốn và tài sản giúp cho ta có đợc cái nhìn cơ bản về kết cấu nguồn vốn cũng nh tài sản của doanh nghiệp, hệ số kết cấu nguồn vốn và tài sản là một hệ số hết sức quan trọng trong công tác quản lý.

 về cơ cấu nguồn vốn của công ty

Các chỉ tiêu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi công ty. Với nhà quản lý qua đó thấy đợc sự độc lập về tài chính, mức sử dụng đòn bẩy tài chính, và rủi ro có thể gặp phải để ra những chính sách phù hợp với công ty. Với chủ nợ qua hệ số thấy sự an toàn để cho vay hay không. Với nhà đầu t trên cơ sở đó đa ra quyết định đầu t.

để phân tích hệ số cơ cấu nguồn vốn ta xem xét hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu và tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ.

Bảng 8: Tình hình cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Chỉ tiêu Đơn

vị

Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Giá trị Tỷ lệ tăng giảm (%) 1 2 3 4 5(=4-3) 6(=5/3) 1.Nợ phải trả VND 2.592.809.008 2.501.116.790 (91.692.218) -3,54 2.Vốn chủ sở hữu VND 9.487.044.565 9.108.158.073 (378.886.492) -3,99 3.Tổng nguồn vốn VND 12.079.853.573 11.609.274.863 (470.578.710) -3,90 4. Hệ số nợ Lần 0,2146 0,2154 0,0008 0,37 5. Hệ số vốn chủ sở hữu Lần 0,7854 0,7846 -0,0008 -0,10

Từ bảng trên ta thấy: hệ số nợ cũng nh hệ số vốn chủ công ty không có gì thay đổi đáng kể qua hai năm 2007-2008. Năm 2007 hệ số nợ chiếm 21,26% hệ số vốn chủ sở hữu chiếm 78,54% và năm 2008 hệ số nợ là 21,54%, hệ số vốn chủ là 78,46%. Đó là do trong năm 2008 nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cùng giảm với một tỷ lệ gần bằng nhau, nợ phải trả giảm 3,54% còn vốn chủ sở hữu giảm 3,99 %.

Xét về tỷ trọng thì vốn chủ sở hữu chiếm 78,46% năm 2008, hệ số nợ chiếm 21,54%. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp ít sử dụng đòn bẩy tài chính, rủi ro tài chính của doanh nghiệp là thấp. Doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn chủ, đó là biện pháp đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp nhng nó cũng làm tăng ít lợi nhuận vốn chủ của doanh nghiệp.

Trong thời gian tới công ty cần sử dụng linh hoạt hơn các nguồn vốn để gia tăng lợi nhuận vốn chủ, đồng thời vẫn đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính cho công ty.

 Hệ số cơ cấu tài sản

Hệ số cơ cấu tài sản giúp chúng ta nắm đợc cơ bản tình hình tài sản của doanh nghiệp cũng nh kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Qua đó đánh giá đợc tình hình phân bổ vốn cũng nh chính sách đầu t của công ty có hợp lý hay

không, có phù hợp với điều kiện của công ty không Để đánh giá cơ cấu tài…

sản ta đi xem xét bảng sau:

Chỉ tiêu Đơn vị

Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Giá trị Tỷ lệ tăng giảm (%) 1 2 3 4 5(=4-3) 6(=5/3) 1,tài sản ngắn hạn VND 6.165.598.323 5.686.642.136 (478.956.187) -7,77 2, tài sản dài hạn VND 5.914.255.250 5.922.632.727 8.377.477 0,14 3, tổng tài sản VND 12.079.853.573 11.609.274.863 (470.578.710) -3,90 4,tỷ suất đầu t vào tài sản ngắn hạn Lần 0,5104 0,4898 -0,0206 -4,03 5, tỷ suất đầu t vào tài sản dài hạn Lần 0,4896 0,5102 0,0206 4,20

Nh vậy trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cả hai năm 2007-2008 đều chiếm tỷ trọng gần nh ngang nhau. Năm 2007 TSNH chiếm 51,04% còn TSDH chiếm 48,96% trong tổng tài sản, đến năm 2008 TSNH chiếm 48,98% và TSDH chiếm 51,02%. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là hoạt động dịch vụ thơng mại và gia công chế biến sản phẩm xuất bán nên tỷ suất đầu t vào kinh doanh của công ty là phù hợp.

Trong năm 2008 tỷ suất đầu t vào tài sản ngắn hạn giảm 2,06% ứng với tỷ lệ giảm 4,03%. Tỷ suất đầu t vào tài sản dài hạn tăng 2,06% ứng với tỷ lệ tăng 4,2%. Ta thấy hệ số tài sản của Công ty đợc duy trì tơng đối ổn định qua các năm, tuy nhiên hệ số tài sản đó đã không còn hợp lý nữa khi mà trong năm 2008 lợi nhuận của công ty giảm. Trong khoản mục tài sản ngắn hạn hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất 55,17% (bảng 2). Khi mà trong điều kiện khó khăn hiện nay và sắp đến mùa vụ tiêu thụ chính thì việc dự trữ hàng tồn kho để bán là chấp nhận đợc. Tuy nhiên việc dự trữ hàng tồn kho nhiều cũng đồng nghĩa với việc tăng chi phí bảo quản, cất trữ hao hụt mất mát và ứ đọng vốn nếu không tiêu thụ đợc sản phẩm. Bên cạnh đó doanh nghiệp đầu t vào tài sản cố định là các nhà xởng, máy móc sản xuất, các lớp học đào tạo lao động đi xuất khẩu là phù hợp với những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trờng.

Tóm lại qua việc phân tích trên, công ty cần xem xét việc dự trữ hàng tồn kho sao cho phù hợp nhất, thêm vào đó công ty cần chú trọng hơn trong việc đổi mới sản phẩm, nâng cấp máy móc nhà xởng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao cơ sở, chất lợng đào tạo lao dộng xuất khẩu nhằm nâng cao uy tín cho công ty. Đồng thời qua đó làm tăng thu nhập cho ngời lao động xuất khẩu và cho chính cán bộ công nhân viên trong công ty.

Một phần của tài liệu nguyen thanh phuong k431109 - phân tích tc dn (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w