. 2417 Phân tích chuỗi cung cao su nguyên liệu
3.2.2.5. Các giải pháp khác
- Tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng mới cao su trên quỹ đất hiện có của Công ty đến năm 2012 sẽ giúp cho sản lượng khai thác và chế biến những năm sau tăng lên, giúp cho nhu cầu của cả nước được đáp ứng, nó phù hợp với điều kiện hiện nay của Công ty. Đó là điều kiện cần thiết nhằm đáp ứng cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, tranh thủ lợi thế riêng của doanh nghiệp để doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển thị trường. Tuy nhiên để phát huy khả năng sử dụng vốn đầu tư cần tập trung mở rộng sản xuất trồng được nhiều diện tích hơn. Một mặt, vườn cây khai thác đến đâu chế biến và tiêu thụ hết đến đó, mặt khác khai thác tối đa công suất của nhà máy chế biến hiện có.
- Tinh gọn bộ máy quản lý, không ngừng nâng cao chất lượng quản lý bằng việc thường xuyên khuyến khích cán bộ quản lý học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Các sản phẩm hiện nay đang sản xuất, Công ty cần duy trì ổn định về chất lượng, mẫu mã, nhãn mác, bao bì, đóng gói giữ vững chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, nghiên cứu và xây dựng phương án đa dạng hóa sản phẩm, để chế biến hết lượng cao su nguyên liệu khai thác từ rừng cao su, chế biến ra bốn loại sản phẩm khác nhau có ký hiệu (SVR 3L, SVR 5, RSS 3, SVR 10) đây là các loại sản phẩm thị trường ưa chuộng, chất lượng của từng loại sản phẩm này phải đáp ứng yêu cầu khách hàng, nâng cao tỷ trọng của từng loại sản phẩm đạt chất lượng cao, phải cải tiến cơ cấu sản phẩm, để có
khả năng cạnh tranh hơn nữa trên thị trường. Nghiên cứu sản xuất thêm loại sản phẩm là SVR 20 để tận thu sản phẩm mủ đất, tận thu mủ từ nguồn nước thải do quá trình chế biến chưa sử dụng hết chảy theo nguồn nước thải về bể chứa nổi lên. Mục đích tận thu là tăng nguồn thu nhập đồng thời làm phong phú thêm một loại sản phẩm nữa để làm giảm chi phí sản xuất.
- Tăng cường quan hệ với khách hàng, giử mối quan hệ mật thiết với khách hàng truyền thống như: Công ty cao su Sao Vàng, Công ty chế biến cao su Đà Nẵng, Công ty TNHH Trường Sinh… Công ty cần có chính sách phân biệt giá theo khối lượng sản phẩm, chiết khấu bán hàng theo khối lượng, theo thời gian thanh toán. Bên cạnh việc xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ, thì cần phải gây dựng lòng trung thành của khách hàng và các công cụ thúc đẩy khách hàng quay trở lại với sản phẩm của doanh nghiệp để Công ty cao su Việt Trung vận dụng nhằm tránh những vướng mắc sai lầm kiểu thả bèo lướt bóng, tức là bỏ qua những khách hàng trung thành để đuổi theo khách hàng mới trên thị trường.
- Hiện tại Công ty chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh theo đúng nghĩa của nó. Các phản ứng chiến lược của Công ty về cơ bản không phải được hình thành trên cơ sở phương pháp tư duy chiến lược mà chủ yếu dựa vào nhạy cảm, trực giác của người lãnh đạo, phòng kinh doanh không phát huy được vai trò chức năng của mình trong việc xây dựng chiến lược cho Công ty, một mặt do chưa đánh giá hết tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh, mặt khác do nhận thức về chiến lược kinh doanh chưa đầy đủ. Vì thế việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn là hết sức quan trọng và cần thiết cho Công ty. Từ đó mà Công ty có một sự chủ động linh hoạt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Từng bước chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến tới thành lập Công ty TNHH Nhà nước một thành viên.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được đặt lên hàng đầu. Là một trong những doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cao su. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có vai trò to lớn trong việc góp phần khẳng định vai trò chủ đạo, định hướng của thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân.
Luận văn ”Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại Công ty cao su Việt Trung – Quảng Bình” nhằm phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh cao su của Công ty để nhận thấy được những tồn tại từ đó tìm ra và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su của Công ty
Trên cơ sở mục tiêu đó luận văn đã hoàn thành những nội dung sau: 1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh nói chung, hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh cao su nói riêng và làm rõ các yêu cầu cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh, luận văn cũng đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
2. Luận văn đã phân tích một cách có khoa học thực trạng hiệu quả kinh doanh cao su của Công ty cao su Việt Trung trong những năm gần đây:
- Những kết quả đạt được: Với bề dày 50 năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh cao su, kết quả 3 năm đã được phân tích cho thấy Công ty kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 1.500 công nhân, góp phần cải tạo môi sinh môi trường phủ xanh đất trống đồi núi trọc với diện tích gần 3.000 ha tại Quảng Bình, xây dựng nhiều công trình phúc lợi: Đường sá, trạm xá, cầu Sông Dinh nâng cao điều kiện sống cho nhân dân địa phương. Công ty sở hữu gần 2.700 ha cao su, một Nhà
máy chế biến mủ với công nghệ hiện đại. Công ty thực hiện cơ chế khoán sản phẩm đến người lao động, đồng thời đáp ứng tương đối tốt dịch vụ vật tư kỹ thuật cho công nhân nhận khoán.
- Luận văn cũng chỉ ra được những tồn tại: Cơ chế khoán sản phẩm còn nhiều hạn chế chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện tại nên chưa phát huy tác dụng. Năng lực chế biến còn dư thừa, chưa sử dụng hết công suất. Thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh đạt ở mức thấp.
3. Trên cơ sở vận dụng lý luận và phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại đơn vị. Luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su của Công ty cao su Việt Trung:
- Nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ vật tư kỹ thuật, dịch vụ thu mua sản phẩm
- Bán một phần diện tích cao su cho công nhân tự chủ động sản xuất mủ nước
- Giải pháp về công tác giao khoán - Giải pháp về nguồn nguyên liệu - Các giải pháp khác
Tuy nhiên, với năng lực hạn chế của bản thân, tác giả đã cố gắng tiếp cận những phương pháp điều tra, nghiên cứu và xử lý số liệu tổng hợp, luận văn vẫn còn nhiều mặt hạn chế và thiếu sót. Nguồn số liệu phân tích một phần được lấy từ số liệu điều tra công nhân nhận khoán và hộ tiểu điền nên có thể có những sai lệch nhỏ do ý kiến chủ quan của người được phỏng vấn; Do điều kiện về thời gian và thông tin phản hồi trở lại của những đối tượng được điều tra phỏng vấn nên tác giả chỉ thu thập được mẫu điều tra còn hạn chế.
Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để bổ sung và hoàn thiện hơn
B. Kiến nghị
Qua kết quả nghiên cứu, cùng với định hướng phát triển của Công ty cao su Việt Trung. Để tạo điều kiện cho Công ty hoạt động kinh doanh cao su có hiệu quả, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:
*) Đối với Chính phủ :
+ Chính phủ cần có những quy định hợp lý đầu mối xuất khẩu cao su và quản lý tốt chất lượng cao su xuất khẩu (các tiêu chuẩn về chất lượng, quy định về nhãn hiệu, bao bì,...) có tác dụng tăng cường khả năng cạnh tranh của cao su Việt Nam nói chung, của Công ty cao su Việt Trung nói riêng qua đó tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ cao su ra nước ngoài.
+ Cần có các chính sách khuyến khích xuất khẩu nói chung và đối với ngành cao su nói riêng như: Ưu tiên về tín dụng, trợ cấp, bù giá.... Bên cạnh đó khuyến khích ngành công nghiệp sản xuất cao su trong nước có tác dụng làm tăng nhu cầu tiêu thụ cao su tại thị trường nội địa.
+ Tăng cường quan hệ giữa chính phủ Việt Nam với các nước khác đặc biệt là với các quốc gia tiêu thụ cao su chủ yếu như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... có tác dụng quan trọng trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ cao su của Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tăng cường đàm phán song phương, đa phương nhằm xóa bỏ rào cản thuế quan, giúp doanh nghiệp vững vàng hơn trong cơ chế thị trường.
*) Đối với địa phương:
Cây cao su đã được xác định là cây xóa đói giảm nghèo với Tây nguyên và duyên hải miền Trung. Gần đây được Đảng và Nhà nước đầu tư ra vùng Tây bắc, nó là loại cây mẫn cảm với thời tiết và thổ nhưỡng, do vậy phải được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, để nhân dân coi nó là một cây
công nghiệp hàng hóa, dễ trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, để nhân dân đưa cây cao su vào cơ cấu cây trồng tại địa phương.
Trồng cây cao su bằng nhiều hình thức, đa dạng cách trồng nhưng phải lồng ghép giữa cao su đại điền với cao su tiểu điền. Doanh nghiệp giữ vai trò bà đỡ trong nhân dân, giúp nhân dân thực hiện các quy định kỹ thuật, giống, đào tạo khai thác và thu mua sản phẩm, tức là cả đầu vào và đầu ra. Có như vậy mới giúp người trồng cao su yên tâm sản xuất, do đó vai trò của địa phương trong việc lãnh đạo là rất quan trọng.
*) Đối với ngành cao su:
Hiệp hội cao su là cầu nối giao thoa giữa doanh nghiệp và người lao động nên tổ chức nhiều hội nghị mang tầm quốc tế và khu vực để tổng kết thực tiễn và đưa ra các chương trình xúc tiến thương mại thiết thực, giao lưu hội nhập kinh tế quốc tế, tìm thị trường có tính định hướng cao.
Thông qua Hiệp hội và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, các nhà xuất khẩu nên hợp tác với nhau, cùng nhau khai thác thị trường, thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu để giúp đỡ nhau khi gặp rủi ro, thống nhất các cơ chế chính sách, tránh bán phá giá.
Cần tổ chức hệ thống tiêu thụ cao su đáp ứng được các mục tiêu:
- Tập trung nguồn lực tăng cường khả năng cạnh tranh của cao su Việt nam
- Thực hiện được chiến lược thị trường chung của ngành
- Tạo được sự cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống tiêu thụ, nhờ đó mà hệ thống hoạt động có hiệu quả hơn
*) Đối với ngành ngân hàng và tổ chức tín dụng
Đề nghị các ngân hàng cùng nhau tháo gỡ cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư dài hạn bằng 2/3 chu kỳ kinh doanh của cây cao su. Do đặc thù cây cao su phải do thời kỳ kiến thiết cơ bản là 7 năm, nếu vùng đất có thổ
nhưỡng thấp, cây cao su chậm phát triển có thể là 8 năm mới đưa vào kinh doanh, vòng quay đồng vốn dài do vậy lãi suất ngân hàng phải được ưu đãi giúp doanh nghiệp giảm sức ép trong cạnh tranh.
*) Đối với Công ty
- Công ty cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách khoán sản phẩm, chính sách khen thưởng hợp lý, công bằng nhằm khuyến khích người lao động hăng say sản xuất nâng cao năng suất lao động. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về chăm sóc khai thác cao su như: Định mức phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu, các công cụ dụng cụ khác. Cơ chế khoán xem xét năng lực vườn cây, khoán ổn định lâu dài cho công nhân.
- Luôn luôn tăng cường công tác bảo vệ vật tư sản phẩm, bên cạnh việc tăng cường năng lực của đội bảo vệ cơ động Công ty, gắn trách nhiệm bảo vệ vườn cây cho công nhân nhận khoán, kết hợp với chính quyền địa phương có chính sách thưởng đối với những người có công trong bảo vệ vật tư sản phẩm, phạt nghiêm đối với những hành vi trộm cắp mủ và vật tư vườn cây.
- Thiết lập bộ phận Marketing, bán hàng để nâng cao khả năng và có các hoạt động một cách có hiệu quả nền tảng cho tất cả các nổ lực mở rộng thị trường của Công ty, trích kinh phí cho việc nghiên cứu thị trường cả trong nước và quốc tế, xây dựng và thực thi các biện pháp xây dựng uy tín về nhãn hiệu đối với cao su của Công ty góp phần đưa thương hiệu cao su Việt Nam trên thị trường quốc tế.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng hợp thường niên của Hiệp hội cao su Việt nam từ năm
2003 đến năm 2007.
2. TS. Trương Đình Chiến (2002), Quản trị Marketing trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
3. Công ty cao su Việt trung, Báo cáo tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005 đến năm 2007.
4. Cục thống kê Quảng Bình, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2007.
5. PGS.TS. Nguyễn Quang Dong (2005), Bài giảng: Kinh tế lượng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
6. Hồ Phan Minh Đức (2000), Kế toán quản trị, Đại học kinh tế, Huế. 7. Trần Kim Dung (2001), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản giáo
dục.
8. PGS.TS. Hoàng Hửu Hoà (2001), Phân tích số liệu thống kê (Dùng cho cao học), Đại học kinh tế Huế.
9. Hội khoa học kinh tế Việt Nam. Trung tâm thông tin tư vấn phát triển (2004), Toàn cảnh kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 10.Th.s. Võ Văn Huy, Th.s. Võ Thị Lan, Th.s. Hoàng Trọng (1997), Ứng
dụng SPSS For windows để xử lý và phân tích dữ kiện nghiên cứu, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
11. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê.
12. Luật doanh nghiệp Nhà nước (2008), Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 13. TS. Nguyễn Khắc Minh (2002), Các phương pháp phân tích và dự báo
14. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2004), Giáo trình: Lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
15.PGS.TS. Nguyễn Minh Phương (2002), Giáo trình: Kế toán quản trị, Trường đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội.
16. Trần Văn Quang (2005), Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần cơ khí - xây dựng công trình Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Huế.
17. PGS.TS. Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình: Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
18. Nguyễn Khắc Thái, Trường Quốc, Nguyễn Duy Tân, Phan Xuân Thuỷ
(2005), Công ty cao su Việt Trung những chặng đường lịch sử, Công ty In & Văn hoá phẩm Quảng Bình.
19. Ngô Văn Thứ (2002), Phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
20. Viện nghiên cứu cao su Việt Nam (1998), Nghiên cứu và triển khai phục vụ phát triển ngành cao su Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 21. Http://www.Caosuvietnam.Saigonnet.vn
22. Http://www.Laodong.com.vn
23. Http://www.Viettrung.QuangBinh.vn
24. Http://www.Vnrubbergroup.com
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN CÔNG NHÂN NHẬN KHOÁN